Xây dựng ý thức văn minh

Một phần của tài liệu du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. (Trang 25 - 26)

Văn hóa là các giá trị được hình thành từ cách ứng xử của con người, trong đó có cách ứng xử với môi trường sống xung quanh. Hàng ngày, từ nhà ra ngõ, tại bất cứ đâu, mọi người đều có thể bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái dở của văn hóa ứng xử. Khi tham gia bàn về vấn đề này, thật buồn khi thấy nó ì ạch đến thế, mà nguyên nhân quan trọng là chúng ta chưa tạo được nền tảng vững chắc cho văn hóa ứng xử. Mọi sự giáo dục từ gia đình, nhà trường đến những cuộc vận động trong xã hội, phần lớn mới chỉ mang tính chất giáo điều, khuyên răn, lý thuyết mà chưa làm cho mọi người nhận thức sâu sắc để trở thành tiềm thức rằng: Tại sao phải ứng xử như thế ứng xử như thế, người Hà Nội sẽ được gì và mất gì? Cách ứng xử mang tính áp đặt từ trên xuống và đối phó sẽ khiến cho việc thực hiện văn hóa ứng xử trở nên giả dối, bởi lời nói hay hành vi bên ngoài đã trái với thâm tâm thực nghĩ của người đang thực hiện hành vi ứng xử. Như thế không thể nói là ứng xử có văn hóa hay văn hóa ứng xử. Do vậy, nền tảng của văn hóa ứng xử chính là cái tâm trong sáng, lành mạnh của người ứng xử, là việc thực sự tôn trọng danh dự, nhân cách và lợi ích của người hoặc tổ chức, cộng đồng, môi trường được ứng xử. Đồng thời, tự mỗi người phải có lòng tự tôn, tự trọng và trách nhiệm

với người và đối tượng được ứng xử, đó chính là lẽ sống, cách sống và tư chất cần có của người Hà Nội thanh lịch, hiện đại.

Dẫu biết rằng để thay đổi ý thức của con người là một việc không đơn giản, không thể ngày một ngày hai, nhưng để bảo tồn, phát huy và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, chúng ta cần phải có biện pháp giáo dục kiên trì và có tính thuyết phục về ý thức, cách ứng xử, hành vi có văn hóa ngay từ trong các nhà trường, ở các tổ dân phố, khu dân cư, nơi công cộng... Có như vậy, người Hà Nội mới thật sự văn minh và thanh lịch. Hà Nội của chúng ta là thành phố vì hòa bình, thành phố xanh - sạch - đẹp. Nhưng để giữ được điều đó rất cần ý thức của mọi người và cả của các cơ quan quản lý. Đã đến lúc, người Hà Nội cần phải sống xứng đáng hơn với đất kinh kỳ từ ý thức và hành động bảo vệ môi sinh. Được biết, thành phố đang tuyên truyền phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, chúng ta cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngay từ trong ý thức của mỗi người dân đang sinh sống, học tập và làm việc ở Thủ đô. Bởi, từ ý thức tốt sẽ dẫn đến những hành vi đẹp.

Chương trình phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thiết thực kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội là đề tài được nhiều người quan tâm. Cùng với phát triển kinh tế, trong những năm gần đây, nhiệm vụ xây dựng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đã được xem trọng đúng mức, góp phần tạo dựng hình ảnh người Hà Nội năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, nét đẹp thanh lịch, văn minh chưa trở thành nếp sống tự giác phổ biến, chưa thành thói quen của mọi người dân. Ông Trần Trọng Dực- Bí thư Huyện ủy Thanh Trì nêu rõ: "Không phải là nhận xét của riêng tôi, mà của rất nhiều khách khi về thăm Hà Nội, đó là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội đang bị phai nhạt dần. Do vậy, đã đến lúc cần phải xây dựng các tiêu chí rõ ràng về văn hóa người Hà Nội văn minh, thanh lịch, nếu không chỉ vài năm nữa, chất người Hà thành sẽ phai nhạt dần và không thể nhận ra".

Thành phố cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt để nâng cao nhận thức về xây đựng, phát triển văn hóa, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa từ thành phố đến cơ sở, bảo tồn, tôn tạo, xây mới và phát huy tác dụng các giá trị văn hóa tiêu biểu của thủ đô, phát triển hệ thống thông tin đại chúng, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản... nhằm giáo dục ý thức văn hóa cho nhân dân.

Một phần của tài liệu du lịch văn hoá, di sản văn hoá và di tích lịch sử văn hoá. (Trang 25 - 26)