6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Vị trí và lợi thế của khoa học công nghệ ở thành phố ĐàNẵng
Đà Nẵng là thành phố lớn trong chuỗi đô thị miền Trung, Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của miền
Trung và cả nước. Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã tích cực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng mức khá cao so với các khu vực. Các lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa - xã hội cũng thu được nhiều thành tựu quan trọng. Khoa học và công nghệ đã có những đóng góp nhất định trọng những thành tựu chung ấy.
Khoa học - công nghệ là một trong những lĩnh vực trọng yếu được Đà Nẵng chú trọng đặt làm chiến lược thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Đà Nẵng đã có những định hướng cơ bản cho các hành động trước mắt và lâu dài để giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở xây dựng các chương trình kế hoạch, hành động cụ thể để phát triển khoa học công nghệ thành phố.
Hiện nay thành phố Đà Nẵng đang là một trong những thành phố đầu tàu tập trung về phát triển khoa học – công nghệ với những lợi thế sau.
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng, hệ thống tổ chức khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 49 tổ chức khoa học và công nghệ của Trung ương và địa phương - tăng hơn 3 lần so với năm 1997. Trong đó, riêng Đại học Đà Nẵng có 10 Trung tâm; 30 tổ chức thuộc thành phố hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dịch vụ công nghệ thông tin và hoạt động sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số đơn vị khoa học và công nghệ từng bước được đầu tư hiện đại hoá, như Trung tâm công nghệ phần mềm, Trạm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm có trình độ hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới, như phòng thí nghiệm Động cơ - ô tô, phòng thí nghiệm Điện - Điện tử, phòng thí nghiệm Cơ điện tử.
Thứ hai, nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của thành phố dồi dào, tuy chất lượng chưa cao nhưng đủ đáp ứng nhu cầu chất lượng để phát triển khoa học – công nghệ, đặc biệt nhờ vào chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố, nguồn nhân lực trong hoạt động khoa học – công nghệ đều tăng lên đáng kể sau mỗi năm, đó là một lợi thế về nhân tố con người không thể thiếu trong hoạt động khoa học.
Thứ ba, việc đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm thực sự được chú trọng.
Đó là cả một lợi thế lớn và hiếm có về khoa học và công nghệ của Đà Nẵng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC- CÔNG NGHỆỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực khoa học - công nghệ ở thành phốĐà Nẵng
* Nhân lực khoa học và công nghệ tiềm năng
Trong những năm qua, dưới sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đã tác động rất lớn đến nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng, đó là sự biến động về số lượng và chất lượng theo hướng tăng dần về số lượng nguồn nhân lực có tay nghề cao, giảm dần nguồn lao động bằng chân tay.
Về mặt số lượng, năm 2005 dân số trung bình của Đà Nẵng là 790.191 nghìn người, đến năm 2009 là 909.902 nghìn người đạt tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2006-2009 là 3,44%/năm cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 1,1%. Sự tăng lên của quy mô dân số đã kéo theo sự tăng trưởng về quy mô nhân lực trên địa bàn thành phố từ 487,1 nghìn người năm 2005 lên 620.624 nghìn người vào năm 2009, đạt tốc độ bình quân 6,05%/năm giai đoạn 2006 -2009. (Xem Bảng 2.1).
Bảng 2.1: Biến đổi cơ cấu dân số, lao động và việc làm của Đà Nẵng 2000 2003 2004 2005 2009 2012 1.Dân số 716.283 767.270 771.828 790.191 909.902 989.330 2.Nguồn lao động 413.900 438.962 415.663 487.096 620.624 696.700 - Lực lượng lao động 330.827 355.820 370.987 386.487 448.122 515.018 -Lao động có việc làm 311.143 337.424 351.836 367.761 425.00 489.681 - Học sinh, sinh viên 70.400 72.000 73.800 81.264 119.653 128.032 - Đối tượng khác 12.673 11.142 6.885 13.445 52.848 53.650 3. Tỷ lệ thất nghiệp (%) 5,95 5,17 5,16 5,05 4,95 4,92
(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phốĐà Nẵng năm 2006, 2009 và năm 2012)
Từ bảng số liệu cho chúng ta thấy nguồn lao động đã tăng từ 413.900 người vào năm 2000 lên 620.624 người vào năm 2009 và 696.700 người năm 2012, trong đó số lao động có việc làm tăng từ 311.143 người năm 2000 lên 425.00 người năm 2009 và 489.681 người năm 2012; số học sinh, sinh viên cũng tăng từ 70.400 người năm 2000 lên 119.653 người vào năm 2009 và 128.032 người vào năm 2012; còn tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 5,95% năm 2000 xuống 4,95% năm 2009 và 4,92% năm 2012. Đánh giá qua bản số liệu cho ta thấy, đó là cả một thành công lớn trong việc phát triển nguồn lao động và tạo công ăn việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp trong thành phố của Đà Nẵng trong thời gian vừa qua. “Hiện nay thành phố có hơn 60% dân số nằm trong nguồn lao động và hơn 50% dân số trở thành lực lượng lao động. Trong lực lượng lao động, số lao động trẻ có độ tuổi từ 15 đến 35 chiếm hơn 60%. Đây là một cơ cấu lao động khá trẻ”[31; tr.82]. Cơ cấu này phù hợp với yêu cầu của thành phố đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa với các ngành công nghiệp gia công, chế biến ở dạng thô, cơ khí lắp ráp…
