Nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đội ngũ cán bộ ngân hàng đã có nhiều sáng kiến đóng góp trong quá trình huy động vốn tạo nên thành công của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn. Từ đó khơi gợi tinh thần đoàn kết của mỗi cán bộ vì sự phát triển không ngừng của Ngân hàng trong tương lai.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng cũng gặp phải những khó khăn nhất định, đó là sự bất lợi của nền kinh tế cũng như các đối thủ cạnh tranh là những ngân hàng khác. Các chính sách huy động tiền gửi của các ngân hàng là tương đối giống nhau. Do đó, việc cạnh tranh trở nên khó khăn hơn và cần nhiều công sức đầu tư hơn nữa.
2.2.2.2.Những hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì SCB Hà Nội còn có những hạn chế nhất định.
- Nguồn vốn huy động chỉ tập trung chủ yếu trong ngắn hạn, khi ngân hàng cho vay sẽ có vay ngắn hạn và vay dài hạn. Khi mà thiếu vốn dài hạn, nó cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi của ngân hàng. Khi ngân hàng muốn cho khách hàng vay thì phải dùng vốn ngắn hạn để cho vạy dài hạn. Mà đối nguồn vốn này, ngân hàng nhà nước lại quy định tỷ lệ cho vay tối đa không quá 30% tổng vốn ngắn hạn để đảm bảo an toàn khả năng thanh khoản. Đây là một hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục, vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lơi nhuận của ngân hàng.
- Cơ cấu vốn của chi nhánh chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư còn cao so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức, nguồn vốn ngoại tệ tuy đã tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ lại đang tăng cao. Các hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra rất cần ngoại tệ nhưng với số lượng ngoại tệ dự trữ lại không đủ đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng, do đó nó cũng ảnh hưởng phần nào tới uy tín của ngân hàng.
- Hoạt động công nghệ thông tin cũng gặp phải một số khó khăn. Đó là lỗi phần mềm, hay như việc xảy ra sự cố với máy chủ làm cho các hoạt động giao dịch bị ngừng trệ, gây ách tắc trong hệ thống, khiến cho các giao dịch trở nên chậm chạp, gây khó khăn cho khách hàng. Việc đầu tư nâng cao công nghệ cũng là một bước tiến quan trọng để ngân hàng trở nên gần gũi với khách hàng hơn.
- Hoạt động quảng bá các sản phẩm cũng như hình ảnh của ngân hàng tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn gặp nhiều sai sót. Dịch vụ nhắn tin chúc mừng sinh nhật khách hàng hay chúc mừng các dịp lễ tết, hay những thông báo những chính sách sản phẩm mới của ngân hàng vẫn xảy ra một số trường hợp nhầm lẫn, gây ra sự khó chịu của khách hàng.
- Sự không đồng nhất trong cách tính lãi, điều chỉnh lãi cho khách hàng trong toàn ngân hàng đã xảy ra một số trường hợp thanh toán thừa hoặc thiếu cho khách hàng.
Như vậy, mặc dù ngân hàng có những thành công nhất định, nhưng vẫn cần ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Tất cả các hạn chế của ngân hàng cần được lưu ý và xem xét để đưa ra các giải pháp khắc phục hợp lý. Giúp cho hệ thống hoạt động của ngân hàng vận hành thông suốt, nhanh chóng, tạo niềm tin đối với khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SCB HÀ NỘI 3.1 Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của SCB Hà Nội
Kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ sự yếu kém quản lý kinh doanh tín dụng ngân hàng tại Mỹ đã giúp các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có SCB phải luôn tuân thủ đúng mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước và quy chế hoạt động kinh doanh tiền tệ ngân hàng theo luật pháp trong cơ chế thị trường; định hướng mục tiêu chung của SCB là phát triển phải đảm bảo ổn định, bền vững, hiệu quả hoạt động kinh doanh cần đặt trên cơ sở giữ vững các thiết chế an toàn hoạt động ngân hàng làm mục tiêu xuyên suốt; đề cao vai trò kiểm tra giám sát trong tất cả các hoạt động kinh doanh; mọi hoạt động kinh doanh tác nghiệp đều phải gắn với giải pháp phòng chống các loại rủi ro có thể phát sinh, thường xuyên duy trì tính thanh khoản cao trong mọi lúc mọi nơi; tuyệt đối giữ vững chữ tín của ngân hàng trong lòng khách hàng; từng bước xây dựng SCB thành NHTMCP đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ ngân hàng trong dân cư và trong mọi đối tượng tổ chức kinh tế trong phạm vi cả nước, theo cơ chế tổ chức hoạt động ngân hàng Bán lẻ hiện đại …
Để đảm bảo định hướng phát triển chung của ngân hàng, chi nhánh Hà Nội chú trọng thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu phát triển trong các khâu then chốt sau:
Nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh trên cơ sở đa dạng hóa đối tượng cổ đông chủ sở hữu. Trong đó xác định rõ yêu cầu thu hút một số cổ đông trong nước và nước ngoài có tiềm lực và vị thế mạnh gồm chủ yếu những định chế tài chính ngân hàng thương mại và đầu tư phát triển; thực hiện tăng vốn điều lệ - cổ phần theo lộ trình hàng năm.
