7. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận
hộ cận nghèo
a, Chính sách hỗ trợ giảm nghèo về thu nhập - Tạo vốn và tính dụng ưu đãi đối với người nghèo
Qua nghiên cứu thực tế các xã, phường trên địa bàn thị xã, nguyên nhân dẫn đến nghèo thì có nhiều, trong đó nguyên nhân do không có vốn để kinh doanh và phát triển sản xuất có đến 109 trường hợp. Để làm cho diện hộ nghèo trên thoát được đói nghèo trong những năm tới cần:
+ Đa dạng các nguồn vốn, bao gồm vốn tín dụng của ngân hàng chính sách - xã hội, vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, quỹ “Vì người nghèo kết hợp sử dụng các nguồn vốn khác của các tổ chức đoàn thể, tổ chức phi chính phủ quốc tế để đảm bảo cơ bản số hộ nghèo có nhu cầu cần vốn làm ăn được trợ vốn, vay vốn tín dụng ưu đãi.
+ Thực hiện đa dạng hóa các phương thức hỗ trợ, cho vay vốn gắn chặt với các giải pháp khác, phục vụ có hiệu quả các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo phù hợp với giai đoạn giảm nghèo như:
Thực hiện trợ vốn cho hộ nghèo có nhu cầu vốn để chủ động làm ăn sinh sống, gắn chặt với việc tổ chức hướng dẫn cách làm ăn sinh lợi, có hiệu quả thiết thực.
Trợ vốn cho vay các hộ khá làm ăn có hiệu quả, tạo điều kiện phát huy kinh nghiệm quý về khả năng quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và cuộc sống của những hộ này để họ giúp trở lại những hộ chưa vượt đói nghèo khác. Đầu tư vốn cho các cơ sở sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả trên địa bàn hoặc các ngành chức năng để tổ chức đào tạo ngành nghề, miễn giảm học phí và giới thiệu việc làm cho người lao động trong diện xóa đói giảm nghèo.
trồng để thu hút các hộ nghèo có nhu cầu về sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt hải sản…
Tổ chức vận động phong trào toàn xã hội ủng hộ quỹ xóa đói giảm nghèo các cấp bằng các biện pháp như: tổ chức vận động hộ nhân dân và tổ chức doanh nghiệp (Trong nước, liên doanh và nước ngoài) trên địa bàn thị xã đóng góp ủng hộ quỹ vì người nghèo.
Quản lý vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội phục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Song song đó tiếp tục kết hợp sử dụng nguồn vốn tự có, tự vận động của các đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn thanh niên cộng sản,…)
Ngoài các nguồn quỹ nói trên để phục vụ cho chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thị xã còn có nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác như chương trình mục tiêu quốc qia xây dựng nông thôn mới, nước sạch vệ sinh môi trường, chương trình xóa mù chữ, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình chống suy dinh dưỡng trẻ em, quỹ đền ơn đáp nghĩa, chương trình nhà ở cho nhân dân, chương trình đầu tư cho các xã vùng biên giới, chương trình đánh bắt xa bờ,…những chương trình này đã và đang góp phần phục vụ cho hoạt động xóa đói giảm nghèo.
- Hỗ trợ điều kiện sản xuất đối với hộ nghèo
Trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền ở cơ sở trên địa bàn thị xã đã có nhiều chủ trương trong việc tháo gỡ khó khăn cho những hộ dân thuộc diện nghèo đói như cho vay vốn, giải quyết việc làm và phần nào đã giảm bớt được một phần khó khăn. Để làm cho người trong diện nghèo đói vươn lên làm ăn khá giả, tiến tới có cuộc sống no đủ, trong những năm tới cấp ủy Đảng và Chính quyền cần phải hỗ trợ điều kiện sản xuất đối với hộ nghèo với các hình thức như:
+ Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng gắn với quy hoạch bố trí lại khu dân cư phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện chính sách lợi ích bảo vệ rừng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với việc bảo vệ môi trường. Thực hiện chính sách hỗ trợ giống cây, con và chính sách giảm miễn thuế cho các hộ nghèo phát triển sản xuất.
+ Đồng thời cần phải coi trọng việc khuyến khích mạnh các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ, làm dịch vụ,…cùng với việc quy hoạch xây dựng tiếp các chợ trung tâm xã biên giới, đẩy mạnh hoạt động thương mại và dịch vụ tạo ra nhiều ngành nghề thu hút lao động nghèo. Tổ chức đưa con em các hộ nghèo đi học các trường, trung tâm dạy nghề, các lớp kỹ thuật…Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoặc miễn học phí và các khoản đóng góp khác cho các hộ nghèo, nhằm tạo điều kiện giải quyết việc làm, bố trí ngành nghề chuyển từ lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác.
