Tổng quan về sự hình thành và phát triển công tác thi đua, khen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 47)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Tổng quan về sự hình thành và phát triển công tác thi đua, khen

khen thƣởng ở nƣớc ta qua các thời kỳ

2.1.1. Thời kỳ bảo vệ, xây dựng chính quyền non trẻ

Nhà nước ta mới ra đời, còn non trẻ đứng trước vô vàn khó khăn, trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Thực dân Pháp nổ súng quay lại miền Nam, 28 vạn quân Tưởng vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật, theo sau là bọn tay sai Việt gian phản động định lật đổ chính quyền cách mạng; lũ lụt thiên tai hoành hành, nhân dân đói khổ, dịch bệnh, mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để diệt giặc đói, mở chiến dịch chống nạn mù chữ để diệt giặc dốt, "mở chiến dịch giáo dục lại tinh thần dân chúng bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính" và sau đó tổ chức phong trào "tuần lễ vàng", phong trào Nam tiến chi viện cho Nam Bộ kháng chiến chống xâm lược Pháp...Trong điều kiện lịch sử lúc đó, việc phát động toàn dân tham gia thực hiện các chiến dịch và phong trào này không chỉ nhanh chóng giải quyết được nạn đói, nạn dốt, tăng cường chi viện cho kháng chiến ở miền Nam mà còn nâng cao nhận thức chính trị và khẳng định trên thực tế quyền làm chủ thực sự của nhân dân đối với đất nước mới được độc lập.

2.1.2. Thời kỳ kháng chiến chống pháp

Thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng đó là:

Để có tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện các chủ trương, chính sách khen thưởng, ngày 17/9/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 83/SL, đặt ra Viện Huân chương thuộc Chủ tịch phủ. Việc đặt ra Viện Huân chương

bên cạnh người đứng đầu Nhà nước là biểu hiện tính pháp luật và giá trị cao quý của các phần thưởng Huân chương, Huy chương trong chế độ ta, đồng thời xác lập tổ chức làm quản lý nhà nước về khen thưởng từ đó được hình thành và hoạt động trong suốt 70 năm qua.

Ngày 27/3/1948 theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương đã ra chỉ thị “Phát động phong trào thi đua ái quốc”.

Ngày 1/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 195 thành lập Ban Vận động thi đua Ái quốc Trung ương, do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Trưởng ban. Ban này gồm có đại biểu Chính phủ, Quốc hội và các đoàn thể nhân dân. Ban Vận động thi đua Ái quốc các cấp có nhiệm vụ vận động, đôn đốc, thu thập và phổ biến kinh nghiệm về việc thi đua. "Các Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu, tỉnh, huyện, xã đặt kế hoạch thi đua Ái quốc cho địa phương mình. Nhưng có thể ủy quyền ấy cho các Ban Vận động thi đua Ái quốc cấp mình."

Ngày 11/6/1948 nhân dịp kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến, kiến quốc; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Người nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Thực hiện Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người, các phong trào thi đua ái quốc được phát động và lan rộng khắp các vùng miền, cuốn hút, cổ vũ, động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước thi đua hăng say lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống giặc đói; thi đua học tập, xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt và dũng cảm ngoan cường trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm…

Ngày 20/8/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 207/SL cử ông Hoàng Đạo Thuý về làm Tổng Bí thư Ban vận động Thi đua ái quốc Trung ương. Trong buổi gặp mặt để nhận nhiệm vụ mới, ông Hoàng Đạo Thuý đã nhận được từ Chủ tịch Hồ Chí Minh một chiếc quạt giấy cùng lời căn dặn:

Chú dùng cái quạt này để quạt phong trào lớn mạnh lên. Thực hiện lời căn dặn của Người, Ban vận động thi đua ái quốc đã từng bước định hướng được các phong trào thi đua phát triển có chiều sâu, huy động lực lượng tinh thần to lớn phục vụ cách mạng.

Để tổng kết phong trào thi đua và biểu dương gương điển hình xuất sắc trong cuộc kháng chiến và kiến quốc được phát động từ năm 1948, Chính phủ đã tổ chức Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu, họp từ ngày 1/5 - 6/5/1952 tại chiến khu Việt Bắc, với sự tham gia của trên 154 đại biểu. Đại hội đã tuyên dương 7 Anh hùng tiêu biểu và tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho 23 chiến sĩ xuất sắc. Trong đó có: Anh hùng Cù Chính Lan, chiến sĩ La Văn Cầu, nữ trung đội trưởng du kích Nguyễn Thị Chiên, chiến sĩ Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh, Giáp Văn Khương, Quang Vinh...

