Phương pháp lấp đất và vận hành

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần III doc (Trang 32 - 36)

Các phương pháp thông thường cho vùng đất khô.

Phương pháp chủ yếu được sử dụng để lấp đất có thể phân ra như sau:

+ Mương máng rộng

Phương pháp này sử dụng với khu vực có độ sâu thích hợp để chứa được rác thải và tại đó mạch nước ngầm gần với mặt đất. Thông thường rác thải được đồ vào mương máng rộng có chiều dài từ 3 m đến 12 m, có độ sâu từ 1 đến 2m và có chiều rộng từ 5 đến 8 m. Khi rác đổ xuống mương rãnh, cần phải phân tán nó rộng ra thành một lớp mỏng (từ 45 đến 53 cm và sau đó nén chặt.

+ Khu đất

Phương pháp này được sử dụng khi địa hình của khu vực không thích hợp cho việc đào các mương rộng. Rác đổ ra từ xe tải và được phân tán dọc theo các dải dài và hẹp trên mặt đất. Trên mỗi lớp rác được nén, ép (thường có bề dày từ 2 đến 3 m), người ta phủ một lớp đất có bề dày tử 15 đến 30 cm sau mỗi ngày làm việc.

+ Phương pháp trũng

Khu vực nào có đất trũng tự nhiên hay nhân tạo thì có thểđược sử dụng một cách rất có hiệu quả. Phương pháp đổ, ép rác theo phương pháp này tùy thuộc và đặc điểm địa chất, thuỷ văn, trắc lượng hình thái của vùng trũng.

Các phương pháp thông thường đối với vùng ướt. Bãi đầm lầy, phá, ao hồđều có thểđược sử dụng để làm bãi thải. Nhưng do ô nhiễm nước ngầm, tạo mùi, tính ổn định trong xây dựng nên việc thiết kế bãi thải vệ sinh cần phải thận trọng.

Trước đây bãi thải rác lấp đất ở khu vực ẩm ướt coi nhưđược chấp nhận nếu việc tiêu thoát nước được thực hiện tốt và không gây tình trạng khó chịu (nhất là mùi hôi thối).

d. Các phản ứng xảy ra ở bãi thải rác vệ sinh

Để xây dựng kế hoạch và thiết kế bãi rác vệ sinh có hiệu quảđiều quan trọng là phải hiểu được cái gì sẽ xảy ra bên trong lớp rác thải khi các hoạt động lấp đất được hoàn thành. Những sự thay đổi về vật lý, hóa học, sinh học đều có thể xảy ra trong rác thải ở bãi đổ rác:

Phân huỷ sinh học các chất hữu cơ (phân huỷ yếm khí hay háo khí) cũng đều gán liền với sinh khí và chất lỏng.

- Quá trình oxy hóa học của các chất trong bãi thải.

- Thoát khí ra ngoài từ bãi chôn lấp vệ sinh (NH4, CO2, H2, H2S, CH4) - Sự vận chuyển của chất lỏng do sự khác biệt vềđộ cao.

- Hòa tan và rò rỉ của chất hữu cơ trong nước. - Vận động của các chất hòa tan.

e.Quy hoạch bãi chôn lấp vệ sinh

Trong quy hoạch một bãi chôn lấp vệ sinh, các vấn đề sau đây cần xem xét:

+ Diện tích đất đủ công để có thể chứa rác của địa phương trong một thời gian tương đối dài, từ 10 năm trở lên.

+ Có nguồn cung cấp đất để phủ rác.

+ Có diện tích để xây dựng các công trình phụ trợ như bãi đỗ xe, nhà điều hành, xưởng cơ khí, kho, dải cây quanh bãi thải, vườn hoa, đường vào và ra v.v...

+ Có hệ thống ống, mương rãnh thoát nước, ống thoát khí từ bãi thảí có hệ thống xử lý nước từ bãi thải.

+ Có hoá chất để diệt vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm.

+ Có nước sạch lấy từ nơi khác đến.

+ Có hệ thống tường rào bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

+ Phân lô đất dành riêng cho từng loại chất thải, đặc biệt cho chất thải rắn độc hại, khó phân huỷ.

+ Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động của bãi thải.

+ Xây dựng kế hoạch hậu bãi thải (bãi thải sau khi ngừng hoạt động).

f) Sơ đồ mặt bằng và cấu tạo của một bãi chôn lấp vệsinh được trình bày trong các hình 13.3, 13.4, 13.5.

Hình 13.3. Mặt cắt hệ thông lấp đất vệ sinh

1 Các lớp rác 7. Chiều rộng ngăn

2. Lớp rác cuối cùng 8. Tỷ lệ 2:l hoặc 3:l của độ dốc điển hình 3. Lớp rác + đã phủ 9. Lớp phủ cuối trên mặt đốc

4. Chiều cao 10. Mặt sàn như yêu cầu 5. Lớp phủ thường ngày 11. Lớp đất phu cuối

Hình 13.4. Mặt cắt lớp đất cho quản lý nước mặt, nước ngầm, sắp xếp vật liệu che phủ, rãnh và đường thoát khí

1 Rãnh được đào dốc cho thoát 7. Lớp vật liệu che phủ chúng nước thấm 2. Mực nước ngầm 8. Sỏi hoặc cát

3. Đất 9. Lớp sét chống thấm (độ dày 4. Lỗ thoát khí phụ thuộc địa hình khu vực) 5. Bậc nâng cao nhằm tránh 10. Đường thoát nước thấm nước.

1 1. Lớp đất nén trên lớp chống 6. Lớp dốc phủ vật liệu thấm 12. Rác thải đã được nén ép

Hình 13.5. Phương thức xử lý rác thải hợp vệ sinh trong hẻm núi hay khe 8uốí

1 Lớp cắt 8. Lớp cắt 1 2. Lớp cắt 2 9. Lớp rác thử 1

3. Rãnh thoát 10. Ống thu nước từ rác thải 4. Lớp nâng 3 11. Những ngăn đã hoàn thành 5. Lớp phủ trung gian 12. Bề mặt rác

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần III doc (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)