“Giai đoạn 2006-2009 tốc độ tăng dân số trung bình của Đà Nẵng là 3,44%/năm, đạt mức tăng bình quân là 27,86 ngàn người/năm, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,19%/năm, còn lại là tăng cơ học với quy mô nguồn
lao động đạt bình quân 31,65 ngàn người/năm, tăng bình quân 6,05%/năm. Theo đó lực lượng lao động trên địa bàn Đà Nẵng giai đoạn 2006-2009 đạt bình quân 410,43 ngàn lao động/năm tăng bình quân 3,51%/năm. Lực lượng lao động này được bổ sung khoảng 50% từ dân số bước vào độ tuổi lao động của thành phố và 50% từ nguồn tăng dân số cơ học hằng năm” [50; tr.3]. (Xem Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Lực lượng lao động ở Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2009
ĐVT: Ngàn người ĐVT:% Giai đoạn STT Chỉ tiêu 1997 2000 2005 2009 1997- 2000 2001- 2005 2006- 2009 1 DS trong độ tuổi lao động 387.66 413.46 487.10 613.72 2,17 3,36 6,05 LLLĐ 299.57 322,49 386,49 442,82 2,49 3,69 3,51 2 Tỷ lệ LLLĐ/DS trong độ tuổi LĐ 77.28 78.00 79.35 72.15 77.65 80.63 74.80
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 1997, 2000, 2005, 2009)
Nhờ vào chính sách mở cửa và không hạn chế nguồn lao động, các tỉnh lân cận khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã có một lượng lớn lao động đổ về Đà Nẵng làm tăng số lượng lao động cho Đà nẵng ngày một tăng cao. Ngoài ra, số lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường chọn Đà Nẵng là nơi lập nghiệp cho tương lai, đây cũng chính là nguồn lao động có chất lượng cao hiện có tại Đà Nẵng.
Về chất lượng, như chúng ta đã biết, để vận hành một hệ thống quy trình sản xuất chúng ta không thể không nhắc đến nhân tố con người lao động, đó là số lượng đảm bảo để quy trình vận hành tốt. Nhưng chúng ta không thể, không quan tâm về chất lượng của nhân tố bên trong lực lượng lao động đó. Yếu tố quyết định sức mạnh của nguồn nhân lực chính là chất lượng
của nó. Chất lượng được thể hiện qua: Kỹ năng, năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp…của mỗi lao động.
Đà Nẵng là một trong những vùng đất địa linh nhận kiệt nổi tiếng của cả nước, nếu một lần ai đã từng có dịp ghé qua Đà Nẵng, thì không thể không ấn tượng về con người nơi đây. Tiếp thu truyền thống văn hóa của dân tộc ta từ bao đời nay, người dân miền Trung nói chung và người dân Đà Nẵng nói riêng đã kế thừa phát huy những giá trị tốt đẹp của người Việt Nam. Mảnh đất này đã sản sinh, nuôi dưỡng và đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài, nhiều tấm gương sáng mà nhiều thế hệ đi sau phải học hỏi. May mắn thay cho con người Đà Nẵng được nằm trong vùng đất được tôn vinh là “Ngũ phụng tề phi”, gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo, người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại cái ác, cái xấu. Trải qua quá trình phát triển lâu đời của lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến, là nơi giao lưu hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị.
Ngày nay người Đà Nẵng đang có mặt trên mọi vùng miền của đất nước và cả nước ngoài, quá trình giao lưu hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại chắc chắn sẽ tạo nên cơ hội quý để người Đà Nẵng thêm tự tin hướng tới tương lai.
Về trình độ học vấn, như chúng ta đã biết thành phố Đà Nẵng là vùng đất có truyền thống hiếu học, quyết chí học để thành tài nên phong trào học tập của Đà Nẵng rất sôi nổi. Cho đến nay, “đã có 94,64% phường, xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học. Trình độ học vấn của người lao động cũng được nâng lên: Trình độ tiểu học chiếm 16%, trình độ trung học cơ sở chiếm 39% và trình độ trung học phổ thông chiếm 43%” [31; tr.86].
Bên cạnh đó “số học sinh mầm non đã tăng từ 28.664 em năm 2000 lên 36.476 em năm 2006 và 42.767 em năm 2009. Số học sinh phổ thông tăng từ 152.185 em năm 2000 lên 157.457 em năm 2005 và năm 2009 là 149.033 em. Số học sinh, sinh viên học các trường công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học tăng từ 64.322 em năm 2002 lên 120.663 em năm 2006 và 138.491 em năm 2009. Số học sinh tốt nghiệp các trường công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học cũng tăng từ 22.362 em năm 2002 lên 35.358 em năm 2006 và 29.983 em năm 2009” [31; tr.86]. Như vậy, trình độ học vấn phổ thông của lao động đang làm việc không ngừng được nâng lên, các chỉ số đều tiến bộ hơn hẳn so với các tỉnh trong vùng của cả nước.
