Nhóm 5: Các câu lệnh liên quan đến nhẩy:

Một phần của tài liệu làm quen với ic vi điều khiển potx (Trang 35 - 39)

Trên đây là các câu lệnh được dùng để viết các chương trình nguồn cho ic vi điều khiển AT89C51. Mỗi câu lệnh tương ứng với mã Code 16 ghi ở đầu dòng (khi nạp vào ic luôn sẽ dùng mã nhị phân). Bạn hãy dùng các câu lệnh này để viết chương trình theo ý tưởng riêng của Bạn, cho đổi ra mã nhị phân và dùng hộp nạp, nạp các dòng mã này vào nằm trong bộ nhớ EEP-ROM của ic vi điều khiển AT89C51 là xong.

Giải thích bằng một thí dụ: org 0000h mov p1, #11110000b mov r7, #100 mov a, #0ffh mov a, r7 end

Sau khi cho dịch đoạn chương trình trên ra mã Code 16, Bạn có kết quả như sau:

:080000007590F07F6474FFEFBE:00000001FF :00000001FF

Nhìn vào các đoạn mã(viết theo hệ 16) này Bạn sẽ thấy:

:08000000---7590F0---7F64---74FF---EFBE:00000001FF :00000001FF

:08000000 (mã địa chỉ)

7590F0 được hiểu như sau:

(mov data addr, #data, cần 3 byte),

Con số 75 là lệnh mov (trị địa chỉ), số 90h là trị địa chỉ của cảng p1 và số F0 là trị của 11110000b

7F64được hiểu như sau: (mov r7, #data, cần 2 byte)

Con số 7F là lệnh mov r7, #data, con số 64h là trị hệ 16 của con số 100 (trị thập phân).

74FFđược hiểu như sau: (mov a, #data, cần 2 byte)

EFBEđược hiểu như sau: (mov a, r7, chỉ cần 1 byte)

Con số EFBE là mã của lệnh: mov a, r7.

:00000001FF Đoạn kết thúc.

Qua thí dụ trên Bạn thấy mỗi câu lệnh nó có mã Code riêng của nó, trình biên dịch sẽ dịch các câu lệnh này ra dạng mã tương ứng. Nói chung Bạn cũng không cần để ý đến các mã Code của câu lệnh làm gì, Bạn hãy học cách dùng các câu lệnh trên để viết ra các chương trình nguồn cho đúng với ý tưởng của Bạn là được. Cách viết các câu lệnh rất đơn giản, cứ theo đúng cú pháp mà gõ, mỗi lệnh trên một dòng, các chú thích nếu có phải đặt sau dấu ";". Với trị có thể dùng số hệ thập lục phân (hệ đếm 16), hay hệ thập phân, hay hệ nhị phân đều được.

Ghi nhận của chúng tôi: Bạn không cần biết hết 254 lệnh, nhưng với các lệnh thường dùng thì phải hiểu cho thật rõ, cố gắng viết các chương trình nguồn ít tốn hao bộ nhớ, trình tự chương trình nên phân minh, dễ đọc, dễ thêm bớt, dễ sửa. Viết trước các đoạn chương trình con thường dùng để khi cần thì chỉ việc chọn và cắt dán vào chương trình đang soạn, làm vậy sẽ ít tốn thời gian và tránh được lỗi. Viết các chương trình nguồn, công việc nhìn giống như chơi cờ tướng, ai cũng chỉ có bấy nhiêu lệnh mà thôi, nhưng có người cao cờ giải quyết vấn đề theo cách khác, người thấp cờ thì giải quyết theo cách khác. Thời gian chơi nhiều, làm nhiều Bạn cũng sẽ trở thành cao thủ lập trình thôi.

Một phần của tài liệu làm quen với ic vi điều khiển potx (Trang 35 - 39)