III/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : IV/NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dương thị dung phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý (Trang 28 - 40)

• 100,0 • 1,7 • 46,1 • 51,6

Vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét. Bài giải:Vẽ biểu đồ

4. Biểu đồ miền:Các bước tiến hành:

Bước 1: Xử lý số liệu. ( Nếu số liệu đề bài cho là số liệu thô như; tỉ đồng, triệu người… thì ta phải chuyển sang số liệu tinh là: % ).

Bước 2: Kẻ khung biểu đồ hình chữ nhật. Cạnh đứng thể hiện tỉ lệ phân %, cạnh ngang thể hiện khoảng cách thời gian từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ ( khoảng cách các năm phải tương ứng với khoảng cách trong bảng số liệu.)

+ Quy định chiều cao của khung biểu đồ 100% tương ứng với 10 cm ( để tiện cho đo vẽ.

Bước 3: Vẽ ranh giới của miền; Vẽ lần lượt từng chỉ tiêu chứ không phải lần lượt theo các năm.

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ. ( Tương tự như cách vẽ biểu đồ hình tròn ).

Chú giải:

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

Một số dạng biểu đồ : + Biểu đồ miền chồng nối tiếp. B.đồ chồng từ gốc toạ độ. Ví dụ:Cho bảng số liệu sau đây:Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002 (%)

• 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2002 • Tổng số nông,lâm, ngư nghiệp • Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ 100,0 40,5 23,8 35,7 100,0 29,9 28,9 41,2 100,0 27,2 28,8 44,0 100,0 25,8 32,1 42,1 100,0 25,4 34,5 40,1 100,0 23,3 38,1 38,6 100,0 23,0 38,5 38,5 Hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002.

Vẽ biểu đồ:

2.2.5. Biểu đồ kết hợp:Các bước tiến hành:

Bước 1: Kẻ hệ trục toạ độ vuông góc với 2 trục dọc ở 2 bên biểu đồ, mỗi trục thể hiện một thước đo khác nhau.

Bước 2: Vẽ biểu đồ cột ; Vẽ biểu đồ đường

- Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ. ( Tương tự cách vẽ biểu đồ cột và biểu đồ đường ). Ví dụ:Cho bảng số liệu sau đây: Biến đổi diện tich rừng và độ che phủ của rừng ở nước ta giai đoạn 1945-2005.

20 40 60 80 100 2002 38.5 38.5 23.0

• Năm • Tổng diện tích rừng(triệu ha) • Trong • Rừng tự nhiên • Đó • Rừng trồng • Tỉ lệ che phủ rừng (0/0) • 1945 • 14,3 • 14,3 • 0 • 43,8 • 1976 • 11,1 • 11,0 • 0,1 • 33,8 • 1983 • 7,2 • 6,8 • 0,4 • 22,0 • 1990 • 9,2 • 8,4 • 0,8 • 27,8 • 2005 • 12,4 • 9,5 • 2,9 • 37,7

a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ của rừng giai đoạn 1945-2005 ở nước ta .Nhân xét sự thay đổi đó .

Vẽ biểu đồ:

Phương pháp nhận xét, giải thích biểu đồ : Tuy theo từng nội dung của các biểu đồ mà học sinh dựa vào đó để nhận xét, giải thích song trong quá trình nhận xét nhất thiết hs không thể dùng lời viết chung chung mà cần có dẫn chứng cụ thể để chứng minh bằng những con số cụ thể và có sự so sánh cụ thể. Cần rèn luyện cho các em kỹ năng nhận xét chung sau đó đi đến nhận xét cụ thể có kèm theo các số liệu. (Cần đọc kỹ yêu cầu trước khi nhận xét )

Ví dụ:

Cho bảng số liệu sau :

Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta thời kỳ 1990-2002. • Năm • • Vật nuôi 1990 1995 2000 2002 • Trâu ( 1.000 con ) 2.854,1 2.962,8 2.987,2 2.814,4 • Bò ( 1.000 con ) 3.116,9 3.638,9 4.127,9 4.062,9

