NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA V.I.LÊNIN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị của v i lênin với việc xây dựng chỉnh đốn đảng ở nước ta hiện nay (Trang 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN TƢ TƢỞNG CHÍNH TRỊ CỦA V.I.LÊNIN

1.2.1. Nguồn gốc, bản chất và nội dung chính trị

Chính trị là một vấn đề phức tạp, sự ra đời và phát triển của nó gắn với giai đoạn xã hội cộng sản nguyên thủy tan rã và chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời cách đây hàng vạn năm. Chủ nô là giai cấp thống trị đầu tiên trong lịch sử nắm quyền lực chính trị, quyền lực nhà nƣớc và đối lập trực tiếp với số đông là quần chúng nô lệ. Các cuộc nổi dậy của nô lệ chống lại giai cấp chủ nô là sự kiện lịch sử đầu tiên về đấu tranh giai cấp.

Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trƣớc đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Ngƣời tự do và ngƣời nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phƣờng hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những ngƣời bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh không bao giờ kết thúc, hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng một sự diệt vong của giai cấp đấu tranh với nhau [50, tr. 596-597].

Chính trị là một vấn đề của xã hội, gắn liền giai cấp và đấu tranh giai cấp. Xét đến cùng chính trị xuất hiện trên cơ sở kinh tế và do kinh tế chi phối và quyết định. Những biến đổi về kinh tế mà trực tiếp là sự phát triển của LLSX, của phân công lao động, của quá trình xã hội hóa sản xuất và của hình thức sở hữu trong QHSX sớm muộn đều dẫn tới những biến đổi trong chính

trị. Mâu thuẫn giai cấp dẫn tới cuộc đấu tranh giai cấp chỉ là sự phản ánh về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa LLSX với QHSX. Xem xét các mâu thuẫn trong chính trị, trƣớc hết là các quan hệ giai cấp, phải bắt đầu từ phân tích các mâu thuẫn trong kinh tế, xét đến cùng là vấn đề lợi ích. Chế độ sở hữu tƣ liệu sản xuất phải đƣợc nhìn nhận là cơ sở kinh tế cơ bản của chế độ chính trị.

Chính trị là vấn đề giai cấp, quan hệ giai cấp, đấu tranh giai cấp và đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp ấy là đấu tranh giành quyền lực cho một giai cấp nhất định phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Bƣớc ngoặt của cuộc đấu tranh chính trị là sự bùng nổ cách mạng xã hội, giành lấy chính quyền nhà nƣớc, lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới.

Cách mạng là hành động chính trị cao nhất: ai muốn cách mạng thì phải thừa nhận các phƣơng tiện, thừa nhận hoạt động chính trị chuẩn bị cách mạng, giáo dục công dân làm cách mạng và không có cái đó thì ngày hôm sau cuộc chiến đấu công nhân bao giờ cũng bị bọn Phavrơ và Pia mê hoặc. Chính trị cần làm là chính trị công nhân? Chính trị công nhân; chính đảng công nhân không đƣợc theo đuôi chính đảng tƣ sản này hoặc kia mà phải trở thành một đảng độc lập có mục đích của mình, chính sách của mình [51, tr. 552).

Chính trị là vấn đề lớn, nhƣng tập trung nhất là vấn đề quyền lực, biểu hiện trực tiếp là quyền lực nhà nƣớc và tính hiện thực của quyền lực này là từ các lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội. Chính vì vậy, chính trị hiểu theo nghĩa trực tiếp là vấn đề chính quyền nhà nƣớc, là quyền lực nhà nƣớc, là công việc quản lý nhà nƣớc đối với xã hội.

Giai cấp nào muốn nắm quyền thống trị, ngay cả khi quyền thống trị của nó đòi hỏi phải thủ tiêu toàn bộ hình thức xã hội và sự thống trị nói chung, nhƣ trong trƣờng hợp của giai cấp vô sản - thì giai cấp ấy trƣớc hết phải chiếm lấy chính quyền để đến lƣợt mình có

thể biểu hiện lợi ích của bản thân mình nhƣ là lợi ích phổ biến, điều mà giai cấp ấy buộc phải thực hiện trong bƣớc đầu [49, tr. 48]. Giải quyết các vấn đề cơ bản của chính trị nhƣ quan hệ giai cấp, lợi ích giai cấp còn tiếp tục cả sau khi giai cấp mới đã giành đƣợc chính quyền, khi ấy cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra dƣới những hình thái mới.

