Đối với các Bộ, ngàn hở Trung Ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 113)

2. Kiến nghị

2.1.1. Đối với các Bộ, ngàn hở Trung Ương

1. Hiện nay, hạn mức phân bổ vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM, bao gồm cả nguồn vốn sự nghiệp và vốn trái phiếu Chính phủ cho mỗi xã khoảng trên 600 triệu đồng/xã, mức hỗ trợ đó là rất thấp, trong khi yêu cầu thực hiện các tiêu chí cần phải có nguồn lực rất lớn, phần lớn các xã đều gặp khó khăn về kinh phí, đối với huyện Lâm Thao hầu hết đều chỉ trông chờ vào nguồn trợ cấp ngân sách, việc huy động các nguồn lực trong dân cư, các doanh nghiệp cũng còn nhiều khó khăn, do vậy cần nâng mức phân bổ nguồn vốn cho các xã

để có thêm nguồn lực đầu tư cho các mô hình sản xuất nhằm tạo thêm việc làm nâng cao thu nhập cho người dân.

2. Đối với nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng NTM được Trung ương phân bổ hàng năm, đề xuất cho thời hạn quyết toán như nguồn vốn đầu tư phát triển, thời hạn đến hết tháng 6 của năm sau, vì một số mô hình phát triển sản xuất khi triển khai thực hiện cần phải có thời gian dài và có tính thời vụ.

3. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đề nghị sớm bổ sung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho cho doanh nghiệp khi thực hiện công tác bồi thường, thu hồi đất để xây dựng nông thôn mới, hiện nay việc này vẫn thực hiện như các dự án đầu tư khác. Có chính sách hỗ trợ các địa phương trong việc dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất và xây dựng vùng nguyên liệu; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân và các tổ chức kinh tế ở nông thôn vay vốn tín dụng ưu đãi, nhất là các hộ phát triển kinh tế quy mô trang trại ở địa phương. Hiện công tác dồn đổi ruộng đất gặp khó khăn trong công tác vận động bởi người dân mặc dù biết những mục đích, ý nghĩa của việc dồn đổi, song sau khi dồn đổi xong, việc chỉnh lý biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà con còn chậm, gây tâm lý băn khoăn, lo ngại trong nhân dân.

4. Có cơ chế lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu các dự án trên địa bàn nông thôn theo hướng tăng cường phân cấp tối đa cho HĐND, UBND các tỉnh, thành phố. Về lâu dài cần giảm bớt các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, trọng điểm. Ban hành các cơ chế chính sách tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân với vai trò chủ thể và sự tham gia tích cực của các tầng lớp, các tổ chức xã hội; gắn phát triển kinh tế xã hội với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đảm bảo nông thôn phát triển bền vững, ổn định, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra có hiệu quả, ít tốn kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)