Những giải pháp hạn chế rủi ro với nhà xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại việt nam hiện nay (Trang 32 - 33)

II. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với các nhà xuất nhập khẩu

3. Những giải pháp hạn chế rủi ro với nhà xuất khẩu:

Đối với nhà xuất khẩu rủi ro lớn nhất là khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán chậm khi hàng đã được chuyển cho người nhập khẩu. Để giảm các rủi ro này, ngoài một số giải pháp chung như đã nêu ở trên. Người xuất khẩu cần:

- Lựa chọn loại hình thanh toán an toàn cho người xuất khẩu: Điện chuyển tiền trong trường hợp trả trước khi giao hàng, L/C trong trường hợp thanh toán khi nhận hàng. Nhìn chung nếu người xuất khẩu không thể yêu cầu người nhập khẩu thanh toán trước nên yêu cầu người nhập khẩu thanh toán bao nhiêu % trước khi giao hàng, bao nhiêu % khi bên mua nhận chứng từ. Trong một số trường hợp người xuất khẩu có thể sử dụng phương thức bao thanh toán.

- Trong trường hợp tỷ giá đồng tiền thanh toán tăng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải bỏ nhiều đồng nội tệ của nước nhập khẩu để mua đồng tiền thanh toán để trả cho người xuất khẩu. Trong trường hợp này rủi ro người nhập khẩu không thanh toán/ hủy hợp đồng là khá lớn. Bên cạnh đó khi tỷ giá giảm, số tiền thực thu bằng đồng nội tệ của nước người xuất khẩu lại ít đi. Để tránh trường hợp này, nhà nhập khẩu nên lựa chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền có tính ổn định cao hoặc sử dụng rổ tiền tệ và các công cụ phái sinh như: hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai…

- Trên hợp đồng nên quy định rõ thời hạn thanh toán và điều khoản phạt khi thanh toán chậm. Người xuất khẩu cũng nên quy định nơi giải quyết tranh chấp tại nước người xuất khẩu.

- Để tránh trường hợp người nhập khẩu từ chối thanh toán do hàng thiếu mặc dù với số lượng không nhiều (vì nhiều nguyên nhân khách quan như: hao hụt trong quá trình vận chuyển, cân đong đo đếm…), người xuất khẩu nên quy định đúng sai số lượng hàng giao có thể chấp nhận được trong hợp đồng và trên các chứng từ giao hàng.

- Các khoản phí như: phí bốc xếp hàng lên/xuống phương tiện vận tải, phí tu chỉnh L/C,… cung nên nêu rõ trong hợp đồng để tránh các tranh chấp, hoặc chần chừ trong việc thanh toán các khoản phí này.

- Nhà xuất khẩu nên quy định rõ ràng các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng mà người xuất khẩu có thể được miễn trách nếu gặp phải. Trong quá trình sản xuất, chuẩn bị, vận chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu, người bán đôi khi gặp phải các tình huống bất khả kháng như: thiên tai, đình công, …. Dẫn đến việc giao hàng chậm hơn dự tính hoặc hàng giao có thể chất lượng không đảm bảo 100% như yêu cầu của người nhập khẩu. Trong hợp đồng nên quy định rõ trong trường hợp bất khả kháng, người nhập khẩu không có quyền từ chối thanh toán, từ chối nhận hàng và người xuất khẩu không bị phạt nếu thời gian giao hàng chậm hơn quy định bao nhiêu ngày.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại việt nam hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)