+ Cấp ủy Đảng, chính quyền cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng và rút kinh nghiệm các mô hình lồng ghép xóa đói giảm nghèo có hiệu quả và bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Tập trung chỉ đạo các nhóm mô hình như:
Liên kết giữa các công ty, đơn vị với các xã và hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Coi trọng mô hình phát triển nuôi trồng thủy hải sản gắn với xóa đói giảm nghèo tại các địa phương ven biển; mô hình câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ, nông dân, thanh niên…giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo; xây dựng nhà tình nghĩa và hỗ trợ xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết; phát triển ngành nghề ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động và tạo việc làm; kịp thời thực hiện các giải pháp cứu trợ cho người
nghèo không may gặp rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa và các rủi ro khác không để hộ dân nào bị đói, thực hiện tốt chương trình phòng chống thiên tai, đặc biệt quan tâm đến đối tượng nghèo, hạn chế rủi ro, tái nghèo đói. Tăng cường thực hiện các quỹ an sinh xã hội “Vì người nghèo”…sử dụng có hiệu quả, công khai minh bạch.
Thực hiện đầu tư các công trình nước tập trung và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý và hướng dẫn cung cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật và đào tạo tay nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
Thực trạng hộ nghèo tại 7 xã, phường cho thấy nguyên nhân dẫn đến nghèo do không biết cách làm ăn, không có tay nghề, không có việc làm, thiếu phương tiện sản xuất,… và các trường hợp này chủ yếu trên địa bàn phường Pháo Đài (32 trường hợp không có việc làm, 16 trường hợp không biết cách làm ăn) và xã Mỹ Đức (24 trường hợp không có việc làm). Để làm cho họ thoát được nghèo đói từng bước vươn lên làm ăn khá giả, có cuộc sống ấm no cần phải tập trung một số công tác sau đây:
+ Các cơ quan chức năng cần phải hướng dẫn về cách làm ăn, kế hoạch sản xuất, kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thủy hải sản, một số nghề tiểu thủ công nghiệp, cách buôn bán nhỏ, dịch vụ,…cho người nghèo. Trong đó cần tập trung tại phường Pháo Đài, nơi có nhiều hộ nghèo không biết làm ăn, không có tay nghề, nhưng lại có điều kiện tự nhiên phù hợp như: có phần diện tích tiếp giáp với biển, có khu du lịch Mũi Nai và có diện tích đất để sản xuất nông nghiệp.
+ Tăng cường công tác dạy nghề cho người lao động, đặc biệt là những người lao động ở nông thôn trên địa bàn xã Mỹ Đức, gắn dạy nghề với việc làm phù hợp với phát triển kinh tế địa phương. Coi trọng công tác dạy nghề kết hợp với chuyển giao công nghệ, đa dạng các hình thức dạy nghề và học nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị
trường lao động.
+ Tổ chức hướng dẫn về chi tiêu trong sinh hoạt gia đình hộ nghèo; chủ yếu tập trung dần tính chi tiêu hợp lý và tiết kiệm để có tích lũy vươn lên vượt
nghèo khó.
+ Tổ chức chuyển giao kỹ thuật đa dạng phù hợp với điều kiện kinh tế của các vùng, các xã và nhóm hộ dân khác nhau trên địa bàn thị xã. Việc chuyển giao không những thông tin về kỹ thuật mà cả về kinh tế lẫn thị trường, nhằm đảm bảo cho người dân nghèo được trang bị các điều kiện cần thiết để tiếp cận và tham gia vào thị trường, làm ăn sinh sống. Đồng thời hướng dẫn hộ nghèo nên trồng cây gì, nuôi con gì, bán ở đâu với giá cả hợp lý để đảm bảo sản xuất có lãi, từng bước vượt qua đói nghèo. Gắn với việc kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng nông, hải sản cùng với sự tác động tích cực của Nhà nước. + Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết phong trào hộ nghèo sản xuất kinh doanh giỏi, vượt nghèo, làm ăn khá giả, sơ kết phong trào nông dân sản xuất giỏi; phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế xóa đói giảm nghèo, sơ kết các mô hình sản xuất kinh doanh làm ăn khá giả để rút kinh nghiệm và phổ biến nhân rộng trong cộng đồng.
