- Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
1.5.1 Phân loại lao động trong doanh nghiệp:
Trong các doanh nghiệp công nghiệp thì công việc đầu tiên có tác dụng thiết thực đối với công tác quản lý và hạch toán lao động tiền lương là phân loại lao động.
- Phân theo tay nghề:
+ Công nhân thực hiện chức năng sản xuất chính: Là những người làm việc trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy móc, tham gia vào quá trình sản xuất và trực tiếp làm ra sản phẩm.
+ Công nhân sản xuất phụ: Là những người phục vụ cho quá trình sản xuất và làm các ngành nghề phụ như phục vụ cho công nhân trực tiếp hoặc có thể tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Lao động còn lại gồm có: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên lưu thông tiếp thị, nhân viên hoàn chỉnh, kế toán, bảo vệ.
- Phân loại theo bậc lương:
+ Lao động trực tiếp và gián tiếp trong doanh nghiệp có nhiều mức lương theo bậc lương, thang lương, thông thường công nhân trực tiếp sản xuất có từ 1 đến 7 bậc lương.
+ Bậc 1 và bậc 2: bao gồm phần lớn số lao động phổ thông chưa qua trường lớp đào tạo chuyên môn nào.
+ Bậc 3 và bậc 4: gồm những công nhân đã qua một quá trình đào tạo. + Bậc 5 trở lên: bao gồm những công nhân đã qua trường lớp chuyên môn có kỹ thuật cao.
+ Lao động gián tiếp cũng có nhiều bậc lại chia làm nhiều phần hành, (vd: như chuyên viên cấp 2).
+ Việc phân loại lao động theo nhóm lương rất cần thiết cho việc bố trí lao động, bố trí nhân sự trong các doanh nghiệp.