Quyền lực nói chung, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nƣớc nói riêng, theo C.Mác và Ph.Ăngghen đây là một mối quan hệ xã hội, trong đó ngƣời này hay nhóm ngƣời này chi phối còn ngƣời kia hay nhóm ngƣời kia phục tùng. Quyền lực chính trị là một yếu tố khách quan đƣợc hình thành từ trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo lợi ích cho giai cấp. Quyền lực chính trị là ý chí của ngƣời này buộc ngƣời khác phải tiếp thu và quyền uy lấy sự phục tùng là tiền đề bắt buộc giai cấp này phục tùng giai cấp khác. C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho một quan niệm mới về quyền lực nói chung, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nƣớc nói riêng, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật và phƣơng pháp biện chứng.

Chính trị là việc giải quyết các mối quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội trong vấn đề quyền lực và phân bổ lợi ích.….chính trị là hoạt động tất yếu khách quan của con ngƣời, song luôn có nội dung cụ thể phù hợp với một phƣơng thức sản xuất nhất định. Cơ cấu và các quan hệ kinh tế là cơ sở chủ yếu của chính trị và những thay đổi trong chính trị.

Trong sự vận động và phát triển của chính trị tồn tại nhiều thuộc tính, nhƣng thuộc tính cơ bản là tính giai cấp. Mọi thuộc tính khác đều là biểu hiện qua lăng kính giai cấp, bị chi phối và chế ƣớc bởi tính giai cấp. Hệ tƣ tƣởng chính trị, nhà nƣớc, đảng phải chính trị, đƣờng lối, chính sách, luật pháp cho đến văn hóa chính trị luôn luôn mang dấu ấn giai cấp của giai cấp thống trị cầm quyền. Đứng vững trên lập trƣờng giai cấp, giữ vững tính đảng là vấn đề có tính nguyên tắc trong việc nhận thức và giải quyết các vấn đề chính trị.

Đồng thời, chính trị còn mang tính dân tộc vì chính trị trƣớc hết lại tồn tại trong lòng mỗi quốc gia - dân tộc và chịu sự chế định của yếu tố dân tộc. Chính trị còn mang tính thế giới vì chính trị là một lĩnh vực của đời sống thế giới, là quan hệ giữa các nhà nƣớc, các chính phủ, chính trị liên quan tới những vấn đề chung của khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, chính trị còn mang những thuộc tính khác nhƣ tính nhân văn, tính lịch sử và tính thời đại.

1.2.2. Hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị của CNXH là một cơ chế xã hội trong đó công nhân và nhân dân lao động dƣới sự lãnh đạo của đảng thực hiện quyền lực của mình trong xã hội. Hệ thống này bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ hình thành giữa các giai cấp, giữa các tầng lớp xã hội, giữa các dân tộc và sắc tộc, giữa xã hội, tập thể và cá nhân về vấn đề quyền lực, về việc đề ra và thực hiện chính sách quy định phƣơng hƣớng, nội dung và mục tiêu phát triển của xã hội XHCN. Hệ thống chính trị của CNXH theo tƣ tƣởng của V.I.Lênin bao gồm: Đảng cộng sản, nhà nƣớc và tổ chức chính trị - xã hội của đảng là công đoàn và đoàn thanh niên.

Đảng cộng sản:

Trong hệ thống chính trị theo tƣ tƣởng của V.I.Lênin, đảng cộng sản có vị trí đặc biệt quan trọng. Đảng cộng sản là đảng của GCCN, đảng mang bản chất GCCN, đảng luôn đứng trên lập trƣờng của GCCN và mọi chủ trƣơng chiến lƣợc, sách lƣợc của đảng đều luôn luôn xuất phát từ lợi ích GCCN. Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của GCCN mà còn là đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động. Đảng cộng sản có quyền lãnh đạo tuyệt đối, quyền lực lãnh đạo tuyệt đối nhằm đảm bảo lợi ích của GCCN và nhân dân lao động, nên khi bàn về mối quan hệ giữa đảng, nhà nƣớc và các tổ chức quần chúng, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò tuyệt đối của đảng: “…Trong nƣớc cộng hòa của chúng ta, không có một vấn đề chính trị nào hay tổ chức

quan trọng nào do một cơ quan nhà nƣớc giải quyết mà lại không có chỉ thị của Ban chấp hành trung ƣơng đảng” [36, tr. 38].