Phát triển mạnh dịch vụ tài chính ngân hàng thương mại làm mảng kinh doanh nòng cốt; mở rộng mạng lưới trong nước và cả một số địa bàn ở nước ngoài; tăng cường hoạt động ngân hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội.
Từng bước xác lập và đẩy mạnh hoạt động sang các lĩnh vực đầu tư tài chính; tư vấn, môi giới và kinh doanh chứng khoán; quản lý quỹ đầu tư; phát triển hoặc liên kết phát triển dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bất động sản và dịch vụ ngân hàng quốc tế khác…
Đảm bảo quản trị và duy trì ổn định phát triển bền vững các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoản cao.
Nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ ngân hàng tiên tiến nhất nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh hiệu quả cao và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới phù hợp xu thế mở cửa và hội nhập sâu rộng, trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh đan xen giữa các thế hệ, độ tuổi. Áp dụng nhất quán chính sách cơ chế lương, thưởng đãi ngộ nhân tài cống hiến và hệ thống các cơ chế chính sách khác để duy trì, tăng cường sức mạnh về nhân lực chuyên môn, chuyên sâu…
Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thông tin kinh tế thị trường phục vụ thiết thực hoạt động kinh doanh; phát triển công tác quảng cáo, truyền thông thông qua công tác quan hệ cộng đồng, nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.2.Một số giải pháp tăng cường huy động vốn cho SCB Hà Nội
3.2.1.Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn bằng cách gia tăng tiện ích và tính chất
Đa dạng hoá hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt, khi các NHTMCP khó có thể cạnh tranh bằng công cụ lãi suất, thì các ngân hàng càng phải chú trọng đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại. Mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ mới, có chiến lược marketing phù hợp. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen và nhận thức được tiện ích của các sản phẩm cung cấp. Công khai các thông tin tài chính để người dân tiếp cận, nắm bắt thông tin để hạn chế những rủi ro về thông tin.
Trong hoạt động Ngân hàng hiện nay, các Ngân hàng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng hệ thống các dịch vụ Ngân hàng. Chiến lược này bao gồm việc đa dạng hoá bằng cách áp dụng có chọn lọc các hoạt động mà các Ngân hàng khác (cả trong và ngoài nước) đã áp dụng, từ đó cải tiến để tạo ra sự khác biệt đối với những dịch vụ sẵn có và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới theo một qui trình chính thức. Dịch vụ đa dạng, thuận tiện sẽ tác động trực tiếp tới qui mô và chất lượng nguồn tiền gửi giao dịch của khách hàng, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn nhằm phục vụ cho các mục đích thường xuyên của họ. Hơn nữa, dịch vụ đa dạng cũng có
tác dụng kích thích thu hút thêm được nhiều nguồn vốn có kỳ hạn.
Trình độ công nghệ của ngân hàng càng cao, khách hàng sẽ càng cảm thấy hài lòng về những dịch vụ được cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiền vào ngân hàng. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng thực hiện cạnh tranh phi lãi suất vì khách hàng không chỉ quan tâm đến lãi suất mà còn cả chất lượng các dịch vụ mà họ được cung ứng, nhất là đối với các khách hàng lớn. Với cùng một mức lãi suất huy động như nhau, Ngân hàng nào cung ứng dịch vụ tốt hơn thì sẽ chiếm ưu hơn thế trong cạnh tranh.
Các dịch vụ Ngân hàng là yếu tố quan trọng nói lên tính tiện ích của Ngân hàng. Hiện nay, ở nước ta hệ thống Ngân hàng ngoài việc thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cư thông qua việc cạnh tranh lãi suất và thực hiện những dịch vụ chủ yếu đối với các doanh nghiệp, hiện đang còn một mảng rất lớn các tiện ích Ngân hàng dành cho cá nhân đang bị bỏ ngõ. Do vậy, để hoạt động dịch vụ sớm trở thành công cụ cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng, tăng nguồn vốn huy động đồng thời làm tăng thu nhập cho khách hàng thì ngoài các dịch vụ hiện đang áp dụng, Ngân hàng cần tiến hành thêm các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn pháp luật,... Mở rộng hoạt động quản lý tài chính, chi trả thu nhập, trả lương cho các doanh nghiệp lớn, phát triển các dịch vụ kiều hối và dịch vụ khác nhằm thu hút ngoại tệ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách quản lý ngoại hối và tăng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng.
Ngân hàng cần tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động của thị trường chứng khoán, đây là một kênh thu hút nguồn vốn nguồn vốn trung và dài hạn rất quan trọng. Với khả năng của mình Ngân hàng có thể tham gia vào các hoạt động như phát hành, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian môi giới thực hiện mua bán chứng khoán, trực tiếp đầu tư chứng khoán. Ngoài ra Ngân hàng có thể cho vay bằng cách cầm cố chứng khoán, thực hiện bảo quản chứng khoán và quản lý chứng khoán, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn.
