Lịch sử phát triển

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng mô hình quản lý điểm đến thúc đẩy tiến trình đồng sáng tạo trải nghiệm tại đà nẵng (Trang 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Lịch sử phát triển

Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách kinh đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.

Từ sau Ngày giải phóng Đà Nẵng (29-3-1975), ngành Du lịch thành phố Đà Nẵng đã có những giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn từ sau giải phóng đến khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương (1975- 1997), du lịch Đà Nẵng đã có những thay đổi cơ bản về cơ sở vật chất, từ một vài khách sạn sau giải phóng, đến năm 1997 Đà Nẵng đã có 58 khách sạn với 1.948 phòng, trong đó đã có một số khách sạn 3 sao.

Trong giai đoạn từ 1997 - 2008, ngành Du lịch Đà Nẵng có những bước phát triển nhanh chóng; nhất là từ sau năm 2003, ngành du lịch được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Trong giai đoạn này, thành phố đã đầu tư xây dựng hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà và Công viên biển Phạm Văn Đồng (nay là Công viên Biển Đông), xây dựng bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18. Thị trường khách du lịch quốc tế nổi bật với lượng khách du lịch đường bộ Thái Lan đến Đà Nẵng đạt từ 20.000- 30.000 khách/năm.

Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được phát triển với việc hình thành hệ thống các khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp 5 sao ven biển và các khách sạn cao cấp 3-5 sao trong thành phố và các khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao, đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE), khách vãng lai. Các thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới đã có mặt tại Đà Nẵng: InterContinental, Novotel, Hyatt, Vinpearl, Pullman…

2.1.2.Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.

Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

b. Tài nguyên nước

* Biển, bờ biển:

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

vật biển phong phú. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển.

* Sông ngòi, ao hồ:

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam.Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc…

c. Tài nguyên đất

Với diện tích 1.255,53 km2 (chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo Hoàng Sa với diện tích 305 km2); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng...

2.1.3. Các loại hình du lị đ n p át tr ển tạ Đà Nẵng

Mặc dù các công trình nghiên cứu về đồng sáng tạo, đồng sáng tạo trải nghiệm tại Việt Nam còn hạn chế nhưng nhằm tạo hướng đi mới cho sản phẩm kinh doanh của mình, tạo lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách gia tăng những trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua và sử dụng dịch du lịch.

-Du lịch biển, du lịch sinh thái: loại hình này thường có hoạt động khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm gắn với hoạt động thể thao.

-Du lịch mạo hiểm: du lịch thể thao mạo hiểm như leo vách núi tại quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, lướt ca-nô, lướt ván buồm, dù bay du lịch bằng trực thăng ngắm thành phố trên cao, lặn biển ngắm san hô…

-Các khu du lịch sinh thái ở vùng ngoại ô thành phố giúp khách du lịch tận hưởng không khí trong lành của rừng, của suối, của thiên nhiên như khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi, Hồ Đồng Xanh – Đồng Nghệ, khu du lịch suối Hoa, Khu du lịch sinh thái Tiên Sa, Khu du lịch sinh thái Suối Lương, khu du lịch sinh thái Thủy Vân Sơn…

-Du lịch văn hóa:

- Du lịch văn hóa giúp du khách có những trải nghiệm về các nền văn hóa và giá trị truyền thống khác nhau. Mục đích du lịch thường bao gồm cả việc tham dự vào các lễ hội văn hóa, trò chơi dân gian, ẩm thực…

-Du lịch MICE

-Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo, hội chợ du lịch, các cuộc thi và sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch quy mô quốc gia và quốc tế như Hội chợ Du lịch Quốc tế, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế…

2.1.4. Bộ máy quản lý du lịch

Theo Quyết định số 2890/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở tách chức năng quản lý Nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật; Sở Du lịch thành phố có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Quản lý điểm đến hiện nay chủ yếu thuộc trách nhiệm của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch. Sở sau đó báo cáo lên UBND tỉnh và trong một số trường hợp, báo cáo lên Tổng cục du lịch và Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch (cơ quan đại diện tại Đà Nẵng).

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (DISED) được thành lập dựa trên quyết định Số 8994/QĐ-UBND vào ngày 13/11/2007 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Chức năng của viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng là nghiên cứu, tham mưu cho Thành uỷ, UBND thành phố về định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.

Với đề tài Xây dựng mô hình quản lý điểm đến thúc đẩy tiến trình đồng sáng tạo trải nghiệm tại Đà Nẵng, Sở du lịch là cơ quan tiếp nhận các ý kiến đề xuất từ đề tài, nhằm ứng dụng triển khai mô hình trải nghiệm đồng sáng tạo và thực tiễn Đà Nẵng, gia tăng và duy trì du khách đến Đà Nẵng, đạt được mục tiêu về chiến lược phát triển du lịch thành phố thời gian tới.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH ĐỒNG SÁNG TẠO TRẢI NGHIỆM TẠI ĐÀ NẴNG TIẾN TRÌNH ĐỒNG SÁNG TẠO TRẢI NGHIỆM TẠI ĐÀ NẴNG

Dựa theo mô hình đề xuất ở chương 1, đề tài sẽ phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý điểm đến thúc đẩy tiến trình đồng sáng tại trải nghiệm tại Đà Nẵng theo hai khía cạnh: (1) thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý điểm đến; (2) thực trạng hoạt động quản lý điểm đến nhằm thúc đẩy tiến trình đồng sáng tạo trải nghiệm tại Đà Nẵng