Để có thể làm tốt vai trò lãnh đạo của mình trong việc thiết lập chế độ Xôviết một hình thức thực hiện nền chuyên chính của giai cấp vô sản thì Đảng Cộng sản Nga cần phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, Đảng phải xây dựng đƣợc cƣơng lĩnh cách mạng, lãnh đạo GCVS đấu tranh giành chính quyền và thực hiện tổ chức quản lý nhà nƣớc. V.I.Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Nga rằng:

Nhiệm vụ thứ nhất của bất cứ một chính đảng nào có trọng trách đối với tƣơng lai là thuyết phục cho đa số nhân dân thấy đƣợc sự đúng đắn của cƣơng lĩnh và sách lƣợc của mình…Nhiệm vụ thứ hai của đảng ta là giành lấy chính quyền và đập tan sự phản kháng của bọn bóc lột…Nhiệm vụ thứ ba, - nhiệm vụ tổ chức quản lý nƣớc Nga, hiện đang đƣợc đề ra trƣớc chúng ta…Ngày nay, nhiệm vụ quản lý đã trở thành nhiệm vụ chủ yếu và trung tâm. Chúng ta, đảng bôn-sê-vích, chúng ta đã thuyết phục đƣợc nƣớc Nga. Chúng ta đã giành đƣợc nƣớc Nga từ tay bọn nhà giàu để giao lại cho những ngƣời nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những ngƣời lao động. Bây giờ, chúng ta phải quản lý nƣớc Nga. Và toàn bộ đặc điểm của tình thế hiện thời, tất cả sự khó khăn là ở chỗ phải hiểu rõ những đặc điểm của bƣớc chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu thuyết phục nhân dân và lực lƣợng quân sự trấn áp bọn bóc lột, sang nhiệm vụ chủ yếu là quản lý [32, tr. 208-209].

Nhà nước:

Theo tƣ tƣởng chính trị của V.I.Lênin, trong hệ thống chính trị XHCN, nhà nƣớc chính là bộ máy thực hiện chức năng quản lý xã hội trong xã hội có giai cấp. V.I.Lênin cho rằng: “Đặc trƣng của nhà nƣớc là sự tồn tại của một

giai cấp đặc biệt, tập trung quyền lực trong tay. Dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nƣớc để gọi một cộng đồng, trong đó tất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ chức của trật tự’” [21, tr. 550]. Nhà nƣớc chính là tổ chức tập trung quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt khác với mọi hình thức tổ chức xã hội khác. Nhà nƣớc trong hệ thống chính trị XHCN khác với nhà nƣớc trƣớc đây là ăn bám và bóc lột. Nhà nƣớc XHCN theo V.I.Lênin có chức năng tổ chức trực tiếp thực hiện chức năng quản lý kinh tế trong nƣớc. Đồng thời, nhà nƣớc đƣợc xem là công cụ để thực hiện chuyên chính vô sản. Trong điều kiện xây dựng nƣớc Nga sau cách mạng, V.I.Lênin đã khẳng định vai trò của nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng chuyên chính vô sản:

Nhà nƣớc là lĩnh vực thực hành cƣỡng bức. Chỉ có điên rồ mới từ bỏ cƣỡng bức, nhất là trong thời đại chuyên chính vô sản…Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, đội tiên phong trực tiếp nắm chính quyền, đó là ngƣời lãnh đạo…Công đoàn là bể chứa chính quyền nhà nƣớc, là trƣờng học chủ nghĩa cộng sản, là trƣờng học quản lý kinh tế” [67, tr.369]. “Chính quyền xô–viết không phải cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức của chuyên chính vô sản, chuyên chính của giai cấp tiên phong đã phát động đƣợc hàng chục triệu ngƣời lao động và bị bóc lột thực hiện một nền dân chủ mới và chủ động tham gia quản lý đất nƣớc; những ngƣời lao động và bị bóc lột nhờ kinh nghiệm bản thân mà thấy đƣợc rằng đội tiên phong có kỷ luật và giác ngộ của giai cấp vô sản là lãnh tụ đáng tin cậy nhất của họ [32, tr.240].

