7. Bố cục luận văn
1.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
dụng đất
Nội dung quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ gồm 05 nội dung cơ bản như: Hoạt động tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật; Xây dụng đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ; Quản lý quy trình, thủ tục cấp GCNQSDĐ; Hoạt động thanh tra, kiểm tra; Hoạt động tổng kết, sơ kết về cấp GCNQSDĐ.
1.2.1. Hoạt động tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật
Tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức đưa pháp luật thực định vào hoạt động của bộ máy nhà nước và đời sống xã hội, làm cho pháp luật sau khi ban hành có hiệu lực thực thi trong thực tế. Thực thi văn bản quy phạm pháp luật theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực. Như vậy, tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật có một trong những nội dung quan trọng là tổ chức để các chủ thể tuân theo các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực trong thực tế; góp phần làm cho xã hội thượng tôn pháp luật mang tính chất tự giác.
Đối tượng của tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật là đối tượng của quản lý nhà nước và được tiến hành trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Như vậy, đối tượng của tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi rất rộng; ở đâu có quản lý nhà nước ở đó có việc tổ chức thi hành pháp luật. Chính vì thế, tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, là thẩm quyền của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp.
Hoạt động tổ chức thực thi văn bản quy phạm pháp luật về cấp GCSQSDĐ đó là việc chủ thể ban hành văn ban quy phạm pháp luật triển
khai những nội dung này vào đời sống xã hội, bằng nhiều hình thức phổ biến và tuyên truyền khác nhau, nhằm mục đích làm cho các chủ thể pháp luật tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng và áp dụng đúng đắn pháp luật; đồng thời đảm bảo cho đối tượng điều chỉnh của pháp luật ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
1.2.2. Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay, đội ngũ công chức, viên chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ là công chức, viên chức, người lao động công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường và công chức địa chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đội ngũ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ được tuyển dụng đúng theo Đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Viên chức sau khi được tuyển dụng, sẽ được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và ký kết hợp đồng làm việc. Về yêu cầu đặc thù riêng biệt đối với viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ về cấp GCNQSDĐ phải được bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng III. Khi viên chức hội tụ đầy đủ các yếu tổ cần thiết sẽ được tham gia bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp địa chính viên hạng II và được dự thi thăng hạng theo quy định. Người lao động thuộc hệ thống VPĐKĐĐ được ký kết hợp đồng lao động (Xác định thời hạn, không xác định thời hạn). Ngoài ra, đội ngũ này còn được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng khác nhằm nâng cao trình độ, kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cấp GCNQSDĐ.
1.2.3. Quản lý quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quy trình cấp GCNQSDĐ được hiểu là toàn bộ trình tự thủ tục do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp thực hiện cấp GCNQSDĐ cho người dân. Trong quy trình này, tất cả các chủ thể phải tuân thủ đầy đủ từng bước, từng khâu trong việc xem xét, cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
“Thủ tục cấp GCNQSDĐ là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết nhu cầu được cấp GCNQSDĐ của cá nhân, tổ chức” [14. Tr,11].
Trong khuôn khổ của Luận văn thạc sĩ, tôi xin giới thiệu 02 (hai) quy trình cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân như sau:
* Quy trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu do UBND cấp huyện cấp GCNQSDĐ:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.
Bước 2: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp GCNQSDĐ thì UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:
Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.
Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a, Khoản 2, Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, UBND cấp xã phải thông báo cho VPĐKĐĐ thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở UBND cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến VPĐKĐĐ.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại VPĐKĐĐ thì gửi hồ sơ đến UBND cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định;
Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);
Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ vào đơn đăng ký;
Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho VPĐKĐĐ;
Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);
Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp GCNQSDĐ thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan TN&MT trình ký cấp GCNQSDĐ; cập nhật bổ sung việc cấp GCNQSDĐ vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao GCNQSDĐ cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi GCNQSDĐ cho UBND cấp xã để trao cho người được cấp.
Bước 4: Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:
Trường hợp thuê đất thì trình UBND cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
* Quy trình đăng ký biến động đất đai trong những trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp hoặc ủy quyền cho Văn phòng đăng ký cấp GCNQSDĐ:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị VPĐKĐĐ thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ TN&MT. Trường hợp phải cấp GCNQSDĐ thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
1.2.4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước. Vì hoạt động này nhằm phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thanh tra việc cấp GCNQSDĐ là hoạt động thanh tra chuyên ngành. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Kiểm tra là hoạt động của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới hoặc trong nội bộ của từng cơ quan, nhằm kịp thời khắc phục yếu kém và đề xuất những giải pháp trong công tác quản lý.
1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố thuộc tỉnh trong công tác quản lý nhà nƣớc về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.3.1. Kinh nghiệm của các địa phương
- - Kinh nghiệm của thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
Chủ thể quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ tại thành phố Long Xuyên là UBND thành phố, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh An Giang (Trực tiếp là Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Long Xuyên).
Thông qua Trang thông tin điện tử, UBND thành phố Long Xuyên đã niêm yết đầy đủ và chi tiết các thông tin về lĩnh vực đất đai như: Tại mục
hành chính (gồm nội dung thủ tục, các biểu mẫu). Tại mục “Quy hoạch và
phát triển, quy hoạch và định hướng” niêm yết đầy đủ các quyết định phê
duyệt quy hoạch và bản đồ quy hoạch rất chi tiết và dễ hiểu. Tại mục “Đường
dây nóng”, niêm yết thông tin về đường dây nóng cấp tỉnh và cấp thành phố
(gồm thông tin về cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính, Tổ kiểm tra công vụ: Số điện thoại và email). Ngoài ra còn có “Bản tin nhà đất”, đăng tải các thông tin về nhà đất, giá cả mua bán,….
Như vậy, thông qua việc niêm yết các thông tin như trên, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu cũng có thể tra cứu thông tin về quy hoạch, thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, cũng như phản ánh những thông tin về các trường hợp sai phạm, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
- Kinh nghiệm của thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng
Chủ thể quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ tại thành phố Sóc Trăng là UBND thành phố, Phòng TN&MT, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sóc Trăng (Trực tiếp là Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Sóc Trăng).
Theo Quyết định số 2917/QĐ-UBND ngày 10/10/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của cấp huyện và cấp xã áp dụng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 32 quy trình nội bộ được phê duyệt. Trong đó, mỗi quy trình đều xác định rõ trình tự các bước thực hiện, nội dung công việc, trách nhiệm thực hiện, thời gian thực hiện (tính theo giờ) và kết quả/sản phẩm. Như vậy, các hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu thực hiện thủ tục đều nắm chi tiết từng bước của quy trình đồng thời xác định được sản phẩm của từng khâu, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các đơn vị thực hiện.
1.3.2. Bài học rút ra có thể áp dụng cho thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ của 02 địa phương nêu trên là cơ sở để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về cấp GCNQSDĐ tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, cụ thể:
Trên trang thông tin điện tử của UBND thành phố Cà Mau, tại mục
“Quy hoạch thành phố” cần niêm yết bản đồ quy hoạch sao cho các cá nhân,
tổ chức có nhu cầu đều có thể tra cứu một cách dễ dàng và dễ hiểu. Bên cạnh