- Cử Cán bộ phòng ban huyện tham gia lớp tập huấn tại tỉnh và tổ chức thực hiện được 14 lớp tập huấn cho trên 450 lượt người tham dự.
Biểu số 2.2. Công tác tuyên truyền, tập huấn đào tạo năm 2016
Tuyên truyền Tập huấn,
đào tạo Tổ chức Số Số tập trung Hoạt Đơn vị lượt TT Số Phương tiện động Số người Số người Tuyên truyền đoàn lớp
tham buổi tham thể gia gia I Cấp huyện (Phòng, 14 450 ban, đoàn thể) 1 Phòng Nông nghiệp 14 450 và PTNT
2 Đài Truyền thanh 839 tin bài,5 chuyên mục,
198 băng, đĩa, CD; Cấp xã 1.989 khẩu hiệu, 356
II (BCĐ, BQL, pano, 57 cuốn tài liệu 26 45 2.376 đoàn thể) hướng dẫn, khoảng
50.000 tờ rơi
Tổng cộng 59 2.826
2.2.4. Quản lý và sử dụng các nguồn lực xây dựng nông thôn mới
Trong các nguồn lực phục vụ xây dựng NTM, nguồn nhân lực và vật lực là hai nguồn lực quan trọng nhất góp phần đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình xây dựng NTM. Trước hết, nguồn nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt nhằm đáp ứng cho quá trình xây dựng NTM. Xác định được vấn đề này, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng nhằm đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt cho chương trình xây dựng NTM. Đây là chủ trương đúng, đáp ứng nguyện vọng của bà con nhân dân, bởi thông qua đào tạo giúp người lao động có thêm kiến thức, góp phần tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Xây dựng NTM cũng là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, lao động nông thôn phải trở thành công nhân trên chính quê hương của mình thì việc li nông mà không li hương mới hiệu quả. Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, trong những năm qua, huyện đã mở được 08 lớp đào tạo nghề cho 735 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74%. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện không chỉ là việc nâng cao chất lượng lao động mà còn giúp cho người lao động có thể dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi nghề nghiệp mới, tiếp cận khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nguồn lực tài chính cũng là một trong những nội dung quan trọng trong những nguồn lực phục vụ xây dựng NTM. Ngoài các nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách, huyện Cư Jút tiếp tục chỉ đạo các xã đẩy nhanh việc xử lý đất dôi dư, xen kẹp theo Quyết định số 14 của UBND tỉnh và đấu giá đất ở mới. Tổng nguồn vốn huy động từ năm 2011- 2016 trên địa bàn huyện là: 391.642 triệu đồng, trong đó: NSNN là 172.230 triệu đồng, vốn lồng ghép: 21.988 triệu đồng, vốn tín dụng: 450 triệu đồng, vốn doanh nghiệp: 8.075 triệu đồng, vốn huy động cộng đồng: 36.650 triệu đồng, vốn khác: 152.231 triệu đồng; nguồn kinh phí hỗ trợ xi măng (từ năm 2013-2015) của tỉnh khoảng 6,7 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ đá của huyện khoảng
4,67 tỷ đồng đã góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân cũng như làm “thay da, đổi thịt” cho các xã của huyện [3; tr 3].
