Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN THẦU PHỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI ĐA BỘI (Trang 40 - 57)

Theo nghiên cứu của Dickson năm 1966, sau đó được phát triển bởi Weber năm 1991, Aguezzoul và Ladet năm 2003, và Cheraghi năm 2004 có 23 nhân tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà thầu phụ :

Rank Criteria Factor

1 Quality 3.508

2 Delivery 3.417

3 Performance history 2.998

4 Warranties and claim policies 2.849

5 Production factilities and capacity 2.775

6 Price 2.758

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

7 Technical capability 2.545

8 Financial position 2.514

9 Procedural compliance 2.488

10 Communication system 2.426

11 Reputation and position in industry 2.412

12 Desire for business 2.256

13 Management and organization 2.216

14 Operating controls 2.211

15 Repair service 2.187

16 Attitude 2.120

17 Impression 2.054

18 Packagaing ability 2.009

19 Labor relation record 2.003

20 Geographical location 1.872

21 Amount of past business 1.597

22 Training aids 1.537

23 Reciprocal arrangement 0.610

Dựa vào 23 yếu tố này, tham khảo ý kiến cán bộ hướng dẫn và phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp để loại bỏ hoặc bổ sung thêm nhân tố.

Trên cơ sở các nhân tố đã được điều chỉnh, tiến hành thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát. Bảng câu hỏi dự kiến gồm có 2 phần A và B.

Phần A gồm các thông tin cá nhân của người trả lời (kinh nghiệm làm việc, vai trò, lĩnh vực hoạt động của công ty …).

Phần B chứa các thông tin liên quan đến các nhân tố trên. Mỗi nhân tố được khảo sát theo thang đo LIKERT với 5 mức độ từ “Không ảnh hưởng” đến “Ảnh hưởng rất lớn”.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Sau khi xây dựng xong, tiến hành gửi bảng khảo sát này đến các công ty, cơ quan liên quan để khảo sát. Các công ty, cơ quan liên quan là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công trình dân dụng và công nghiệp bao gồm : Thi công, Chủ đầu tư, Tư vấn. Bảng câu hỏi đến các đơn vị trên bằng cách gửi bản in, gửi email, phỏng vấn trực tiếp hoặc thông qua trang web khảo sát.

Thu thập, phân tích số liệu, xác định các nhân tố chính có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp bằng phần mềm SPSS theo phương pháp phân tích thành tố chính PCA. Dùng chức năng Regression lưu lại các biến khi phân tích thành tố chính để tiện sử dụng trong mô hình hồi qui ở bước tiếp theo của nghiên cứu. Các biến này sau phân tích PCA trực giao với nhau. Do đó đây là các biến độc lập. Vì vậy sẽ tránh hiện tượng đa cộng tuyến ( multi – collinearity) và hiện tượng tự động tương quan ( autocorrelation ) khi phân tích hồi qui.

Trên kết quả phân tích được, đánh giá xếp hạng những nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Từ đó, so sánh kết quả thu được với kết quả trong các nghiên cứu trước và rút ra nhận xét.

Từ kết quả phân tích PCA có được, tiếp tục xây dựng mô hình hồi qui đa biến để lựa chọn nhà thầu phụ:

Phương trình hồi quy đa biến Y = Co + ∑Vi Ci , với i = 1-->n Trong đó:

Y: Biến phụ thuộc – mức độ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà thầu phụ của tập hợp các nhân tố

Ci: Hệ số hồi quy cục bộ Co: Hằng số

n: Số lượng biến độc lập

Nhà thầu phụ được xác định bằng công thức sau: P1 = Co + C1V1 + C2V2 + ……….+ VnCn Trong đó:

P1 : Điểm phân loại của nhà thầu Co : Hằng số cố định

Vn : Điểm các biến số ( tiêu chuẩn)

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Nhà thầu phụ có điểm số tốt nhất trong công thức trên sẽ là nhà thầu phụ có năng lực tốt nhất để lựa chọn.

So sánh với các kết quả của những nghiên cứu trước và rút ra kết luận.

