Các phƣơng pháp phân tích cấu trúc cạnh tranh của ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 29 - 35)

6. Kết cấu đề tài

1.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH

1.1.4. Các phƣơng pháp phân tích cấu trúc cạnh tranh của ngành

a. Phương pháp cơ cấu – hành vi – hiệu quả kinh doanh của ngành (Structure – Conduct – Performance paradigm – SCP)

Trong những năm 1930, một nhóm các nhà kinh tế bắt đầu phát triển một cách tiếp cận các mối quan hệ giữa môi trƣờng hoạt động của một công ty, hành vi của nó và hiệu suất. Mục tiêu ban đầu của việc này là để mô tả các điều kiện mà theo đó, cạnh tranh hồn hảo khơng thể phát triển đƣợc trong một ngành cơng nghiệp. Hiểu mơ hình này nhằm hỗ trợ cho quan điểm chính phủ nên tác động nhằm gia tăng sự cạnh tranh trong nền kinh tế. Phƣơng pháp cơ cấu – hành vi – hiệu quả kinh doanh (SCP) lần đầu tiên đƣợc giới thiệu bởi Mason (1939) nhƣ một công cụ để thống kê hoạt động của các tổ chức và thị trƣờng, mô tả sự tƣơng quan đối ứng giữa các điều kiện cạnh tranh (cơ cấu thị trƣờng) với chính sách hành vi của doanh nghiệp và lợi ích thu đƣợc từ thị trƣờng (hiệu quả kinh doanh). Các mơ hình SCP đƣợc coi là một trụ cột của lý thuyết tổ chức công nghiệp và là lý thuyết khởi đầu cho sự phân tích thị trƣờng và các ngành cơng nghiệp, khơng chỉ về kinh tế mà cịn trong các lĩnh vực quản lý kinh doanh và kiểm sốt. Cơng trình nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh của M. Porter cũng đƣợc dựa trên cơ sở là mơ hình này.

Quan điểm chủ đạo của phƣơng pháp này là cấu trúc của thị trƣờng quyết định hành vi của doanh nghiệp và tiếp theo đó, hành vi doanh nghiệp sẽ quyết định hiệu quả của doanh nghiệp. Trong một ngành công nghiệp, các cơng ty có rất ít lựa chọn và phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Cấu trúc của ngành cơng nghiệp hồn tồn quyết định cả hành vi và hiệu suất hoạt động dài hạn của cơng ty.

Các yếu tố chính của mơ hình:

- Cơ cấu thị trƣờng: những thiết lập của các biến tƣơng đối ổn định theo thời gian và ảnh hƣởng đến hành vi của ngƣời bán và / hoặc ngƣời mua.

Cách thức mà thị trƣờng khơng tn theo các điều kiện cạnh tranh hồn hảo, phụ thuộc về cơ bản ở mức độ: nồng độ cung cấp, tập trung nhu cầu, sự phân biệt sản phẩm và các rào cản lối vào thị trƣờng. Ngoài ra, cấu trúc của thị trƣờng sẽ ln ln đƣợc xác định bởi tính chất của sản phẩm và các cơng nghệ có sẵn.

- Hành vi: Cách thức mà ngƣời mua và ngƣời bán cƣ xử với nhau và với đối phƣơng. Doanh nghiệp lựa chọn hành vi riêng của họ để vạch ra chiến lƣợc, đầu tƣ nghiên cứu, phát triển, mức độ quảng cáo,…

- Hiệu suất: Nó đƣợc đo bằng só ánh các kết quả của các cơng ty cùng ngành về hiệu quả và các tỷ lệ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ lợi nhuận khác nhau. Các biến đƣợc đánh giá nhƣ chất lƣợng sản phẩm, giá thành sản phẩm, hiệu quả sản xuất,…

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các biến được đánh giá trong mơ hình SCP

Các hành vi động của ngƣời mua và ngƣời bán có ảnh hƣởng trên thị trƣờng làm cho nó khó khăn hơn để dự đốn và thiết lập cơ cấu thị trƣờng cố định. Vì vậy, mơ hình này gặp khó khăn trong thực tế sử dụng khi cố giải thích các biến do thiếu dữ liệu và sự mở rộng của thị trƣờng. Trên thực tế, vấn

Sản phẩm – Cơng nghệ

Cấu trúc

Hành vi

Hiệu quả

đề chính khi sử dụng phƣơng pháp này là khó khăn trong việc xác định các giới hạn và ranh giới một ngành cơng nghiệp nhất định.