• Lợn (1.000 con ) 12.260,5 16.306,4 20.193,3 23.169,5

• Gia cầm ( tr. con ) 107.4 142,1 196,1 233,3

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm ( lấy năm 1990 là 100% )

Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích tại sao đàn gia cầm, đàn lợn tăng? Đàn trâu không tăng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét trong giai đoạn 1990 – 2002 :

Tỉ lệ đàn gia súc, gia cầm có nhiều biến động qua thời gian(Nhận xét chung) cụ thể như sau:

Đàn trâu giảm từ 100 xuống còn 98,6% ( - 1,4% ) Đàn bò tăng nhanh từ 100 lên 130,4% ( + 30,4% ) Đàn lợn tăng nhanh hơn từ 100 lên 189,0% ( + 89,0% ) Đàn gia cầm tăng nhanh nhất từ 100 lên 217,2% ( + 117,2% )

Giải thích :

Đàn lợn và đàn gia cầm tăng nhanh là vì :

+ Nhu cầu về thịt, trứng tăng lên, nhất là thịt lợn, gia cầm ( do đời sống được cải thiện)

+ Thị trường xuất khẩu mở rộng

+ Điều kiện phát triển ( nguồn thức ăn từ lương thực ….. ) + Có thể phát triển rộng rãi ở khắp mọi địa hình

Riêng đàn trâu: do CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nên nhu cầu sức kéo giảm; nhu cầu về thịt trâu không lớn; điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm nuôi trâu không thuận vì mưa nhiều; diện tích chăn thả bị thu hẹp…

Phương pháp 4. Kiểm tra kiến thức và cho học sinh làm quen với các dạng đề:

Tôi ý thức một cách sâu sắc rằng sau mỗi phần, mỗi chương trình, ta cần phải kiểm tra khả năng nắm kiến thức của các em đây là khâu rất quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng sẽ phân hóa được trình độ học

sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh theo dõi và động viên kịp thời mức độ tiến bộ của mỗi học sinh. Từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh, tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho các em,đồng thời để ta phân loại học sinh và loại bỏ những học sinh yếu không có sự vươn lên trong học tập .

Sau quá trình ôn thi người thầy cần cho các em làm các đề thi thử để các em làm với các dạng đề khác nhau từ đó giúp các em hình dung được các dạng đề, mức độ của các đề thi ,đặt mình vào các kỳ thi, biết cách phân bố thời gian hợp lý, biết cách giải quyết vấn đề đưa ra và đặc biệt các em sẽ được thử sức mình trong các đề thi từ đó biết được khả năng nắm kiến thức của bản thân tới đâu để có sự điều chỉnh, cố gắng trong học tập. Qua đó giáo viên cũng nắm bắt được đặc điểm tình hình của học sinh mình từ đó có phương pháp bồi dưỡng phù hợp, động viên và khuyến khích các em.

Lưu ý:

Trong quả trình ôn thi các em làm việc tiếp thu với rất nhiều nguồn kiên thức song khi các em thi các dạng đề hầu như không nằm ở dưới dạng tái hiện kiến thức một cách đơn thuần mang tính chất học thuộc giống như một số bài kiểm tra một tiết hay học kỳ mà các câu hỏi trong các đề ra luôn ra ở dạng vận dụng các kiến thức đó một cách tổng hợp để giải thích các sự vật hiện tượng, hoặc làm rõ một vấn đề nào đó dựa trên các kiến thức của các em. Do vậy trong quá trình ôn thi người giáo viên vừa phải cho học sinh của mình nắm được các kiến thức cơ bản vừa phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản này trong bài làm của mình. Đây không phải là điều dể làm mà là rất khó đối với các em bởi trong thực tế hầu như các em đã có những kiến thức cơ bản này nhưng trong khi làm bài các em lại không biết vận dụng những kiến thức mà mình có được vào trong nội dung của bài làm, do khẳ năng nhận dạng câu hỏi của các em còn yếu. Chính vì vậy trong quá trình ôn thi việc cho học sinh làm quên với các dạng đề là rất cần thiết để học sinh biết vận dụng các kiến thức của mình vào trong bài làm.