Biểu số 2.3. Tổng hợp vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện Cư Jút, giai đoạn 2011 – 2015
ĐVT: Triệu đồng
Kết quả thực hiện Lũy kế đến TT Nội dung thời điểm
Năm Năm Năm Năm Năm chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 báo cáo (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(3)+(4)+(5) + (6)+(7) 1 Ngân sách NN 27,420.0 40,666.6 44,481.8 46,125 13,537 172,230 Vốn lồng ghép từ 2 các chương trình, 5,380.0 1,314.0 5,012.0 5,645 4,637 21,988 dự án khác 3 Vốn tín dụng - - 450 450 4 Vốn huy động từ doanh nghiệp 1,120.0 2,500.0 2,100.0 355 2,000 8,075 Vốn huy động đóng 5 góp cộng đồng dân 9,571.90 7,778.10 7,435.0 9,250 2,615 36,650 cư Vốn huy động từ 6 nguồn khác (xây
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Cư Jút, tháng 12/2015)
Tuy nhiên, về cơ bản nguồn vốn để xây dựng NTM được huy động còn hạn chế, công tác giải ngân còn chậm. Qua quá trình tổng hợp của các xã cho thấy, nguồn vốn chủ yếu thực hiện xây dựng NTM vẫn là các nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu quốc gia của các cấp; trong khi đó, nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp và nguồn vốn do nhân dân đóng góp trực tiếp còn rất hạn chế. Mặt khác, tỷ trọng vốn đầu tư dành cho xây dựng kết cấu hạ tầng là chủ yếu, chiếm 61,7% nguồn lực thực hiện, tiếp theo là hoạt động phát triển sản xuất chiếm 14,11%, tuy nhiên chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thấp chiếm chưa đầy 2,35%, điều đó cho thấy việc đầu tư cho người dân nâng cao trình độ để tổ chức sản xuất chưa hợp lý. Để xây dựng thành công chương trình NTM đưa nông nghiệp nông thôn gần với khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất tiên tiến, người nông dân - chủ thể xây dựng NTM cần phải được đào tạo, phải được trang bị những hiểu biết nhất định đáp ứng yêu cầu trình độ sản xuất hiện đại. Một số nội dung như xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất và đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện năm sau đều cao hơn năm trước; một số nội dung còn lại như quy hoạch, tuyên truyền, tập huấn, thực hiện giảm so với năm 2011, điều này là phù hợp với quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
2.2.5. Công tác quản lý về cơ sở hạ tầng thiết yếu và các thiết chế văn hoá xã hội trong xây dựng nông thôn mới
Cơ sở hạ tầng thiết yếu được hiểu là các công trình hạ tầng có liên quan mật thiết đến đời sống của người dân, bao gồm: hệ thống đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống lưới điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu chính – viễn thông, nhà ở dân cư...Qua 6 năm thực hiện xây dựng NTM, diện mạo nông thôn Cư Jút nói chung và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu
của người dân. Về hệ thống đường giao thông nông thôn: Đến nay, toàn huyện đã huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư làm mới, cải tạo, nâng cấp gần 270 km đường giao thông nông thôn cụ thể là: Toàn huyện đã hoàn thiện được 30,92 km đường huyện với bề mặt rộng từ 5,5m trở lên, các tuyến đường xã (gồm đường thôn, xóm) dài 143,63 km, mặt đường rộng từ 2,5-3,5m chủ yếu là bê tông và đá răm. Thực hiện cơ chế hỗ trợ xi măng từ đầu năm 2013 đến nay, huyện nhà đã thực hiện triển khai trải bê tông hóa đường thôn, ngõ xóm được 24 tuyến đường ngõ xóm với tổng chiều dài trên 25 km, tổng khối lượng 4.200 tấn xi măng, tổng giá trị thành tiền gần 7 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2016, toàn huyện Cư Jút đã có 05/08 xã (chiếm 66,7% số xã) đạt yêu cầu về hệ thống đường trục giao thông xã, liên xã đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay toàn huyện đã cứng hoá đường trục thôn, xóm, đường trục chính nội đồng theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh và đá của huyện được khoảng 56km [3; tr17].
