7. Kết cấu của luận văn
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG NƯỚC
NƯỚC VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
1.4.1. Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Đã Nẵng
Đà Nẵng là địa phương được đánh giá rất cao trong thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nước ở lĩnh vực đầu tư phát triển. Qua tiếp cận thực tế về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Đã Nẵng cho thấy thành phố có những nét nổi trội so với các tỉnh, thành phố khác như sau:
- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Đà Nẵng là UBND Thành phố đã hướng dẫn chi tiết về trình tự các bước triển khai đầu tư xây dựng từ xin chủ trương và chọn địa điểm đầu tư; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tư; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lượng trong thi công; cấp phát vốn đầu tư; nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng; đến thanh
quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bước theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nước đã tạo bước đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nước.
- Bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tư và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của Trung ương cũng như của các địa phương chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất thoát vốn do ách tắc ở khâu này và Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nước đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua. Thành tựu này xuất phát từ những giải pháp mang tính trọng điểm sau:
Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành được bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nếu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, định chế này được HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng.
Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, UBND thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQ các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã được đáp ứng.
Thứ ba: Trong công tác cải cách hành chính cũng như trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định. Người
đứng đầu chính quyền đối thoại trực tiếp với dân theo từng nội dung công việc còn vướng mắc, đồng thời giải quyết trực tiếp cho các đối tượng trên cơ sở quy định của pháp luật, gia tăng áp lực về trách nhiệm của bộ máy quản lý, bắt buộc công chức và viên chức không ngừng trau dồi chất lượng nghiệp vụ và bản lĩnh nghề nghiệp của mình để đáp ứng nhu cầu công việc.
Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến vốn đầu tư phát triển từ NSNN ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt về tinh thần gương mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nước.
1.4.2. Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Bình Dương
Hiện nay, tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có các khu công nghiệp đang hoạt động như: Khu công nghiệp Sóng Thần I và II, Đồng An, Tân Hiệp A… và thu hút số lượng dự án đầu tư đứng vào hàng top đầu trên cả nước. Để thu hút đầu tư, tỉnh đang tập trung hoàn thiện cư sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thi công các khu công nghiệp mới để phát triển các vùng trong tỉnh. Với việc thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo từ phía Trung ương và việc phân cấp mạnh, đề cao vai trò, trách nhiệm các Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác đánh giá, kiểm tra, giám sát đầu tư của các ban ngành. Nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông, tạo bước đột phá trong phát triển một số công trình, dự án trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ kịp thời: Việc triển khai xây dựng quy hoạch chậm, chất lượng thấp; Việc thẩm định và quyết toán danh mục dự án còn chưa tốt, tiến độ thực hiện một số dự án còn chậm; công tác đánh giá, giám sát ở cấp huyện, xã thực hiện chưa tốt…Để thực hiện và giải quyết những
vướng mắc, tỉnh đã chỉ đạo một số nội dung và giải pháp như: tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc triển khai, hướng dẫn, ban hành và thực hiện các văn bản về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh công tác xây dựng, thực hiện và quản lý tốt về quy hoạch, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở tất cả các khâu trong quá trình đầu tư.
Từ những thành tựu cũng như những hạn chế điển hình tại Đà Nẵng cũng như Bình Dương thì những bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho địa phương, trong đó có tỉnh Bình Định như sau:
- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư;
- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn;
- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”;
- Chi tiết và công khai hóa các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương;
- Nâng cao vai trò tiên phong của cán bộ chủ chốt cũng như tăng cường cải cách thủ tục hành chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Đầu tư từ ngân sách trong quá trình phát triển kinh tế có vai trò rất quan trọng trong nhiều nền kinh tế kể cả nước phát triển và đang phát triển. Tuy chiếm tỷ trọng nhất định nhưng nguồn đầu tư này lại góp phần bảo đảm cho sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của đất nước và điều hòa dẫn dắt sự phát triển đồng đều trong nước.
Tuy nhiên nguồn đầu tư này có giới hạn và yêu cầu phải quản lý một cách chặt chẽ để bảo đảm nâng cao hiệu quả đầu tư. Yêu cầu hình thành khung lý thuyết về quản lý đầu tư từ ngân sách từ đó có cơ sở để phân tích tình hình quản lý và kiến nghị các giải pháp một cách có hiệu quả. Các nội dung quản lý đầu tư từ ngân sách bao gồm:
1- Phân cấp quản lý vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước; 2- Lập kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước;
3- Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước;
4- Kiểm tra thực hiện kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước.
Nhưng việc thực hiện các nội dung này cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả chủ quan và khách quan. Cần phài nghiên cứu đầy đủ và có cơ sở để khai thác chúng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG
BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1.1.Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Định ảnh hưởng tới đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách
Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý 13o03’ vĩ bắc và 108o35’ - 109o18’ kinh đông. Diện tích tự nhiên 6.050 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông.
