8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.6. Phân loại cho vay tiêu dùng
Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học
là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại CVTD dựa vào các căn cứ sau đây:
a. Căn cứ vào mục đích vay vốn
Nếu căn cứ vào “mục đích vay vốn” thì CVTD đƣợc chia làm hai loại là:Cho vay tiêu dùng cƣ trú và cho vay tiêu dùng phi cƣ trú.
* Cho vay tiêu dùng cƣ trú: Là khoản tín dụng đƣợc cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình). Đặc điểm của những món vay này là quy mô thƣờng lớn, thời gian dài. Việc đánh giá giá trị tài sản tài trợ có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngân hàng. Nếu nhƣ trong CVTD thông thƣờng thì thu nhập tƣơng lai của ngƣời vay là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định có cho vay hay không thì trong cho vay nhà ở, giá trị và tình hình biến động giá của tài sản đƣợc tài trợ là yếu tố mà ngân hàng rất quan tâm. Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động theo hƣớng không có lợi của nó sẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.
* Cho vay tiêu dùng phi cƣ trú: Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống nhƣ mua sắm phƣơng tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí ... Đặc điểm của những khoản tín dụng này thƣờng có quy mô nhỏ, thời gian tài trợ ngắn. Do đó mà mức độ rủi ro đối với ngân hàng là thấp hơn những khoản CVTD bất động sản. Đối với loại cho vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của ngƣời vay, sau đó mới xem xét đến giá trị tài sản đảm bảo.
b. Căn cứ theo phương thức hoàn trả
Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD đƣợc phân thành: Cho vay tiêu dùng trả góp và cho vay tiêu dùng phi trả góp.
* Cho vay tiêu dùng trả góp: Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CVTD của các ngân hàng bởi tính hợp lý của nó. Theo hình thức này,
ngƣời đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng qui định (tháng hoặc quý). Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết số nợ trong một lần.
Số tiền thanh toán định kỳ gồm nợ gốc (là khoản tiền nhất định trả mỗi kỳ hạn, thƣờng bằng nhau) và nợ lãi tính trên dƣ nợ thực tế. Phƣơng thức này thƣờng áp dụng cho những khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập định kỳ của ngƣời vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đây là hình thức cho vay chủ yếu của các ngân hàng thƣơng mại, loại hình vay này giúp cho khách hàng vay không bị áp lực trả nợ vào cuối kỳ cao. Trong phƣơng thức cho vay này, ngân hàng thƣờng thỏa thuận với khách hàng một số điều khoản nhƣ: Loại tài sản đƣợc tài trợ, số tiền trả trƣớc, chi phí khoản vay nhƣ lãi vay và các chi phí liên quan khác, điều khoản thanh toán nhƣ kỳ hạn trả nợ, số tiền trả mỗi kỳ và thời hạn cho vay.
- Kỳ hạn trả nợ: Thƣờng đƣợc tính theo tháng vì nguồn trả nợ của ngƣời vay là tiền lƣơng đƣợc nhận hàng tháng của khách hàng.
- Số tiền trả mỗi kỳ: Phải phù hợp với thu nhập và hài hòa với nhu cầu chi tiêu của khách hàng tại thời điểm trả. Số tiền này có thể đƣợc tính theo phƣơng pháp lãi gộp hoặc lãi đơn.
Số tiền trả một kỳ = Tiền gốc x Thời hạn vay + Tiền gốc Số kỳ hạn thanh toán
Theo phƣơng pháp lãi gộp, số tiền này đƣợc tính bằng cách lấy gốc nhân với lãi suất và thời hạn cho vay, sau đó cộng gộp vào gốc rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán ở mỗi kỳ hạn nợ. Theo phƣơng pháp lãi đơn thì số tiền trả mỗi kỳ bằng nhau và bằng vốn vay ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh toán, số lãi trả mỗi kỳ tính trên số tiền gốc mà khách hàng chƣa trả ngân hàng.
* Cho vay tiêu dùng phi trả góp.
- Cho vay tiêu dùng trả một lần. Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ đƣợc thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thƣờng là có qui mô nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hình thức cho vay này đƣợc ngân hàng áp dụng vì nó giúp ngân hàng không mất nhiều thời gian nhƣ khi ngân hàng tiến hành thu nợ làm nhiều kỳ. Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng lại không ƣa thích hình thức này do nó không có tính hợp lý nhƣ hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hình thức này không nhiều.