Ví dụ: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

Câu 1: (4.0 điểm)

Cho biết ngày 30/4 và ngày 20/11 Mặt Trời lên thiên đỉnh ở các vĩ độ nào? Hãy giải thích.

(Thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh từ 21/3 22/6: 93 ngày, từ 22/623/9: 93 ngày, từ 23/922/12: 91 ngày, từ 22/1221/3: 89 ngày).

Câu2:(4.0điểm )Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất địa đới và phi địa đới .

Câu 3:(2.0 điểm)Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Tại sao chế biến lương thực thực phẩm được coi là ngành công nghiệp trọng điểm?

Câu 4: (5.0 điểm)

Trình bày những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế ở Trung du miền núi phía Bắc . Giaỉ pháp để khắc phục những khó khăn trên .

Câu 5.(5.0điểm) Cho bảng số liệu:

Diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2005

• Năm 1990 1995 1997 2000 2005 • Diện tích • ( nghìn ha) 6042,8 6765,6 7099,7 7666,3 7326,4 • Sản lượng • ( nghìn tấn) 19225,1 24963,7 27523,9 32529,5 35790,8

Hãy tính năng suất lúa của nước ta qua các năm trên? ( Đơn vị Tấn/ ha). Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về năng suất lúa của nước ta qua các năm? Từ biểu đồ và bảng số liệu hãy nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất lúa nước ta trong giai đoạn trên?

Ví dụ...

III: SO SÁNH KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 6 năm trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi của trường dự thi cấp huyện và 3 năm được phòng giáo dục cử đi ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh kết quả thu được như sau:

• Năm học Đội tuyển Giỏi huyện Vào đội tuyển

của tỉnh

Giỏi tỉnh

• 2004-2005

(khi mới bồi dưỡng )

4 học sinh 2 học sinh 0 học sinh 0 học sinh

• 2005-2006 • 4 • 4 • 0 • 0

• 2006-2007 • 3 • 3 • 2 • 1

• 2007-2008 • 4 • 4 • 1 • 1

• 2008-2009 • 5 • 5 • 1 • 1

• 2009-2010 • 5 • 5 • 5 • 1

Với tấm lòng nhiệt huyết của bản thân, lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của BGH qua 6 năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lý bản thân tôi đã gặt hái được nhưng kết quả đáng tự hào so với các bộ môn khác trong nhà trường và so với bộ môn Địa lý của các trường bạn trong và ngoài huyện .

IV/ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sau nhiều năm bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi thấy để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả cần phải:

Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả tốt trước hết phải biết chọn đối tượng phù hợp (đó là những học sinh có năng lực về tư duy địa lý, có óc tưởng tượng phong phú, có năng lực suy luận logic).

Giáo viên phải có kiến thức phong phú về bộ môn. Có năng lực trong kỷ thuật dạy học có phương pháp bồi dương tốt, phải nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp với học sinh. Xây dựng kế hoạch chương trình bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, vận dụng linh hoạt chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Tiến hành bồi dưỡng học sinh phải theo một quá trình, có hệ thống trên nền kiến thức và kỹ năng cơ bản của bộ môn từ đó mở rộng và nâng cao kiến thức.

Trong thời gian trực tiếp dạy học các khối lớp phải kịp thời phát hiện nhân tài để có kế hoạch bồi dưỡng dài hơn.

-Học sinh phải có ý thức vươn lên trong học tập và phải có ý chí phấn đấu. Có kiến thức bộ môn vững vàng. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của quí bậc phụ huynh.

Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho người trực tiếp làm công tác bồi dưỡng, động viên khuyến khích một cách kịp thời có như vậy mới nâng cao được chất lượng trong quá trình bồi dưỡng của giáo viên.

