Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình ngữ văn địa phương THCS (Trang 25)

Qua các tiết dạy các em học sinh đã phần nào có sự thay đổi về tư duy trong cách nhìn nhận về các tiết Ngữ văn địa phương. Các em hứng thú, yêu thích môn học hơn và học tập tích cực, chủ động hơn. Khi được giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể thì các em đều hoàn thành tốt công việc của mình. Đặc biệt các em học sinh dân tộc thiểu số Ê-đê rất hăng say trong việc học các tiết học này từ khâu chuẩn bị đến khâu học tập ở trên lớp; trong đó có rất nhiều em thể hiện rất tốt và đạt kết quả đáng khích lệ. Đồng thời đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các giáo viên khi dạy các bài chương trình địa phương. Cụ thể như sau:

- Việc thực hiện chương trình địa phương tại đơn vị được quan tâm và đầu tư đúng mức, giáo viên có sự thống nhất cao trong việc thực hiện cho toàn cấp.

- Bước đầu đã sưu tầm được nhiều tài liệu, tạp chí, tranh ảnh, hiện vật về văn học – văn hoá Đắk Lắk và không chỉ dừng lại ở các câu chuyện cổ mà các em còn được học và sưu tầm được các thể loại khác như sử thi - một thể loại văn học đặc trưng nhất của người Ê-đê, truyền thuyết, truyện ngắn...

Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận

Việc giảng dạy Ngữ văn nói chung và Chương trình địa phương nói riêng với thực tiễn đời sống là một yêu cầu vừa hiển nhiên, vừa bức thiết. Bởi không thể chỉ những vấn đề giáo dục môi trường cho môn Sinh học, giáo dục truyền thống cho môn Lịch sử, giáo dục pháp luật cho môn Giáo dục công dân,… Ngữ văn không thể đứng ngoài cuộc.Việc đưa Chương trình địa phương vào chương trình Ngữ văn quả là một việc làm cấp thiết và hợp lí không chỉ riêng đối với nền giáo dục nước ta mà còn đối với nền giáo dục của các nước trên thế giới. Song nói thì dễ, làm mới khó. Bởi ở nước ta, một đất nước nhỏ bé nhưng lại có quá nhiều dân tộc sinh sống, phong tục tập quán, văn hóa nghệ thuật đa dạng phong phú, địa hình vùng miền phức tạp mà tài liệu tham khảo nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho giáo viên còn quá ít ỏi, do đó việc giảng dạy Chương trình địa phương muốn đạt hiệu quả cao cần có điều kiện, thời gian, sự cổ vũ động viên, sự cố gắng của nhiều người. Đặc biệt, người giáo viên phải thực sự cố gắng làm những gì có thể làm được để từng bước nâng cao hiệu quả giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của xã hội và của ngành giáo dục hiện nay.

II. Kiến nghị

* Đối với giáo viên khi giảng dạy chương trình địa phương:

+ Vấn đề nội dung bài dạy: Giáo viên phải tìm tòi, để hiểu biết nội dung bài dạy, cảm nhận và thấu hiểu những nội dung cần truyền đạt và có phương pháp tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn. Nếu GV không nắm chắc, không hiểu biết vấn đề thì sẽ lúng túng và không có cách nào có thể giúp GV đó giảng dạy tốt được cả.

+ Vấn đề vận dụng các phương pháp: Cũng như các phần học khác, dạy chương trình địa phương cũng cần vận dụng linh hoạt các PPDH, không độc tôn, không coi nhẹ, xem thường bất kì một phương pháp truyền thống nào. Vận dụng các phương

pháp ấy một cách linh hoạt, đúng lúc, đúng chỗ nhằm gây hứng thú và tích cực hóa hoạt động của người HS.

+ Vấn đề giao việc cho HS: Xây dựng kế hoạch, phân công công việc sớm để HS có thời gian chuẩn bị. Vấn đề tìm hiểu cần thú vị và hấp dẫn gây hứng thú cho HS.

+ Vấn đề giáo dục tư tưởng cho HS: Nên lồng ghép vào nội dung bài giảng, không nên thô thiển cứng nhắc mặc dù đây là vấn đề cốt lõi đối với mục tiêu dạy chương trình địa phương.

+ Vấn đề giáo án: Cần linh hoạt và chú ý nhiều đến việc thiết kế hệ thống công việc tổ chức dẫn dắt HS thực hiện. Giáo án phải là kết quả của một quá trình suy nghĩ của người dạy về vấn đề mình sẽ dạy chứ không phải chỉ là sự sao chép các tài liệu có sẵn một cách hình thức. Giáo án cần thể hiện rõ cách tổ chức cho HS tiếp cận nội dung hơn là chỉ thấy nội dung kiến thức mà thầy cần truyền đạt.

* Đối với công tác quản lý chỉ đạo:

+ Thư viện nhà trường cần cố gắng để có thêm một số tài liệu tham khảo thiết yếu, các tác phẩm văn học, tư liệu về các tác giả có liên quan đến địa phương mình . Có thể cho HS thuê, mượn để nghiên cứu, tạo tâm thế trước khi học chương trình địa phương.

+ Tổ bộ môn cần sinh hoạt tập trung và đều đặn. Cần tổ chức chuyên đề để thống nhất các đơn vị kiến thức cơ bản cần đưa vào giảng dạy, những phương pháp chủ yếu để tiến hành giờ dạy đối với từng khối lớp, từng nhóm bài dạy đặc biệt với những bài dạy khó tìm tư liệu.

+ Các cấp quản lí, chỉ đạo cần xem xét: nếu có thể thì nên kết hợp với giờ học ngoại khóa hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp để tổ chức cho HS đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hay các lễ hội có ở địa phương liên quan đến các nội dung bài học, hoặc có thể trang bị cho mỗi đơn vị trường học những tranh ảnh, băng hình Video giới thiệu các nội dung về: văn học nghệ thuật, văn hóa dân gian, di tích lịch sử, thiên nhiên, danh lam thắng cảnh … của địa phương để GV có thể tổ chức giới thiệu đến HS các nội dung trên được đầy đủ và thuận lợi hơn.

Dẫu có niềm đam mê nhưng vốn kiến thức về chuyên môn còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn.

Buôn Trấp, ngày 27 tháng 4 năm 2019

Người viết

Nguyễn Thị Thi XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN ……… ……… ……… ... ... ... CHỦ TỊCH HĐSK

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Tài liệu dạy - học Ngữ văn địa phương tỉnh Đắk Lăk (NXB Giáo dục) 3. Các hình ảnh, tư liệu trên Internet

4. Tạp chí Giáo dục (nhiều số) 5. Một số tài liệu khác.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM kinh nghiệm về việc giảng dạy chương trình ngữ văn địa phương THCS (Trang 25)