Các sản phẩm của ngân hàng nói riêng và các sản phẩm huy động vốn nói chung đều rất dễ bắt chước. Hiện nay hầu như tất cả các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đều có những sản phẩm huy động vốn có bản chất giống nhau như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi kì hạn, tiết kiệm…Để có thể thu hút khách hàng, mỗi ngân hàng đều thêm vào những sản phẩm truyền thống đó những tính chất, đặc điểm, tiện ích mới nhằm tạo ra nét riêng độc đáo. Việc đa dạng hoá các sản phẩm của SCB chi
nhánh Hà Nội cũng đã và sẽ dựa trên việc làm đó. Tôi xin được đề xuất một số ý tưởng về các sản phầm huy động vốn mới cho chi nhánh như sau:
- Tiếp tục đổi mới lĩnh vực thanh toán, mở rộng các hình thức thanh toán khôngdùng tiền mặt: Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong ngành tài chính như: thực hiện thu thuế và lệ phí, bảo hiểm ... bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ chức khác như: thu cước phí bưu chính viễn thông, thu tiền điện nước, phí sử dụng cáp truyền hình, các hoạt động thu phí và thanh toán ổn định khác... cũng cần chủ động và sẵn sàng phối hợp với ngân hàng trong sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các tổ chức có khối lượng chi tiền mặt lớn như: Bảo hiểm xã hội, các doanh nghiệp và tổ chức có đông người lao động ,...sử dụng việc chi trả lương qua hệ thống ATM của ngân hàng
- Tạo sự linh hoạt, thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng hình thức tiền gửi tiết kiệm truyền thống: Sự đa dạng của các mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Để khách hàng có thể thoải mái lựa chọn kì hạn phù hợp với mình, chi nhánh nên tạo điều kiện cho khách hàng chuyển đổi kì hạn dễ dàng hơn. Hiện nay chi nhánh đang có chương trình rút gốc linh hoạt, theo tôi đây là một chương trình rất phù hợp để thu hút khách hàng trong điều kiện các ngân hàng cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Kết quả cũng cho thấy các khách hàng hoàn toàn hài lòng với chính sách này, lượng tiền gửi tăng cao, lợi ích của cả ngân hàng và khách hàng cũng được đảm bảo. Do đó, nên tiếp tục thực hiện, đồng thời cải tiến để chương trình ngày càng phù hợp và mang lại các hiệu quả cao hơn.
- Phát triển các loại sản phẩm tiền gửi theo đối tượng gửi tiền dựa trên phân loại về thu nhập, tuổi tác, giới tính.... Hiện nay chi nhánh cũng đã triển khai thực hiện các sản phẩm tiền gửi dành cho một số các đối tượng khách hàng . Ví dụ như chương trình TẶNG THÊM LÃI SUẤT CHO CÁC CHỦ THẺ TIẾT KIỆM
TỪ 50 TUỔI TRỞ LÊN Mức lãi suất tặng thêm
• 0,60%/năm đối với chủ thẻ tiết kiệm bằng đồng Việt Nam. • 0,15%/năm đối với chủ thẻ tiết kiệm bằng đô la Mỹ.
Khách hàng áp dụng
Tất cả các cá nhân là người Việt Nam và người nước ngoài (người cư trú) từ 50 tuổi trở lên.
Điều kiện áp dụng
• Khách hàng có số tiền gửi tối thiểu 10.000.000 đồng (hoặc 700USD) với
kỳ hạn gửi từ 12 tháng trở lên (tròn tháng) theo tất cả các hình thức lĩnh lãi: lĩnh
lãi trước, lĩnh lãi định kỳ (hàng tháng, hàng quý, hàng nửa năm, hàng năm, …) hoặc lĩnh lãi cuối kỳ.
• Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tặng thêm định kỳ theo hình thức lĩnh lãi ghi trên thẻ tiết kiệm.
Các quy định khác
• Tuổi được tính trên cơ sở năm sinh ghi trên giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
• Khi rút vốn trước hạn, Khách hàng sẽ không được khuyến mãi tặng thêm lãi suất và phải hoàn trả lại số tiền lãi khuyến mãi đã nhận cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
• Việc tặng thêm lãi suất khuyến mại trên được áp dụng theo kỳ hạn gửi ghi trên thẻ tiết kiệm.
• Nếu Khách hàng chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm thì người nhận quyền sở hữu thẻ tiết kiệm tiếp tục được hưởng chính sách tặng thêm lãi suất theo quy định cho đến khi thẻ tiết kiệm đến hạn.
• Các quy định khác thực hiện theo quy định về tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
Hay như chương trình “Cám ơn hoa hồng” dành cho nữ với thể thức tham gia như sau:
Đối tượng áp dụng
Khách hàng cá nhân là Nữ tham gia sản phẩm "Chiếc ví thông minh" , "Tiết kiệm 8 chữ vàng" và Khách hàng doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia sản phẩm
"Tài khoản Bà Triệu" (gọi chung là Khách hàng).
Nội dung chính sách
Chương trình Chăm sóc Khách hàng nữ “Cảm ơn Hoa Hồng” của SCB được thực hiện dưới hình thức tích lũy điểm thưởng để đổi quà tặng và quay số trúng thưởng vào các dịp đặc biệt dành riêng cho Phụ nữ: Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3 và