Chỉ sau 9 năm kể từ khi giành được độc lập, quân và dân cả nước với khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, với chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã chiến thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp hoàn toàn giải phóng miền Bắc.

2.1.3. Thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước

Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, nhưng nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ khác nhau. Nhiệm vụ chính trị thời kỳ này của cả nước của toàn Đảng và toàn dân ta là thực hiện song song hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng: Ở miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam; ở miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền Nam với mục tiêu chung là: Thống nhất nước nhà và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Từ sau khi có Nghị quyết đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc của Ban Bí thư

ngày 26/01/1961, các phong trào thi đua yêu nước thực sự nở rộ trên khắp các lĩnh vực, trong các giới: quân đội, giáo dục, công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, trong thanh niên, phụ nữ, trí thức, phụ lão...tiêu biểu như phong trào “Ba nhất” trong quân đội, phong trào “Gió Đại Phong” , phong trào “Thi đua bốn biển” với khẩu hiệu “làm ngày chưa đủ, tranh thủ làm đêm” trong nông nghiệp”, phong trào “Sóng Duyên Hải” trong công nghiệp, phong trào “Hai tốt” trong giáo dục, trong thanh niên xuất hiện phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong”, trong phụ nữ xuất hiện phong trào “Ba đảm đang”, trong giới trí thức phát động phong trào “Ba quyết tâm”. Ngoài ra phải kể đến phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, phong trào “Thi đua yêu nước, chống Mỹ” , phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”. Ở một số địa phương cũng xuất hiện nhiều phong trào với các khẩu hiệu như: “Bám đất giữ làng”; “Một tấc không đi, một ly không dời”, “Giết giặc lập công”, “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”, “Bám thắt lưng địch mà đánh”, “Căng địch ra mà đánh, vây chúng lại mà diệt”,…

Trong thời kỳ này, bên cạnh chú trọng các phong trào thi đua, yêu nước, Nhà nước đã ban hành, bổ sung nhiều văn bản pháp luật quy định các hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng các loại Huân chương Hữu nghị, Huân chương, Huy chương Chiến thắng, Huân chương, Huy chương Quân giải phóng Việt Nam, Huân chương, Huy chương chiến sỹ vẻ vang để khen thưởng thành tích thuộc lực lượng vũ trang được ban hành. Ở miềm Nam từ năm 1962 - 1967 Uỷ ban Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam lần lượt ban hành các quyết định đặt ra Huân chương Tổ quốc, Huân chương Thần đồng, Huân chương Giải phóng, Huân chương Chiến công giải phóng, Huân chương Quyết thắng, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng để động viên

khen thưởng quân và dân miền Nam, hăng hái thi đua đánh giặc lập công tiến lên giải phóng miền Nam.

Các phong trào thi đua, các chính sách khen thưởng kịp thời đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, góp phần bồi dưỡng và củng cố niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng, tạo sự thống nhất tư tưởng và hành động; bồi dưỡng, tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

2.1.4. Thời kỳ xây dựng đất nước từ năm 1975 đến nay

Ngày 8/12/1987 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 223/HĐBT đổi tên Viện Huân chương thành Viện Thi đua và Khen thưởng Nhà nước với nhiệm vụ là cơ quan giúp việc cho Hội đồng Thi đua và Khen thưởng Trung ương về thi đua, khen thưởng.

Thời kỳ này, công tác thi đua và khen thưởng bộc lộ yếu kém bất cập trước tình hình mới, chưa thành động lực cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân. Trước tình hình trên, ngày 3/6/1998 Bộ Chính trị đã họp và ra Chỉ thị số 35- CT/TW về đổi mới công tác TĐKT trong giai đoạn mới, nội dung chính của Chỉ thị là: “Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm của 50 năm qua các cấp ủy đảng cần chỉ đạo tiến hành đổi mới công tác thi đua và khen thưởng trong giai đoạn mới tập trung vào các vấn đề cơ bản như: làm rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác TĐKT trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác TĐKT; kiện toàn và đổi mới tổ chức - cán bộ của các cơ quan tham mưu TĐKT, đổi mới nội dung và hình thức TĐKT, quy trình phát hiện, xem xét, lựa chọn, phong tặng các danh hiệu thi đua và những vấn đề có liên quan tới việc khen thưởng như: tiêu chuẩn, danh hiệu, đối tượng khen thưởng”.