Dự báo chính của mơ hình này là việc tập trung nguồn lực vào một hoặc một vài doanh nghiệp lớn trong ngành sẽ dẫn đến sự thông đồng, rào cản gia nhập tăng lên, làm biên độ giá chi phí của các cơng ty này cũng tăng. Ngồi ra, mơ hình này cịn xem xét mối quan hệ giữ sự tập trung này với tỷ số giá/lợi nhuận, và sự ảnh hƣởng của nó đến khả năng sử dụng vốn tối ƣu của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa sự tập trung nguồn lực và tỷ số giá/lợi nhuận thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp chi phối (hơn một nửa thị phần và khơng có đối thủ tƣơng đƣơng) sẽ kiểm sốt giá trên cơ sở nhu cầu riêng của ho và các đối thủ nhỏ hơn phải tuân theo. Việc này cịn dẫn đến một lý thuyết khác đó là sự độc quyền nhóm, dựa trên hiệu quả của sự thông đồng giữa các doanh nghiệp chi phối trong ngành, cho dù là ngấm ngầm hay rõ ràng. Tuy nhiên, độc quyền nhóm để làm giá cao lại không mang đến mức lợi nhuận cao hơn nhƣ mong đợi. Lợi nhuận cao có thể biến mất vì sự dƣ thừa cơng suất hoặc do các chi phí khác mà các doanh nghiệp chi phối phải bỏ ra trong nỗ lực bảo vệ hoặc tăng thị phần của họ. Nhƣ vậy, mơ hình này chỉ ra việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành phải xem xét thông qua mối quan hệ giữa sự tập trung nguồn lực với giá chứ không phải thông qua lợi nhuận.

b. Phương pháp cấu trúc – hiệu quả (The efficient structure hypothesis – ESH)

Phƣơng pháp cấu trúc – hiệu quả chỉ ra rằng các công ty hoạt động hiệu quả hơn trong thị trƣờng sẽ cạnh tranh tốt hơn, phát triển và tăng trƣởng nhanh về quy mơ, do đó dẫn đến sự gia tăng mức độ tập trung của thị trƣờng. Phƣơng pháp này cũng giả định rằng các công ty mà hoạt động hiệu quả và gia tăng quy mô lớn hơn nhƣ vậy sẽ đạt đƣợc lợi nhuận cao hơn và hoạt động

càng hiệu quả hơn do duy trì thị phần cao trong ngành. Những doanh nghiệp lớn hơn trên thị trƣờng có xu hƣớng hoạt động mạnh mẽ và có hiệu quả hơn và dẫn đến sự tăng trƣờng trong quy mô của những doanh nghiệp đó. Những hành vi này cho phép các doanh nghiệp lớn trên thị trƣờng cho phép họ kiếm đƣợc lợi nhuận cao hơn và ngày càng mở rộng thị phần của mình. Những cơng ty đó có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách duy trì mức giá và năng lực hiện tại hoặc giảm giá và mở rộng quy mô doanh nghiệp theo nhu cầu của họ. Mơ hình này chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận đạt đƣợc và sự giảm chi phí nhờ vào nâng cao trình độ quản lý cấp cao và cải tiến quy trình sản xuất. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp lớn hơn có ƣu thế về thƣơng hiệu, cơng nghệ và quy mô nên mang lại hiệu quả kinh doanh lớn hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Những doanh nghiệp lớn hơn và nắm quyền kiểm sốt có thể tối đa hóa lợi nhuận bằng cách duy trì mức giá cả hiện tại và quy mơ của doanh nghiệp hoặc giảm giá và mở rộng quy mô kinh doanh. Theo đó, ESH nói rằng mối quan hệ tích cực giữa lợi nhuận và sự tập trung của thị trƣờng thể hiện ở sự giảm chi phí thơng qua việc quản lý và quy trình sản xuất hiệu quả của các doanh nghiệp lớn trong thị trƣờng. Sự khác biệt về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong thị trƣờng ngày càng tạo ra mức độ tập trung nguồn lực cao hơn. Tỷ lệ tập trung cao trong thị trƣờng này giúp thị trƣờng hoạt động tốt hơn việc phân chia đều nguồn lực.

Tuy nhiên, lý thuyết này cũng chỉ ra, khi một thị trƣờng hoạt động ở mức độ tập trung cao, thì các doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát trong thị trƣờng đó sẽ gặp một số vấn đề: Những nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định tài chính rủi ro hơn để giảm sự thay đổi trong thu nhập và bảo vệ vị trí của họ, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể thiết lập các mức giá vƣợt quá mức độ cạnh tranh với một áp lực thấp hơn để duy trì chi phí hoạt động, các chi phí chính trị có thể tăng để duy trì vị thế hiện tại, việc thực thi các quyết

định không hiệu quả của các nhà quản lý hoặc giữ lại các nhà quản lý yếu kém để duy trì một mơi trƣờng n tĩnh và bảo đảm sức mạnh thị trƣờng.

