6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả phát triển cho vay hộ kinh doanh
a. Nhóm tiêu chí tăng trưởng quy mô
- Tăng trưởng dư nợ cho vay hộ kinh doanh:
Trong đó: DN0 là dư nợ cho vay hộ kinh doanh năm trước DN1 là dư nợ cho vay hộ kinh doanh năm nay
Tăng trưởng dư nợ cho vay là một nhân tố quan trọng đánh giá việc phát triển cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó, để đánh giá việc tăng trưởng dư nợ chính xác hơn cần xem xét mức độ tăng trưởng dư nợ bình quân.
+ Dư nợ cho vay bình quân trên khách hàng hộ kinh doanh và tốc độ tăng dư nợ cho vay bình quân trên khách hàng hộ kinh doanh
Ÿ Dư nợ cho vay bình quân trên khách hàng hộ kinh doanh
Ÿ Tốc độ tăng dư nợ cho vay bình quân trên khách hàng hộ kinh doanh
- Tăng trưởng số lượng khách hàng:
Ÿ Mức tăng số lượng khách hàng hộ kinh doanh qua các thời kỳ
Mức tăng (giảm) số lượng = Số lượng khách hàng – Số lượng khách hàng khách hàng HKD kỳ sau HKD kỳ trước
Ÿ Tốc độ tăng số lượng khách hàng hộ kinh doanh
Tốc độ tăng số lượng = Số lượng KH kỳ sau – Số lượng KH kỳ trước khách hàng HKD Số lượng KH kỳ trước
b. Tiêu chí tăng trưởng thị phần cho vay hộ kinh doanh
Tiêu chí thị phần cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng trên thị trường mục tiêu được tính bằng tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng đó trong tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh của tất cả các tổ chức tín dụng trên địa bàn Quận tăng trưởng theo thời gian.
Dư nợ CVHKD của Ngân hàng A
Thị phần CVHKD = x 100% Tổng dư nợ CVHKD các NHTM
c. Tiêu chí đa dạng hóa sản phẩm và hợp lý hóa cơ cấu cho vay
Tiêu chí này phản ánh sự đa dạng về loại hình cho vay hộ kinh doanh tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, uy tín, mức độ ảnh hưởng. Nó được đánh giá thông qua mức tăng số lượng sản phẩm cũ được cải tiến theo hướng đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm cho vay của ngân hàng đối với hộ kinh doanh. Sự đa dạng có thể về thời hạn cho vay: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
về phương thức cho vay; về phương thức giải ngân: một lần, nhiều lần, về phương thức thu hồi vốn.
Cơ cấu cho vay thể hiện qua tỷ trọng dư nợ của các loại hình vay vốn. Hợp lý hóa cơ cấu cho vay đánh giá sự phù hợp của cơ cấu cho vay hộ kinh doanh với nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh trên thị trường mục tiêu và năng lực đáp ứng của Ngân hàng.
d. Tiêu chí về chất lượng dịch vụ cho vay
Chất lượng dịch vụ được thể hiện qua: sự thỏa mãn của khách hàng về quy trình, quy định cho vay của Ngân hàng vừa đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng cho khách hàng, vừa an toàn trong kinh doanh cho Ngân hàng để tạo niềm tin cho khách hàng; sự hài lòng của khách hàng về công nghệ và sự thuận tiện của Ngân hàng khi khách hàng giao dịch; sự hài lòng của khách hàng về năng lực và kỹ năng của nhân viên Ngân hàng.
Để đánh giá về chất lượng dịch vụ cho vay của Ngân hàng, có thể thông qua: + Đánh giá trong: các Ngân hàng tự đánh giá chất lượng dịch vụ của chính mình.
+ Đánh giá ngoài: thông qua sự phản hồi của khách hàng từ việc điều tra, phỏng vấn.
e. Tiêu chí về mức độ kiểm soát rủi ro trong cho vay
- Sự biến đổi cơ cấu nhóm nợ: Nợ nhóm 1,2 tăng lên trong khi nợ nhóm 3,4,5 giảm xuống cũng thể hiện việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng tốt hơn.
- Mức giảm tỷ lệ nợ xấu:
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu = Tỷ lệ nợ xấu kỳ sau – Tỷ lệ nợ xấu kỳ trước Ngân hàng sẽ có những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu qua từng năm, từng thời kỳ. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho Ngân hàng mà còn tạo nên được uy tín của Ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
- Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng
Mức giảm tỷ lệ trích lập = Tỷ lệ trích lập – Tỷ lệ trích lập dự phòng dự phòng kỳ sau dự phòng kỳ trước
- Mức giảm tỷ lệ nợ xóa ròng
Mức giảm tỷ lệ nợ xóa ròng = Tỷ lệ nợ xóa ròng – Tỷ lệ nợ xóa ròng kỳ sau kỳ trước
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Hội đồng thành viên Agribank Việt Nam thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Theo điều 6 của quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR thì các nhóm nợ được quy định:
+ Nhóm 1 (Nợđủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
- Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
- Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này.
+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; - Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
- Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này.
+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 911 ngày đến 180 ngày; - Nợ gia hạn nợ lần đầu;
đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được ttrong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 điều 127 Luật các tổ chức tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5 điều 128 Luật các tổ chức tín dụng;
- Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra;
-Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu khoản 4 điều này.
- Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 12 điều 5 quy định này.
+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ vi phạm quy định nêu trên chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này;
- Nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 12 điều 5 quy định này.
+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được NHNN công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 điều này.
f. Tiêu chí về sự tăng trưởng thu nhập cho vay
Thu nhập là một trong những mục tiêu quan trọng mà các ngân hàng đều hướng đến. Thu nhập từ cho vay được tính theo công thức:
Thu nhập từ cho vay = Doanh thu cho vay – Chi phí cho vay Trong đó:
+ Doanh thu cho vay bao gồm lãi cho vay và các khoản phí thu được + Chi phí cho vay bao gồm chi phí huy động vốn (lãi tiền gửi của khách hàng, tiền vay từ các tổ chức tín dụng khác), chi phí marketing và các chi phí cho vay khác
Thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh càng lớn cũng một phần thể hiện hoạt động cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng càng phát triển.