+ Phát huy vai trò và hoạt động của Chính quyền ấp, khu phố, tổ nhân dân tự quản và các tổ chức đoàn thể trong phối hợp giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm cùng nhau học tập vận dụng cách làm ăn có hiệu quả hơn trên từng hộ hoặc từng nhóm dân cư.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009
của Thủ tướng Chính phủ và chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý.
Hỗ trợ trực tiếp cho người dân tộc thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính
phủ và thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về vùng sâu vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo. Tiếp tục thực hiện việc cấp một số loại báo, tạp chí không thu tiền theo quy định của nhà nước.
b, Chính sách hỗ trợ hộ nghèo do thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Về chính sách chăm lo sức khỏe, văn hóa và giáo dục cho người nghèo
Công tác xóa đói giảm nghèo đối với diện hộ nghèo trong thị xã không chỉ chăm lo về đời sống kinh tế mà phải gắn với việc chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục và đào tạo cho con em và bản thân những gia đình trong diện hộ nghèo. Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thị ủy, UBND thị xã, các xã, phường có hộ dân trong diện nghèo đói, không những chỉ chăm lo quan tâm đến đời sống vật chất mà còn luôn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục. Nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa theo như mong muốn, tỷ lệ bệnh tật trong diện hộ nghèo vẫn chưa được đẩy lùi, mức hưởng thụ văn hóa còn thấp, nhiều tệ nạn xã hội còn nảy sinh; con em trong diện hộ nghèo tỷ lệ bỏ học còn cao. Để nâng cao sức khỏe, văn hóa tinh thần và trình độ học vấn cho những người trong diện hộ nghèo trong những năm tới cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
+ Về chăm sóc sức khỏe: Để nâng cao chất lượng cuộc sống thì cần phải huy động sự đóng góp của cộng đồng dưới nhiều hình thức để phát triển dịch vụ y tế. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, phấn đấu đến năm 2020 một trăm phần trăm trạm y tế có trang thiết bị y tế cơ bản và đạt chuẩn theo quy định. Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, thực hiện chỉ tiêu sinh đẻ có kế hoạch, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em nghèo. Đảm bảo 100% người nghèo, cận nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. Phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, hỗ trợ một phần viện phí cho đối tượng mắc các
bệnh hiểm nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo phải gắn liền với công tác tuyên truyền giáo dục ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh và giữ gìn môi trường sạch sẽ nơi địa bàn mà mình cư trú.
+ Về văn hóa: Cần phải đầu tư cơ sở vật chất, vận động xây dựng nếp sống văn hóa, tổ chức phong trào văn nghệ quần chúng, hội diễn, hội thi, xây dựng các thiết chế văn hóa…nhằm cải thiện, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa thông tin của nhân dân các xã biên giới, hải đảo, vùng dân tộc khó khăn trong thị xã. Đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bài trừ các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm đồi trụy độc hại. Từng bước đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại để ngày càng thỏa mãn nhu cầu tinh thần và việc nắm bắt thông tin của nhân dân.
+ Về giáo dục: Thực hiện tốt Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục Quốc dân từ năm học 2015 - 2016 đến năm 2019 - 2020. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi đối với học sinh - sinh viên
nghèo. Hội khuyến học các cấp tăng cường phối kết hợp hỗ trợ về giáo dục và đào tạo đối với học sinh - sinh viên nghèo, cận nghèo trên địa bàn.
Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn tập trung thực hiện tốt mở rộng quỹ khuyến học, quan tâm đầu tư để đạt chuẩn các cơ sở trường học vùng khó khăn. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Dân tộc nội trú để nâng cao chất lượng dạy và học cho cho học sinh là con em các dân tộc thiểu số nhằm tạo nguồn nhân lực lâu dài
cho địa phương. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo về giáo dục nhằm xóa bỏ cơ bản tình trạng mù chữ, bỏ học của con em hộ nghèo đói. Tạo điều kiện cho người nghèo được nâng cao trình độ học vấn, tiếp cận được khoa học kỹ thuật vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện việc miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp đối với học sinh nghèo ở các cấp học. Đối với các học sinh nghèo thuộc các lớp khối tiểu học và Trường Dân tộc nội trú được cấp sách vở, được xét cấp học bổng và có chính sách ưu tiên đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học và được xét cấp học bổng hàng năm.
Tiếp tục mở rộng các lớp học tình thương, xóa mù chữ, tổ chức những