Do đó, mơ hình kết luận mức độ tập trung thị trƣờng càng cao thì thị trƣờng càng hoạt động hiệu quả. Phƣơng pháp này chỉ ra sự khác biệt trong các cấu trúc hoạt động của từng công ty mang lại hiệu quả cạnh tranh khác nhau trong một ngành.

c. Phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng chỉ số H của Panzar – Rosse (1987)

Mơ hình kinh tế lƣợng của thống kê Panzar và Rosse (1987) là phƣơng pháp phân tích kỹ thuật đầu tiên đƣợc đƣa ra dựa trên các lý thuyết mới về doanh nghiệp và áp dụng phổ biến nhất cho ngành ngân hàng. Mơ hình đƣa ra cách đo lƣờng sức mạnh thị trƣờng và khả năng cạnh tranh trong cùng một ngành, dựa vào biểu thức mối quan hệ giữa thu nhập với vector các biến chi phí đầu vào là giá các yếu tố sản xuất và các biến điều khiển khác.

Để đo lƣờng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ngân hàng, Panzar và Rosse (1987) sử dụng Hệ số canh tranh H. Mơ hình dựa trên ý tƣởng rằng các ngân hàng sử dụng các chiến lƣợc kinh doanh khác nhau dựa trên giá cả, để đáp ứng những thanh đổi của chi phí đầu vào trong phạm vi thị trƣờng mà họ hoạt động. Mơ hình đƣợc khái qt bởi phƣơng trình sau:

∑ ∑

Trong đó, TR là tổng thu nhập, là dữ liệu thứ i của yếu tố chi phí đầu vào, CF là các yếu tố điều khiển.

Hệ số canh tranh H là hệ số thể hiện cấu trúc cạnh tranh trong thị trƣờng. Nghiên cứu cho rằng sức mạnh thị trƣờng của một ngân hàng có thể đƣợc đo lƣờng bằng mức độ thay đổi doanh thu khi thay đổi chi phí các yếu tố đầu vào, và chỉ số H có thể đại diện cho mức độ sức mạnh thị trƣờng đó.

Nghiên cứu đã xác định hệ số cạnh tranh H là tổng của độ co giãn của các chi phí đầu vào trong mối quan hệ với độ co giãn của doanh thu đƣợc xác định trong mơ hình. Vì vậy, đƣa ra chỉ số H đƣợc xác định là tổng hệ số hồi quy của tổng thu nhập với chi phí đầu vào:

Khi chỉ số H là âm hoặc bằng 0 thì cấu trúc cạnh tranh của thị trƣờng là độc quyền. Trong trƣờng hợp độc quyền thì khi tăng giá đầu vào sẽ làm tăng chi phí cận biên, giảm sản lƣợng cân bằng dẫn đến giảm tổng thu nhập. Khi H = 1 đƣợc coi là cạnh tranh hoàn hảo, khi gia tăng bất kỳ một yếu tố đầu vào nào cũng sẽ làm tăng doanh thu tƣơng ứng. Cuối cùng, nếu cấu trúc thị trƣờng đƣợc đặc trƣng bởi cạnh tranh độc quyền thì doanh thu sẽ tăng ít hơn tỷ lệ tăng của chi phí đầu vào. Giá trị của chỉ số H nằm trong khoảng 0 < H < 1 thể hiện các mức độ cạnh tranh khác nhau, giá trị của H càng cao chứng tỏ sự cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn so với giá trị thấp.

Hai phƣơng pháp tiếp cận cạnh tranh ESH và SCP có nhƣợc điểm khi phân tích sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng, đó là ƣớc lƣợng cạnh tranh bằng cách ƣớc lƣợng độ lệch từ giá cả cạnh tranh. Hai phƣơng pháp này chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty từ dự đốn ba phƣơng trình nhu cầu, cung cấp và giá cả.

Những thiếu sót của các phƣơng pháp SCP và ESH đƣợc khắc phục trong phƣơng pháp này. Đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất để xác định bản chất của cấu trúc cạnh tranh cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trong thị trƣờng. Chỉ số H cung cấp một đánh giá định lƣợng về cấu trúc cạnh tranh của thị trƣờng, đƣa ra một cái nhìn tổng thể về các đối thủ cạnh tranh hiện hành trên thị trƣờng.

tài quyết định sử dụng phƣơng pháp phân tích kỹ thuật sử dụng chỉ số H của Panzar – Rosse (1987) để phân tích cấu trúc cạnh tranh và xác định ảnh hƣởng của sở hữu nhà nƣớc đến khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại việt n am giai đoạn 2008 2013 (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)