8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu và các giải pháp chi nhánh đã thực hiện trong cho vay
vay khách hàng doanh nghiệp
a. Mục tiêu cho vay doanh nghiệp của Vietcombank ĐắkLắk đề ra trong thời gian qua
Sau cổ phần hoá là giai đoạn mà nền kinh tế trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, mục tiêu của Vietcombank Đắk Lắk là duy trì được tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp ổn định đồng thời kiểm soát được chất lượng cho vay ở mức cho phép.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về tăng trưởng cho vay doanh nghiệp trong từng thời kỳ, Vietcombank Đắk Lắk đã luôn theo sát tình hình thị trường để điều chỉnh hoạt động cho vay doanh nghiệp. Trong giai đoạn năm 2012 – 2014, Vietcombank Đắk Lắk đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức phù hợp, kiểm soát trần dư nợ theo kế hoạch của Vietcombank giao, đặc biệt kiểm soát tăng trưởng dư nợ ngoại tệ cho vay trung và dài hạn nhằm tuân thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định.
Kế hoạch tín dụng trong năm 2014 của Vietcombank Đắk Lắk dự kiến tăng trưởng 5% so với năm 2013 theo kế hoạch của Trung ương giao, đạt 3.784 tỷ đồng. Kế hoạch tăng trưởng số lượng khách hàng là 10%, tức đạt 289 khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu cân đối ở mức dưới 1%, thị phần cho vay chiếm 14% (tăng 1% so với năm 2013).
Song song với với việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách quyết liệt, Vietcomank Đắk Lắk tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, các khoản vay mới phát sinh được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Vietcombank Đắk Lắk tiến hành trích
lập đủ 100% dự phòng ( bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung) tương ứng với phân loại nợ, bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng.
b. Các giải pháp Chi nhánh đã thực hiện trong cho vay doanh nghiệp
Hoạt động phát triển khách hàng
Chi nhánh đã theo dõi sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để từ đó đánh giá tính khả thi của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực, ngành nghề và xây dựng danh mục khách hàng mục tiêu trên cơ sở lựa chọn những khách hàng có tiềm lực tài chính tốt, phương án kinh doanh hiệu quả, khả thi để tăng trưởng tín dụng. Đồng thời Chi nhánh theo dõi nắm bắt thông tin về lãi suất giữa các ngân hàng trên địa bàn, đồng thời cân đối lãi suất để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo duy trì chính sách ổn định với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua chính sách lãi suất phù hợp.
Xác định công tác tăng trưởng tín dụng được đặt lên hàng đầu đặc biệt là hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, cứ vào quý 1 hàng năm chi nhánh phát động thi đua, giao chỉ tiêu cho các phòng, các cán bộ nhân viên để có thể hoàn thành tốt chỉ tiêu Trung ương đề ra. Chi nhánh tổ chức khen thưởng định kỳ cho các cá nhân có thành tích cao, hoàn thành kế hoạch tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát được rủi ro.
Các giải pháp nhằm phát triển khách hàng chi nhánh đã thực hiện khá tốt, thể hiện ở việc tăng trưởng dư nợ trong năm 2014. Cụ thể, năm 2014 dư nợ cho vay đạt 3.790 triệu đồng (cao hơn chỉ tiêu được giao là 3.784 triệu đồng). Tuy nhiên, số lượng số lựơng khách hàng tăng thêm lại không đạt chỉ tiêu (năm 2014 chỉ đạt 271/289 khách hàng theo chỉ tiêu đề ra). Mặc dù không hoàn thành chỉ tiêu về việc phát triển số lượng khách hàng mới nhưng với những gì đã thể hiện qua việc tăng trưởng dư nợ cho vay cũng cho thấy phần nào sự nỗ lực của Chi nhánh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Hoạt động tăng cường năng lực cạnh tranh, chiếm thị phần
Chi nhánh thực hiện việc quảng cáo các sản phẩm cho vay qua các băng rôn, tờ rơi, bảng biểu tại quầy giao dịch đồng thời thông qua các cán bộ tín dụng am hiểu về địa bàn nơi mình sinh sống để tích cực tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp tiềm năng.
Chi nhánh đã đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, nhanh chóng trong việc xử lý hồ sơ vay để giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng khách hàng mới. Bên cạnh đó cũng đã cung cấp nhiều tiện ích ngân hàng (dịch vụ cho vay và các dịch vụ liên kết hỗ trợ như Internet Banking, hỗ trợ theo dõi ngày đến hạn trên hệ thống trực tuyến) nhằm phục vụ tốt hơn, thuận lợi hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao giá trị, uy tín của Chi nhánh trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên các biện pháp trên vẫn chưa có tính khả thi cao trong thực tế do tính cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh rất cao. Do đó các chỉ tiêu mà chi nhánh đề ra về phát triển thị phần vẫn chưa được như kỳ vọng ( thị phần cho vay đạt 11% / kế hoạch được giao là 14%)
Hoạt động kiểm soát rủi ro
Chi nhánh thực hiện việc cho vay theo đúng quy trình tín dụng của Ngân hàng Nhà nước và của Vietcombank, đảm bảo tuân thủ quy trình theo hướng giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất.
Thực hiện việc chấm điểm xếp hạng tín dụng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB để đánh giá rủi ro của từng khách hàng riêng lẻ. Từ đó tăng cường công tác quản trị rủi ro đối với các khách hàng có xếp hạng tín dụng thấp.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trước trong và sau cho vay, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp định kỳ, đột xuất, kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo...
Chi nhánh thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn nghiệp vụ tín dụng, bán chéo sản phẩm ngân hàng, tìm hiểu về pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao tầm nhận thức cũng như mở rộng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng.
Nhìn chung chi nhánh đã thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát rủi ro và đã giảm được tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014 xuống mức dưới 1% (tỷ lệ nợ xấu ở chi nhánh trong cho vay doanh nghiệp năm 2014 là 0,79%), tỷ lệ dự phòng rủi ro cũng giảm hẳn so với các năm trước. Đây là những con số đáng ghi nhận do các giải pháp mà Chi nhánh đã áp dụng để thực hiện được.