Về thủy lợi: Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ, nạo vét kênh mương nhằm đảm bảo phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh được UBND huyện, và UBND các xã quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đến nay, toàn huyện có 07/07 xã (đạt 100% số xã) đạt tiêu chí về thủy lợi [3; tr17]. Về hệ thống lưới điện: Trong giai đoạn 2011 - 2016, điện lực Cư Jút đã có nhiều dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa và nâng cấp lưới điện nông nông thôn được triển khai. Ngành Điện đã tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống đường dây hạ thế, thay thế công tơ. Lưới điện của các xã sau khi đầu tư cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chí điện nông thôn. Tính đến hết năm 2016, toàn huyện có 07/07 xã (đạt 100%) đạt tiêu chí về điện [3; tr 17]. Về trường học: Trong 5 năm từ 2011 đến 2016 huyện đã đầu tư xây mới trên 50 phòng học và mua sắm bàn, ghế, trang thiết bị đồ dùng học tập. Toàn huyện có 28/36 trường của 12 xã đạt chuẩn quốc gia. Đến nay, toàn huyện có 04/07 xã (chiếm
50%) số xã đạt tiêu chí trường học [3;tr 18]. Về cơ sở vật chất văn hóa: Ngoài vốn hỗ trợ của nhà nước, các xã đã tích cực thực hiện chủ trương huy động từ nguồn xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất (nhà văn hóa, sân vận động, nhà tập thể thao...). Phần lớn các xã chưa có nhà văn hóa riêng. Một số sử dụng Hội trường làm Nhà văn hóa xã nhưng còn thiếu hoặc các trang thiết bị không đảm bảo như thư viện, hệ thống loa đài truyền thanh… Nhiều xã chưa có khu thể thao tại khu trung tâm. 100% các thôn đã có nhà văn hóa hoặc sử dụng đình làng làm điểm sinh hoạt văn hóa. Toàn huyện có 85/92 thôn có Nhà văn hóa thôn đạt chuẩn về hạ tầng. Tuy nhiên, nhiều thôn còn thiếu các thiết chế văn hóa. Các thôn có diện tích khu thể thao đạt chuẩn chỉ chiếm khoảng 85% tổng số thôn. Đến nay, trên địa bàn huyện có 05/07 xã (chiếm 75%) đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa [3;tr 18].
Về chợ nông thôn: Từ năm 2011 đến nay, huyện đã tập trung vốn đầu tư để xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp mạng lưới chợ trên địa bàn nông thôn huyện; toàn huyện có 3 chợ được Dự án cạnh tranh bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (LIFSAP) đầu tư khu bán hàng thực phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường (mỗi chợ đầu tư từ 1,6 đến 3,2 tỷ đồng). Năm 2012, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới chợ nông thôn đến 2020. Đến nay, trên địa bàn huyện có 11/12 xã (chiếm 91,7%) đạt tiêu chí chợ (xã không có chợ coi như đã đạt tiêu chí) [3;tr 18]. Điểm bưu điện văn hóa luôn được chỉnh trang, nâng cấp để cơ bản các xã đạt chuẩn, nâng cao chất lượng Internet ở các thôn. 100% các xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông và Internet đến thôn. Đến nay, toàn huyện có 07/07 xã (đạt 100%) các xã đạt tiêu chí về bưu điện [3;tr 18]. Về nhà ở dân cư: Bên cạnh việc các hộ dân tự xây mới, chỉnh trang nhà ở, từ năm 2011, thực hiện Chương trình xây dựng nhà cho hộ nghèo do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và UBMTTQ tỉnh, huyện phát
huyện hỗ trợ 30 triệu đồng/ngôi. Năm 2011 là 65 ngôi với kinh phí hỗ trợ 29,2 triệu đồng/ngôi. Từ năm 2013-2014, chương trình hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà cho người có công thực hiện được 462 ngôi, góp phần nâng cao tỷ lệ nhà đạt tiêu chuẩn trong toàn huyện lên trên 97%. Đến nay, toàn huyện có 07/07 xã (đạt 100%) đạt tiêu chí về nhà ở [3;tr 18]. Huyện Cư Jút có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông và phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại…là điều kiện để thu hút người lao động từ các nơi khác