Ngày 26/11/2003 Luật Thi đua, Khen thưởng đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua. Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành vừa bảo đảm quán triệt và thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách TĐKT của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới, vừa thể hiện truyền thống đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, kế thừa những bài học quý báu về công tác TĐKT qua các giai đoạn cách mạng, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và thế giới. Luật đã quy định bộ máy tổ chức làm công tác TĐKT từ Trung ương, đến các địa phương. Bộ máy tổ chức này đã được cụ thể hoá theo nghị định số 122 ngày 04 tháng 10 năm 2005. Quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.

Nhằm tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ phong trào thi đua yêu nước trong những năm tới, 21 tháng 5 năm 2004 Bộ Chính trị khóa IX ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến.

Ngày 16/11/2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng được ban hành nhằm hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo hướng nâng cao tiêu chuẩn, đảm bảo chặt chẽ hơn, không lấy danh hiệu thi đua để làm căn cứ xét khen thưởng nhằm tránh việc tích lũy thành tích trong khen thưởng; đặc biệt xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các hình thức khen thưởng huân chương, bằng khen, giấy khen cho nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp; bổ sung thêm về chức năng, nhiệm vụ, thành phần của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng trung ương và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành danh hiệu TĐKT và thủ tục hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

Ðể đổi mới công tác TĐKT, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, ngày 07/4/2014, Bộ Chính trị ban hành chỉ thị số 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Bên cạnh đó, sau khi nước nhà thống nhất để động viên quân dân cả nước hăng hái lập công trong lao động sản xuất, học tâp, chiến đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, năm 1981 Nhà nước có Huy chương Quân kỳ quyết thắng, năm 1984 có Huy chương vì an ninh Tổ quốc, năm 1985 có danh hiệu vinh dự nhà nước: Thầy thuốc, Thầy giáo, Nghệ sỹ nhân dân, ưu tú để khen thưởng thành tích cho cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội, Công an, trong các ngành Y tế, Giáo dục, Văn hoá đã có thành tích xuất sắc. Đặc biệt năm 1995 ban hành pháp lệnh Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng cho các bà mẹ đã có nhiều con là liệt sỹ hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Như vậy, thời gian qua công tác TĐKT đã được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Nội dung và hình thức thi đua bước đầu được đổi mới phù hợp với tình hình thực tiễn và đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Các phong trào được phát triển và nhân rộng từ cơ sở, tạo nên hiệu quả thiết thực. Những nhân tố mới những mô hình mới của những Chiến sĩ thi đua, Anh hùng lao động, những tập thể Lao động xuất sắc, những đơn vị Anh hùng lao động dẫn đầu phong trào thi đua ở các ngành các cấp đã được tuyên dương ở các kỳ Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VI, VII, VIII, IX. Đó cũng chính là kết quả của phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

2.2. Giới thiệu sơ lƣợc về tỉnh Đắk Nông

Tỉnh Đắk Nông được tái lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2004, theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách tỉnh Đắk Lắk thành 2 tỉnh mới là Đắk Nông và Đắk Lắk.

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn; được xác định trong khoảng tọa độ địa lý: 11 45' đến 12 50' vĩ độ Bắc, 107 13' đến 108 10' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. Đăk Nông là tỉnh nằm trong khu vực tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Diện tích tự nhiên có 650.927 ha, có 08 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã với dân số thống kê năm 2016 là 636.000 người. Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc kinh, M'Nông, Tày, Thái, Ê Đê, Nùng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,5%, M'Nông chiếm 9,7%, các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Trung tâm tỉnh lỵ là Thị xã Gia Nghĩa. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên, Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc và cách Thành phố Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) 120 km về phía Tây Nam; có Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung, cách Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 180 km và Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) 230 km về phía Đông. Đăk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 02 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 47)