1.6. Thiết kế bảng câu hỏi

Thiết kế nghiên cứu như là một bản kế hoạch chi tiết cho sự hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và sự trả lời các câu hỏi trong đó ta cần cụ thể hoá nội dung, quy trình

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

và thời gian thực hiện nghiên cứu. Nó bao gồm: (1) Kế hoạch hành động và kế hoạch theo thời gian, (2) Một kế hoạch dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, (3) Một hướng dẫn cho lựa chọn các tài nguyên và các kiểu thông tin, (4) Một bộ khung công việc cho cụ thể hóa các quan hệ trong vòng các biến nghiên cứu, và (5) Một phác thảo cho mỗi thao tác nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học, ta cân nhắc

- Kiểu nghiên cứu. Ví dụ: exploratory, descriptive, causal (explanatory, predictive)

- Cách thức nghiên cứu ( research approach ). Ví dụ: quantitive, qualitative, triangulation

- Thiết kế thực nghiệm ( empirical design ). Ví dụ: thiết kế giữa các chủ đề, thiết kế trong vòng chủ đề,…

- Các phương pháp thu thập dữ liệu. Ví dụ: khảo sát, phỏng vấn - Các phương pháp phân tích dữ liệu. Ví dụ: t – test, ANOVA

Trong thiết kế nghiên cứu dữ liệu và phương pháp thu thập phải phù hợp và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Nói cách khác tuỳ theo quy mô và mục tiêu nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải cân đối một cách phù hợp nhất 3 yếu tố cơ bản là: giá trị thông tin, độ chính xác của thông tin thu được và chi phí để thực hiện nghiên cứu đó.

Giá trị thông tin

Độ chính xác Chi phí

Hình 4.4 Cân đối giá trị thông tin, độ chính xác và chi phí trong nghiên cứu.

2.2.1 Kỹ thuật phỏng vấn sâu ( In - depth Interview)

Kỹ thuật phỏng vấn sâu (In-depth Interview) là quá trình trao đổi cá nhân phi cấu trúc sao cho người được hỏi diễn tả các sự kiện, cảm nghĩ, nhận xét, thái độ, … về một vấn đề nào đó.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH Trọng tâm của kỹ thuật phỏng vấn sau bao gồm :

+ Nghiên cứu khám phá.

+ Hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân của các hành vi. + Xây dựng các giả thuyết.

Đặc điểm của kỹ thuật phỏng vấn sâu : + Phi cấu trúc, tự nhiên, thoải mái. + Kết quả mang tính khám phá, sơ bộ.

+Tốn nhiều thời gian công sức nếu thực hiện quy mô lớn và độ chính xác tối đa.

Bảng câu hỏi trong phỏng vấn sâu là một trong những phương pháp thường được dùng để khảo sát, thu thập dữ liệu cho việc nghiên cứu xã hội hay quản lí. Chính vì vậy, việc thiết kế bảng câu hỏi sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đến kết quả nghiên cứu, việc thiết kế bảng câu hỏi không tốt có thể sẽ dẫn đến việc kết quả nghiên cứu bị sai lệch khác xa nhiều so với điều kiện thực tế, đôi khi gây ra một hậu quả rất nghiêm trọng.

Người nghiên cứu không nên áp đặt bất kỳ một ý kiến nào của riêng mình cho người khác trả lời, mà phải cố gắng khích lệ người trả lời nói lên những suy nghĩ của riêng họ, bảng câu hỏi phải được thiết kế sao cho những người trả lời có quan tâm đến và sẵn sàng chia sẻ thông tin, kết quả nghiên cứu với họ để khuyến khích họ trả lời một cách tận tình và đầy đủ hơn.

Bảng câu hỏi đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, tránh tình trạng một câu được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau đối với người trả lời để khỏi gây ra kết quả bị lệch lạc, bóp méo. Trong bảng câu hỏi mọi thứ phải được cấu trúc, người nghiên cứu nên ấn định chính xác những câu trả lời là gì, người trả lời chỉ việc đánh dấu, khoanh tròn hay chỉ định trong số những câu trả lời soạn sẵn có câu nào giống với ý kiến của họ nhất. Vì vậy, người nghiên cứu không thể thiết kế nên một bảng câu hỏi tốt nếu không biết trước người trả lời suy nghĩ như thế nào. Vì vậy, giai đoạn thí điểm ban đầu (hoặc là những nghiên cứu trước đó) rất quan trọng, nếu không những câu hỏi đặt ra sẽ không phù hợp và những câu trả lời có thể sẽ không ăn nhập gì với suy nghĩ của người trả lời.