V/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN:

Học sinh giỏi “thiên bẩm” hết sức quan trọng. Song trên thực tế, không có một tài năng thiên bẩm nào tự nó có thể đi đến thành công. Bởi thế, vai trò người thầy là hết sức quan trọng. Những hệ thống tri thức, con đường tiếp kiến thức, và cả những hứng thú, không ai có thể làm thay được người thầy. Tâm hồn, tri thức, và những gợi mở của người thầy sẽ được cụ thể hóa qua kết quả của học trò. Vì vậy, muốn có HSG, trước hết người thầy luôn có ý thức tích lũy tri thức và kinh nghiệm giảng dạy một cách nghiêm túc. Trong đó, sự nhạy cảm trong việc phát hiện năng khiếu của học sinh, phương pháp bồi dưỡng và sự năng động trong công tác quản lí luôn là yếu tố hàng đầu để có được thành công. Chúng ta sẽ làm tốt hơn nữa công việc này khi đã và đang cùng nhau thực hiện 3 khổ, đó là:

- Khổ dạy của thầy - Khổ học của trò

KIẾN NGHỊ:

1.Đối với BGH nhà trường :

Cần bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Bởi thực tế đây là một công tác có vai trò rất quan trọng và đòi hỏi người giáo viên phải bỏ ra một lượng chất xám rất lớn .

Chuyên môn : Cần phân công chuyên môn cho giáo viên dạy theo các em cả một quá trình từ lớp 6 lớp 9 để giáo viên phát hiện ra học sinh giỏi bộ môn của mình để từ đó định hướng cho các em, có phương pháp dạy học phù hợp .

Nhà trường cần đầu tư hơn nữa tủ sách dành riêng cho việc dạy, học bồi dưỡng HSG trong đó bao gồm các tài liệu giảng dạy của giáo viên, tài liệu học tập của học sinh, các tài liệu tham khảo, nghiên cứu trong và ngoài nước về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.Đôí với phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Buk: :

Phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi để các giáo viên có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Làm giàu thêm phương pháp và kiến thức các bộ môn.

3.Đối với UBND huyện :

Quá trình đào tạo HSG là một quá trình đòi hỏi người dạy, người học nhận thức ở trình độ cao và làm việc căng thẳng. Do đó môi trường học tập cần phải có phòng học có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết. Cần đầu tư về cơ sở vật chất đặc biệt là xây dựng thêm phòng học cho nhà trường .

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được qua 6 năm làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Địa lý ,đây chỉ là nhưng kinh nghiệm mang tính chủ quan của bản thân tôi, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học và các bạn đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.

Người thực hiện:

DƯƠNG THỊ DUNG

PHỤ LỤC

( Tài liệu tham khảo)

Tài liệuNhà xuất bản

-Sách giáo khoa, giáo viên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Nhà xuất bản giáo dục

-Tài liệu Rèn luện kỹ năng thực hành môn Địa lí Nhà xuất bản giáo dục

-Tuyển tập đề thi olimpic Nhà xuất bản giáo dục

-Giaó trình Địa lý tự nhiên Việt Nam . Tác giả :Lê Bá Thảo biên soạn

-Giaó trình Trái đất. Nhóm tác giả Trường đại học

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...01 I/ĐẶT VẤN ĐỀ:...02 1.Lý do chọn đề tài ...02 1.1.Cơ sở luận...02 1.2.Cơ sở thực tiển ...03 2.Đặc điểm tình hình :...04 2.1.Những điểm mạnh...04 2.2.Những hạn chế...05 2.3.Nguyên nhân hạn chế tồn tại ...05 3.Mục đích nghiên cứu...06

4.Phạm vi nghiên

cứu...06

5.Đối tượng nghiên cứu ...06

6.Phương pháp nghiên cứu ...06

II/PHẦN NỘI DUNG...06

1.Điều tra học sinh có năng khiếu bộ môn ...06

2.Chọn đối tượng ...07

3.Tiến hành bồi dưỡng đối tượng...08

A.Kiến thức phương pháp của giáo viên...08

B.Làm tư tưởng cho học sinh và phụ huynh...08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C.Thời gian ôn thi...09

D.Giới hạn ôn thi...09

E.Nội dung ôn thi...10

4.Kiểm tra và cho học sinh làm quen với các dạng đề...26

III/KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :...28

IV/NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:...28

V/KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:...29

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm dương thị dung phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn địa lý (Trang 28 - 40)