2.2.1. Cấu trúc tổ chức quản lý đ ểm đến tạ Đà Nẵng

Tổ chức quản lý điểm đến tại Đà Nẵng được chia thành 5 hệ thống theo mô hình đề xuất như bảng 2.1:

Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý điểm đến tại Đà Nẵng

Hệ t ốn on Đơn vị ịu trá n ệm Mô tả

Hệ thống 5: Bộ não TW (Brain) Bộ VHTTDL Chủ trì chương trình hành động quốc gia Hệ thống 4: Trí tuệ (Intelligence) Chính quyền thành phố Đà Nẵng Ban hành quyết định xác định nhiệm vụ cụ thể của các ngành, các cấp Hệ thống 3: Tích hợp (Intergration) Sở Du lịch Đà Nẵng (trước đây là Sở VHTTDL Đà Nẵng)

Triển khai các hoạt động nằm trong quy hoạch tổng thể của UBND thành phố và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch

Phân loại, cấp phép và kiểm soát định kỳ Phát triển hệ thống công nghệ thông tin Marketing điểm đến Hệ thống 2: Phối hợp (Coordination) Hiệp hội du lịch Đà Nẵng Liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau trong kinh doanh dịch vụ

Hội lữ hành Đà Nẵng

Nâng cao khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên

Hệ thống 1: Tác nghiệp (Operation)

Công ty du lịch Thực hiện chính sách trên đưa xuống Trung gian du lịch Kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành, dịch vụ lưu trú, ăn uống Tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch Cơ sở giáo dục, đào tạo

Cụ thể hoạt động của các tổ chức trong hệ thống như sau:

a. Hệ thống bộ não trung ương:

Theo Quyết định số 321/QĐ – TTG của Thủ tướng chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2012 -2020; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền các dự án cụ thể; phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến và bố trí kinh phí thực hiện theo quy định; giao Tổng cục Du lịch chủ trì thực hiện các doạt động của chương trình.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để ban hành cơ chế tài chính huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước để thực hiện chương trình.

- Các Bộ, ngành khác: phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai các hoạt động thú đẩy du lịch phát triển..

b. Hệ thống trí tuệ: chính quyền địa phương

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, chính quyền thành phố luôn ưu tiên cho các hoạt động phát triển du lịch. Điều này thể hiện qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX, xác định “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”. Để triển khai nghị quyết Đại hội Đảng, trong Quyết định số 5528/QĐ – UBND về việc ban hành chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 xác định những nhiệm vụ chủ yếu để đạt được các mục tiêu trên là:

- Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; triển khai các dự án đầu tư du lịch hiện có. Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, hình thành các tour du lịch mới.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thị trường, quảng bá du lịch Đà Nẵng như tổ chức sự kiện, Famtrip, xuất bản ấn phẩm, website du lịch…

- Chú trọng công tác bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ quản lý du lịch Các ngành, các cấp có kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình như sau:

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ trì xây dựng kịch bản các lễ hội, show diễn nghệ thuật hấp dẫn; phối hợp với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không miền trung và các doanh nghiệp du lịch để xúc tiến mở thêm các tuyến đường bay

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: tăng cường vốn đầu tư và nguồn kinh phí để xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Sở Công thương: gắn kết các họa động xúc tiến, phát triển thương mại với yêu cầu phát triển du lịch.

- Công an thành phố, Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, Bổ chị huy Bộ đội biên phòng thành phố, Cục hải quan Đà Nẵng: cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho khách du lịch, đồn thời đảm bảo môi trường du lịch văn minh đô thị và an ninh quốc gia.

- Các quận, huyện: quy hoạch, sắp xếp phát triển hợp lý tiềm năn du lịch của từng địa phương, phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đảm bảo phát triển đúng hướng, bền vững.

c. Hệ thống tích hợp

Hệ thống tích hợp bao gồm các hoạt động của Sở, ban ngành quản lý, cụ thể trong phạm vi đề tài, hệ thống tích hợp gồm các hoạt động của Sở Du lịch Đà Nẵng (Trước đây là Sở Văn hóa- Thể thao – Du lịch Đà Nẵng). Theo Quyết định số 2890/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của UBND thành phố Đà Nẵng Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng được thành lập, trên cơ sở tách chức năng quản lý Nhà nước về du lịch từ Sở VHTTDLĐà Nẵng.

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố

quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; chịu sự quản lý, chỉ đạo về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhiệm vụ của Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng bao gồm:

+Tham mưu cho UBND thành phố về các đề án, dự án, chương trình phát triển du lịch, các lễ hội sự kiện quy mô cấp thành phố

+Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chín sách, quy hoạch, kế hoạch, dự án, đề án, chương trình sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc pham vi quản lý của Sở Du lịch.

+Thực hiện các biện pháp để bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, tuyến du lịch địa phương.

+Các thủ tục liên quan đến cấp phép kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên, thuyết minh viên.

+Thẩm định các cơ sở kinh doanh du lịch đạt chuẩn; các dự án đầu tư về du lịch, quyết định xếp hạng cho các cơ sở kinh doanh du lịch, dịch vụ lưu trú;

+Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến du lịch, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của thành phố.

+Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch.

+Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch đối với Phòng Văn hóa và thông tin và chức năng chuyên môn thuộc UBND cấp xã, phường; tổ chức

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) xây dựng mô hình quản lý điểm đến thúc đẩy tiến trình đồng sáng tạo trải nghiệm tại đà nẵng (Trang 49)