Về trình độ chuyên môn – kỹ thuật, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước nói chung, Đà Nẵng nói riêng. Tình hình chất lượng về trình độ chuyên môn lao động của Đà Nẵng ngày càng có nhiều thay đổi tích cực. “Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 25% năm 2000 lên 32% năm 2004, 35% vào năm 2006 và 2010 là 50%” [31; tr.87]. Đó là một kết quả đáng hoan nghênh về mức độ biến đổi chất lượng lao động đã qua đạo tạo, tăng lên hàng năm rất rõ rệt.
Bảng 2.3: Lực lượng lao động phân theo trình độ giai đoạn 1997 – 2011
ĐVT: Ngàn người 1997 2000 2005 2011 STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 CNKT 26.99 9.01 33.59 10.42 97.00 25.10 39.95 8.31 2 TCCN 12.82 4.28 13.81 4.28 29.03 7.51 27.44 5.70 3 CĐ-ĐH 24.77 8.27 28.49 8.84 56.05 14.50 88.00 18.30 4 Khác 234.99 78.44 246.6 76.46 204.41 52.89 325.49 67.69 Tổng số 299.57 100 322.49 100 386.49 100 480.88 100
Từ bảng số liệu cho ta thấy quy mô giáo dục - đào tạo của thành phố tiếp tục tăng hằng năm. Lao động chưa qua đào tạo giảm từ 78,44% năm 1997 xuống 67,69% năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21,56% năm 1997 lên 32,31% năm 2011. Có thể thấy rằng, lực lượng lao động đã qua đào tạo của thành phố Đà Nẵng tăng qua các năm, “tốc độ tăng bình quân 1,9%, nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số (1,02%)”[31, tr.88,89]. Mặc dù các chỉ số đào tạo đều tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng vẫn còn bất hợp lý: Số lượng học sinh trung học chuyên nghiệp ít, lại tăng quá chậm, thậm chí trong những năm gần đây lại có xu hướng giảm đi; số lượng công nhân kỷ thuật tăng khá, nhưng vấn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Ngoài ra, một số lượng khá lớn những người ở trình độ khác nhau phải đào tạo lại.
Bên cạnh đó mạng lưới giáo dục của Đà Nẵng ngày một phát triển hơn về quy mô và số lượng của các cấp học. “Hiện nay thành phố có 296 trường học mầm non đến trung học phổ thông, trong đó 123 trường mần non, 101 trường tiểu học, 51 trường trung học cơ sở, 21 trường trung học phổ thông”[31; tr.87]. Song song với hệ thống đào tào chính quy và công lập, hệ thống giáo dục ngoài công lập, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm giáo dục thường xuyên cũng phát triển có uy tín, đạt chất lượng cao.
Hiện nay, Đà Nẵng đã cơ bản hình thành được một hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ bao quát nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Theo số liệu thống kê hiện trên địa bàn thành phố có “49 tổ chức khoa học và công nghệ của Trung ương và địa phương - tăng hơn 3 lần so với năm 1997. Trong đó, riêng Đại học Đà Nẵng có 10 Trung tâm; 30 tổ chức thuộc thành phố hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dịch vụ công nghệ thông tin và hoạt động sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước”. [55]. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một số đơn vị khoa học và công nghệ từng bước được đầu tư hiện
đại hoá, như Trung tâm công nghệ phần mềm, Trạm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được một số phòng thí nghiệm có trình độ hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới, như phòng thí nghiệm Động cơ - ô tô, phòng thí nghiệm Điện - Điện tử, phòng thí nghiệm Cơ điện tử.
Ngoài ra trên địa bàn thành phố, số lượng trung tâm đào tạo nguồn nhân lực rất lớn, tỷ lệ trường cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ khá cao, bên cạnh đó có các trung tâm đào tạo liên kết với các trường đại học ngoài thành phố cũng khá phát triển và mở rộng. “Trong đó Đại học Đà Nẵng chiếm vị trí lớn về cơ sở và quy mô đào tạo, với hơn 2050 cán bộ/giảng viên, đào tạo 18 chuyên ngành bậc tiến sĩ, 30 chuyên ngành thạc sĩ, 101 chuyên ngành bậc đại học, 20 chuyên ngành cao đẳng và 17 chuyên ngành trung cấp chuyên nghiệp. Mỗi năm Đà Nẵng tuyển khoảng 11.000 sinh viên mới và hơn 2.000 học viên sau đại học và nghiên cứu sinh” [33; Tr.58]. Cùng với Đại học Đà Nẵng, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dân lập và tư thục cũng tham gia đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khá phát triển.
* Nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển
Nhân lực khoa học và công nghệ trong các tổ chức nghiên cứu và phát triển là nhóm nhân lực trực tiếp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trên thế giới, nguồn nhân lực này được gọi là “Nhân lực nghiên cứu và phát triển”[5; tr.207].
Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2005 đến nay, UBND Thành phố đã ban hành nhiều chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2010 - 2020 và Kế hoạch hằng năm, theo đó trung bình mỗi