- Cho vay tiêu dùng tuần hoàn. Đây là các khoản CVTD, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phƣơng pháp này thì trong thời hạn tín dụng đƣợc thoả thuận trƣớc, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đƣợc từng kỳ, khách hàng đƣợc ngân hàng cho phép thực hiện việc cho vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Trong tất cả các lãi suất CVTD, thì CVTD tuần hoàn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản cho vay này không đƣợc đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tƣơng đối.
c. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD đƣợc phân làm 3 loại: Cho vay cầm đồ, cho vay thế chấp lƣơng và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay.
* Cho vay cầm đồ: Là hình thức cho vay, trong đó, ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng nhƣng ngân hàng sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa vụ của khách hàng. Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản đƣợc cầm đồ đƣợc ngân hàng qui định cụ thể dựa trên cơ sở qui định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng.
* Cho vay thế chấp lƣơng: Cho vay thế chấp lƣơng thƣờng đƣợc áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn định, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thƣờng xuyên hàng tháng thì còn một phần tích luỹ để trả nợ vay. Số tiền ngân hàng cho khách hàng vay đƣợc xác định dựa trên nhu cầu muốn vay và thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng. Do đó, khi xét duyệt cho vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng nhƣ các khoản chi tiêu khác thƣờng xuyên của khách hàng.
* Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay: Nó thƣờng đƣợc áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Dựa vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích hợp, thông thƣờng mức cho vay tối đa của ngân hàng là khoảng 70%- 80% giá trị tài sản cần mua.
d. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Cho vay tiêu dùng gồm:
* Cho vay tiêu dùng gián tiếp:Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng và thu lại từ khách hàng. Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.
Cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số ƣu điểm sau: - Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số CVTD
- Ngân hàng tiết giảm đƣợc chi phí trong cho vay, nhƣ: Giảm chi phí tiếp thị, quảng bá thƣơng hiệu, tiết kiệm các chi phí tìm kiếm khách hàng…
- Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và phát triển các sản phẩm khác của ngân hàng
tiêu dùng gián tiếp an toàn hơn cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Bên cạnh một số ƣu điểm trên, cho vay tiêu dùng gián tiếp có một số nhƣợc điểm sau:
- Ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với ngƣời tiêu dùng (bên vay) mà thông qua doanh nghiệp đã bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Ngân hàng không kiểm soát trực tiếp khách hàng do vậy các khoản vay này có mức độ rủi ro cao hơn so với các khoản vay trực tiếp.
- Kỹ thuật nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao. Do những nhƣợc điểm kể trên nên có nhiều ngân hàng rất thận trọng với cho vay tiêu dùng gián tiếp. Các ngân hàng khi tham gia vào hoạt động này đều có các cơ chế kiểm soát tín dụng rất chặt chẽ.
* Cho vay tiêu dùng trực tiếp:Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng nhƣ trực tiếp thu nợ từ ngƣời vay.
Trong cho vay tiêu dùng trực tiếp ngân hàng có thể tận dụng đƣợc sở trƣờng của nhân viên tín dụng. Những ngƣời này thƣờng đƣợc đào tạo chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng cho nên các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thƣờng có chất lƣợng cao hơn so với trƣờng hợp chúng đƣợc quyết định bởi những công ty bán lẻ hoặc nhân viên tín dụng của công ty bán lẻ. Ngoài ra, trong hoạt động của mình nhân viên tín dụng ngân hàng có xu hƣớng chú trọng đến việc tạo ra các khoản cho vay có chất lƣợng tốt trong khi nhân viên của công ty bán lẻ thƣờng chú trọng đến việc bán đƣợc nhiều hàng. Bên cạnh đó, tại các điểm bán hàng, các quyết định tín dụng thƣờng đƣợc cấp ra một cách không chính đáng. Hơn nữa, trong một số trƣờng hợp, do quyết định nhanh, công ty bán lẻ có thể từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng tốt của mình. Nếu ngƣời cấp tín dụng là ngân hàng, điều này có thể đƣợc hạn chế.
Các phƣơng thức cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Tín dụng trả theo định kỳ: Là phƣơng thức trong đó khách hàng vay và trả trực tiếp cho ngân hàng với mức trả và thời hạn trả mỗi lần khi cho vay.
Thấu chi: Là nghiệp vụ cho phép một cá nhân rút tiền từ tài khoản vãng lai của ngƣời đó vƣợt số dƣ có, tới một hạn mức đã đƣợc thỏa thuận.
Thẻ tín dụng: Là nghiệp vụ tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ cho những ngƣời có tài khoản tại ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà ngƣời có thẻ đƣợc phép sử dụng