Địa hình tỉnh Bình Định khá đa dạng, có rừng núi, đồng bằng, ven biển và hải đảo. Đồng bằng Bình Định khá hẹp, bị núi đồi chia cắt thành nhiều mảng, nhưng là một trong những cánh đồng lớn của khu vực miền Trung. Đất đai vùng đồng bằng khá màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp. Núi đồi chiếm trên 60% diện tích, tuy ít núi cao nhưng khá hiểm trở, giàu lâm thổ sản, có nguồn thủy năng và khoáng sản đáng kể.
Bờ biển dài 134 km có nhiều cửa biển, cửa sông, cồn bãi, đầm ghềnh, hải đảo; đặc biệt có đầm Thị Nại sâu, kín gió và đa dạng thủy sản. Có thềm lục địa rộng và hơn 7.600 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Cảng biển Quy Nhơn có khả năng đón tàu trọng tải lớn, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa giữa các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây nguyên với các tỉnh, thành phố khác trong nước và nước ngoài. Các xã bán đảo Nhơn Hải, Nhơn Lý và xã đảo Nhơn Châu thuộc thành phố biển Quy Nhơn thơ mộng và giàu tiềm năng phát triển du lịch.
của một số đường quốc gia về thủy bộ, hàng không và đường sắt. Đường chiến lược 19 nối Cảng biển Quy Nhơn và miền Trung với các tỉnh Tây nguyên, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy dọc suốt chiều dài của tỉnh. Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn hơn 30 km về phía Tây Bắc, là cửa ngõ về đường hàng không của tỉnh, có khả năng đáp ứng được nhiều loại máy bay cất và hạ cánh.
Bình Định có gần 205 ngàn ha rừng tự nhiên với trữ lượng gỗ và các loại lâm sản khác khá dồi dào và phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó có hơn 105 ngàn ha rừng trồng cung ứng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng, đáng kể là đá granite có trữ lượng khoảng 500 triệu m3; vàng sa khoáng ở Vĩnh Thạnh, Hoài Ân; quặng titan ở Phù Mỹ, Phù Cát và cát trắng ở Hoài Nhơn mở ra nhiều triển vọng về công nghiệp chế biến quặng và thủy tinh.
Bình Định thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Trong 10 năm qua, nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 27,7oC và năm thấp nhất là 26,8oC; độ ẩm trung bình năm cao nhất là 81% và năm thấp nhất là 76%; lượng mưa năm cao nhất là 2.684,9 mm và năm thấp nhất là 1.293,4 mm.
Là một trong những tỉnh đông dân của khu vực Miền Trung, có điều kiện cung ứng nguồn nhân lực dồi dào cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Dân số năm 2005 có 1.477,8 ngàn người và đến năm 2015 ước tính khoảng 1.519,1 ngàn người, tập trung 4 dân tộc chính là Kinh, Bana, Hré và Chăm.
Song hành với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa cũng từng bước được hình thành và phát triển. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2005 là 26,1% và đến năm 2015 ước tính đạt 33%. Mức độ đô thị hóa năm 2010 và 2015 đều xếp thứ 3 trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định ảnh hưởng tới đầu tư cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách
Trong 10 năm qua (giai đoạn 2005 – 2015), đứng trước những thời cơ thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng dưới sự lãnh đạo của lãnh đạo tỉnh, cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định ngày càng khởi sắc và đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được nâng cao, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
a.Tình hình kinh tế
Các hoạt động sản xuất kinh doanh tuy có giai đoạn gặp không ít khó khăn, thách thức, nhưng nhìn chung đã từng bước được khắc phục và giữ được mức tăng trưởng khá. Quy mô nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước.
Bình Định xếp thứ 4 trong 6 tỉnh, thành phố khu vực Duyên hải Nam trung Bộ. Đến năm 2015, vị thứ của Bình Định không thay đổi. Ngoài ra, GRDP bình quân đầu người năm 2010 Bình Định xếp thứ 4, đến năm 2015 xếp thứ 5 trong khu vực.
- Tổng sản phẩm.
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 1994, năm 2005 đạt 5.608 tỷ đồng, đến năm 2015 ước tính đạt 14.540 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm GRDP đạt mức tăng trưởng gần 10%; Trong đó, khu vực nông - lâm - thủy sản tăng 6%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,1%/năm và khu vực dịch vụ tăng 11,7%/năm.
Riêng thời kỳ 2011 – 2015, GRDP đạt mức tăng trưởng bình quân 9,2%/năm; Trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 4,8%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%/năm và khu vực dịch vụ tăng 11,8%/năm.
Quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh không ngừng lớn mạnh (theo giá hiện hành), năm 2005 đạt 10.294 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 60.989 tỷ đồng, đến năm 2015 gấp gần 6 lần so với 10 năm trước.
- Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông - lâm - thủy sản năm 2005 chiếm 38,4%, đến năm 2015 xuống còn 27,7%. Ngược lại, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ năm 2005 chiếm 61,6%, đến năm 2015 đạt mức 72,3%. Tỷ trọng công nghiệp xây dựng trong nền kinh tế năm 2010 xếp thứ 6, đến năm 2015 vẫn xếp thứ 6 trong khu vực. Ngược lại, Bình Định là tỉnh có tỷ trọng nông - lâm - thủy sản cao nhất trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.