đến. Đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn đối với công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường của huyện Cư Jút. Năm học 2016-2017 toàn huyện có 51 cơ sở giáo dục, trong đó: 45 trường (gồm Mẫu giáo, Tiểu học và THCS), 04 trường THPT, 01 Trường phổ thông dân tộc nội trú và 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Tổ chức được nhiều cuộc thi thu hút được sự tham gia của đông đảo giáo viên, học sinh. Công tác tổ chức thi THPT được triển khai nghiêm túc, các cụm thi không có trường nào vi phạm quy chế thi. Xét tốt nghiệp THCS năm học 2015-2016 có 1.428/1.453 em được công nhận, đạt 98,3%. Đến nay, toàn huyện có 05/07 xã (đạt 78%) đạt tiêu chí về giáo dục. Qua 5 năm triển khai xây dựng NTM và bằng nguồn vốn do tỉnh hỗ trợ, huyện Cư Jút đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp 01 trạm y tế, xây mới 03 trạm y tế. Hiện nay, 100% số xã trên địa bàn huyện đã tiêu chí về y tế. Việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở luôn được huyện quan tâm, hiện nay, tỷ lệ gia đình văn hóa trong toàn huyện đạt 89%; Toàn huyện Cư Jút có trên 97% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Một số xã đã thực hiện phân loại rác thải tại chỗ của hộ gia đình; thu gom, vận chuyển đến địa điểm tập kết để xử lý; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân mai táng theo hình thức hỏa táng hoặc trong trong nghĩa trang đã được quy hoạch. Hiện nay, huyện Cư Jút đã có 05 nhà máy nước tập trung và đang triển khai xây mới 01
nhà máy nước và ký hợp đồng cung cấp nước sạch với nhà máy nước sạch Đăk Nông để phấn đấu cung cấp nước sạch cho 05/07 xã trên địa bàn.
Biểu số 2.4. Kết quả xây dựng hạ tầng nông thôn huyện Cư Jút Số
Nội dung
Đơn Khối lượng
TT vị tính 2014 2015 2016
1 Giao thông 25,29 36,7 31,78
a Nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn Km 7.89 15.8 25 đường trục xã, liên xã
- Xây dựng mới Km 2,3 1,6
- Cải tạo, nâng cấp Km 2,93 4
b Cứng hoá đạt chuẩn đường trục thôn Km 23.46 36.15 45.51 xóm
- Xây dựng mới Km 7,5 9,5
- Cải tạo, nâng cấp Km 4,06 13 21,68
c Làm sạch đường ngõ, xóm và không Km lầy lội vào mùa mưa
- Xây dựng mới Km
- Cải tạo, nâng cấp Km
d Cứng hoá đường trục chính nội đồng Km 21.5 38.1 56.35
- Xây dựng mới 5 4,5
- Cải tạo, nâng cấp 3,5 5,7 8,5
2 Thuỷ lợi 89,25 76,3 54,95
3 Trường học 24 29 9
- Xây dựng mới Trườn 2 5 9 g
- Cải tạo, nâng cấp Trườn 23 27 31
g
4 Trạm y tế 3 2
- Xây dựng mới Trạm
- Cải tạo, nâng cấp Trạm 3 2
5 Nhà văn hoá 3 3 5
- Xây dựng mới Nhà 3 2
- Cải tạo, nâng cấp Nhà 9 13 8
- Số thôn, buôn, bon có nhà VH Nhà 66/92 78/92 85/92
- Số xã đạt cơ sở vật chất VH Nhà 3/7 3/7 5/7
6 Chợ 5 5 7
- Xây dựng mới chợ 3 4 5
- Cải tạo, nâng cấp chợ 3 2 7
(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cư Jút – Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệo về kết quả thực hiện NQ XD NTM)
Như vậy, trong 3 năm (2014-2016) việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã nâng cấp xây dựng 35 nhà văn hóa xã và 85 nhà văn hóa thôn được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ hoạt động của xã, thôn, xóm; 07/07 trạm y tế xã được đầu tư nâng cấp, trang bị thiết bị; Đầu tư nâng cấp và làm mới 05 trường học và cải tạo, sửa chữa nâng cấp 68 trường; làm mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp 113,6 km đường giao thông nông thôn;
2.2.6. Kết quả cơ bản thực hiện 19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới
- Tiêu chí số 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Tiêu chísố 1 gồm 3
chỉ tiêu nhỏ là Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Biểu số 2.5. Tình hình thực hiện tiêu chí quy hoạch năm 2015
TS Số xã chưa Số xã
ố
Nội dung, yêu cầu của tiêu chí hoàn đã hoàn
T thành tiêu thành
T chí TC