Công nghệ sinh học:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CÁC NƯỚC BẮC ÂU TRUNG QUỐC LÀO (Trang 60 - 66)

- Khí hậu Ấn Độ biến đổi từ nhiệt đới ở phía nam đến ôn hòa ở phía bắc Khí hậu Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng từ dãy Hymalayas và sa mạc Thar.

2. Công nghệ sinh học:

-. Tiếp sau công nghệ thông tin, công nghệ sinh học cũng nằm trong lĩnh vực chiến lược mà Ấn Độ tập trung đầu tư phát triển với chủ chương “công nghệ sinh học giúp xoá đói giảm nghèo tiến bước hội nhập”.

-. Lĩnh vực công nghiệp công nghệ sinh học Ấn Độ có được tốc độ tăng trưởng 35% trong suốt bốn năm liên tiếp vừa qua và hướng tới mục tiêu đạt tổng thu nhập 5 tỷ USD vào cuối năm 2010, kèm theo đó là cung cấp khoảng 1 triệu việc làm.

-. Chính phủ Ấn Độ đang tăng cường đầu tư cho sinh học nông nghiệp và tập trung vào những nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen.

-. Với lợi thế dân số, đất nước này ẩn chứa một tiềm năng cho những sản phẩm và dịch vụ công nghệ sinh học y tế. Ngành công nghệ sinh học y tế của Ấn Độ trong những năm gần đây phát triển đặc biệt nhanh chóng.

- Số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực sinh học y tế được xây dựng tăng nhanh, cung cấp một lượng lớn dược phẩm giá rẻ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới. Quốc gia này đã trở thành nước sản xuất vacxin cho trẻ em lớn thứ hai thế giới và xuất khẩu tới hơn 100 nước. Ngành công nghiệp dược phẩm nước này cũng chiếm giữ khoảng 6 tỷ USD trong tổng tài sản 550 tỷ USD của thị trường công nghiệp dược phẩm toàn cầu.

- Nguồn đa dạng sinh học phong phú đã thu hút nhiều công ty công nghệ sinh học. Hiện có khoảng 280 công ty công nghệ sinh học đang đóng đô ở Ấn Độ. Những công ty này có thể dễ dàng tìm kiếm các mẫu vật, tiến hành những nghiên cứu và thử nghiệm một cách hiệu quả.

3. Nghiên cứu không gian:

-. Ấn Độ đang cùng chạy đua với Trung Quốc trong lĩnh vực thám hiểm không gian. Năm 2003, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Nga, đưa người lên không gian bằng tên lửa đẩy riêng của họ, và Bắc Kinh có kế hoạch đi bộ trong không gian vào năm 2008.

-. Để vươn lên trong cuộc đua này, Ấn Độ liên tục phát triển các tàu vận chuyển mới và phóng vào không gian nhiều vệ tinh đáp ứng các nhiệm vụ trọng yếu của đất nước. Nước này cũng đã gia nhập vào nhóm lựa chọn gồm 6 nước vào năm 1994 khi tàu vận chuyển PSLV hoàn thành sứ mệnh của mình bằng việc đưa vệ tinh IRS-P2 nặng 800 kg lên quỹ đạo.

- Tính đến nay đã có rất nhiều vệ tinh cảm biến tầm xa của Ấn Độ đang hoạt động trên quỹ đạo cung cấp một kho tàng dữ liệu

phong phú. Quốc gia này đang có ý định phát triển thị trường dữ liệu bán cho các nước. Với sự đầu tư vào phát triển công nghệ vũ trụ, Ấn Độ là quốc gia thứ ba trên thế giới phát triển vệ tinh cảm biến tầm xa riêng của mình.

- Ngày nay, các tiện ích của công nghệ vũ trụ của Ấn Độ đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, môi trường, quân sự, quản lý tài nguyên, dự báo thời tiết... và trở thành công cụ chủ đạo đưa quốc gia Nam Á này phát triển và hội nhập.

4. Năng lượng hạt nhân:

-. Ngày nay Ấn Độ được ghi nhận là quốc gia tiên tiến nhất trong công nghệ hạt nhân và bao gồm cả việc tạo ra vật liệu nguồn.

Mục tiêu cốt yếu của chương trình năng lượng hạt nhân của quốc gia này là phát triển và sử dụng nguồn năng lượng này vì mục đích hòa bình.

-. Hiện quốc gia này có 15 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động trên toàn đất nước cung cấp khoảng 3360 MWe và 8 nhà máy điện hạt nhân khác đang được xây dựng nhằm tăng lượng điện hạt nhân trong những năm tới khoảng 2960 MWe, giảm dần nhập khẩu năng lượng.

-. Theo dự đoán, điện hạt nhân sẽ chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu tiêu dùng điện ở quốc gia này vào năm 2050.

- Ngoài ra, chương trình năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình của Ấn Độ còn bao gồm việc tạo ra những đồng vị phóng xạ phục vụ cho nông nghiệp, y tế, công nghiệp và nghiên cứu. Ngày nay quốc gia này vững tin làm chủ được công nghệ hạt nhân từ việc tạo nguồn năng lượng bằng phản ứng hạt nhân trong lò đến quản lý rác thải phóng xạ. Các lò phản ứng và máy gia tốc nghiên cứu được thiết kế và xây dựng ngay tại trong nước thay vì phải nhập công nghệ của nước ngoài. Những máy gia tốc ở Calcutta và

Mumbai là những phương tiện nghiên cứu quốc gia giúp các nhà khoa học Ấn Độ khám phá những chân trời mới của khoa học.

Na Uy

•Nằm trên bán đảo Scandinavia ở phía Tây Bắc châu Âu. Phía Tây và Nam giáp Biến Bắc, Đông giáp Thụy Điển và Bắc giáp Phần Lan và Nga

•Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, vàSkagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..

•Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ CÁC NƯỚC BẮC ÂU TRUNG QUỐC LÀO (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(73 trang)