Để đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới của cách mạng sau khi GCCN giành lấy đƣợc chính quyền, V.I.Lênin yêu cầu bộ máy nhà nƣớc phải thật trong sạch, vững mạnh. Bộ máy nhà nƣớc chỉ có thể hoàn thành những nhiệm

vụ chính trị của cách mạng khi nó đƣợc tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đƣợc nhân dân ủng hộ, giúp đỡ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng:

Khi mà chính trị đòi hỏi một sự chuyển biến kiên quyết, một sự mềm dẻo và một bƣớc quá độ khéo léo thì những ngƣời lãnh đạo phải hiểu đƣợc điều ấy. Một bộ máy vững mạnh phải thích ứng đƣợc với mọi sự biến đổi…chúng ta hãy đem hết sức ra để hoàn toàn đạt đƣợc những mục đích của mình để làm cho bộ máy đó hoàn toàn phục tùng chính trị [38, tr. 87].

Các tổ chức chính trị - xã hội:

Cùng với đảng và nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, đó là những thực thể cấu thành hệ thống chuyên chính vô sản. Trong các tổ chức chính trị, tổ chức công đoàn là cơ sở chính trị xã hội quan trọng của đảng và nhà nƣớc. Theo V.I.Lênin, trong hệ thống chuyên chính vô sản, công đoàn có một vị trí ở giữa đảng và chính quyền nhà nƣớc. Công đoàn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chuyên chính vô sản là không thể tránh đƣợc và để thực hiện đƣợc điều đó thì phải thông qua các tổ chức công đoàn. Nếu không có một nền móng nhƣ các tổ chức công đoàn, thì không thể thực hiện đƣợc chuyên chính, không thể thực hiện đƣợc các chức năng của nhà nƣớc. Vai trò của công đoàn chính là tạo ra mối liên hệ giữa đội tiên phong với quần chúng, công đoàn lấy công tác hàng ngày để thuyết phục quần chúng. Vai trò của công đoàn đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện bƣớc quá độ lên CNXH. Công đoàn với vai trò tập hợp liên kết công nhân thành một tổ chức, một tổ chức trong đó mỗi công nhân đã đƣợc CNTB bồi dƣỡng để tiến hành nền đại sản xuất thì nay chính những công nhân này sẽ đảm đƣơng trách nhiệm tiến hành sản xuất phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ.

Cùng với công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản cũng là một nhân tố quan trọng trong hệ thống chính trị XHCN. Thanh niên chính là tƣơng lai của CNCS, nhiệm vụ thật sự xây dựng CNCS chính là của thanh niên. V.I.Lênin cho rằng thế hệ những ngƣời lao động đƣợc đào tạo trong xã hội TBCN thì chỉ có thể giải quyết đƣợc nhiệm vụ phá hủy nền móng của chế độ tƣ bản già cỗi dựa trên sự bóc lột, xây dựng đƣợc cơ chế xã hội giúp cho GCVS và nhân dân lao động giữ đƣợc chính quyền trong tay và đặt đƣợc nền móng vững chắc để cho thế hệ mới khởi công xây dựng trong điều kiện không còn ngƣời bóc lột ngƣời. Để có thể xây dựng đƣợc CNCS thì nhiệm vụ của thanh niên là phải học để nắm vững tất cả những kiến thức hiện đại, vì không có tri thức thì không có CNCS. V.I.Lênin đã khẳng định:

Đoàn thanh niên cộng sản phải là một đội xung kích, một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và có sáng kiến của mình. Đoàn phải làm thế nào để cho bất cứ công nhân nào cũng có thể thấy rằng đoàn gồm những ngƣời mà học thuyết của họ đối với anh ta có lẽ còn khó hiểu và có lẽ anh ta chƣa thể tin ngay đƣợc, nhƣng công tác thực tế và sự hoạt động của họ chứng minh với anh ta rằng chính họ là những ngƣời chỉ cho anh ta con đƣờng đúng đắn [36, tr. 375-376].

Theo V.I.Lênin, hệ thống các tổ chức chính trị phải nhằm vào mục tiêu dân chủ, cũng cố khối liên minh chính trị vững chắc của các lực lƣợng chính trị xã hội, nhất là liên minh công – nông, đảm bảo sức mạnh của đảng và nhà nƣớc. Củng cố và phát triển sự đoàn kết dân tộc, thực hiện chính sách hòa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tư tưởng chính trị của v i lênin với việc xây dựng chỉnh đốn đảng ở nước ta hiện nay (Trang 34)