Ngoài ra, khi thiết kế bảng câu hỏi cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

- Cách tổ chức bảng câu hỏi: cách tổ chức có ảnh hưởng rất mạnh đến tỉ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lượng thu thập thông tin (sự chính xác của các câu trả lời).

- Cách sử dụng từ trong câu hỏi, cách đặt câu hỏi cũng có tác động rất mạnh đến chất lượng thông tin.

- Thang đo lường dùng trong câu hỏi, điều này ấn định dạng thông tin mà ta thu thập.

- Nhận dạng các vấn đề cần khảo sát từ các nguồn thông tin: phỏng vấn các chuyên gia trong ngành, kết quả của các nghiên cứu trước, tra cứu thông tin và tài liệu tham khảo qua các nghiên cứu trước đó, sách báo, tạp chí có uy tín và internet.

- Lựa chọn hình thức câu hỏi và thang đo: ta có thể chọn thang đo năm 5 mức độ ( Thang đo Likert ) như sau:

(1) Không ảnh hưởng. (2) Ít ảnh hưởng.

(3) Ảnh hưởng trung bình. (4) Ảnh hưởng lớn.

(5) Ảnh hưởng rất lớn.

- Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi, nội dung chủ yếu tuân theo các tiêu chí đã nghiên cứu ở trên.

- Tiến hành khảo sát thử nghiệm: bước này nhằm thăm dò ý kiến phản hồi từ phía người trả lời, chỉnh sửa các sai sót, hoàn thiện bảng câu hỏi cuối cùng. Thông thường trong giai đoạn này ta nên khảo sát các chuyên gia, những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành. Như vậy các góp ý đối với bảng câu hỏi của ta sẽ sâu sát hơn.

2.2.2 Qui trình thiết kế bảng câu hỏi

Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập: Ở đây ta cần thu thập những

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

tiêu chuẩn để đánh giá lựa chọn nhà thầu phụ xây lắp trong các công trình dân dụng và công nghiệp.

Bước 2: Xác định loại câu hỏi và cách thức triển khai: gồm câu hỏi có cấu trúc hay phi cấu trúc, câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp và phương pháp triển khai qua phỏng vấn trực tiếp, email hay điện thoại.

Bước 3: Xác định nội dung của từng câu hỏi (content), căn cứ vào hai bước đã thực hiện ở trên, ta cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

- Cần một hay nhiều câu hỏi để thu thập một thông tin cần hỏi? - Người được hỏi có biết được vấn đề không?

- Người được hỏi có trả lời không?

Bước 4: Xác định hình thức trả lời (Form of Reponse): - Dạng câu hỏi mở hay đóng?

- Bao nhiêu lựa chọn? - Dùng thang đo gì?

Bước 5: Đặt câu chữ cho từng câu hỏi (Wording), nhằm bảo đảm rằng câu hỏi có một nghĩa duy nhất; từ ngữ đơn giản, tránh những câu hỏi mập mờ, câu hỏi dẫn, câu hỏi hai hay nhiều nội dung, tiếng lóng, viết tắt, biệt ngữ, phủ định hai lần, giả định ngầm …

Bước 6: Xác định thứ tự các câu hỏi (Sequence of question): Bắt đầu bằng những câu hỏi đơn giản, gây thích thú, dẫn dắt từ tổng quát đến chi tiết, cẩn thận với những câu hỏi rẽ nhánh hay điều kiện, các câu hỏi cơ bản, câu hỏi sàn lọc để ở trước và câu hỏi xếp loại, câu hỏi khó, nhạy cảm để ở cuối.

Bước 7: Xác định hình thức cho bảng câu hỏi (Form of Questionaire): - Ảnh hưởng đến sự chấp nhận trả lời và sự chính xác của các câu hỏi.

- Trình bày các phần mục và câu hỏi rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán. Nếu có phần rẽ nhánh hay có điều kiện thì có hướng dẫn cụ thể.

- Hạn chế chiều dài bảng câu hỏi, số câu hỏi và khoảng thời gian để trả lời.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

- Chất lượng giấy, khổ giấy, cỡ chữ, kiểu chữ, chất lượng in/copy và phần giới thiệu, phần hướng dẫn phải được chuẩn bị cẩn thận.

Bước 8: Triển khai thử và hoàn chỉnh bảng câu hỏi:

- Hỏi ý kiến chuyên gia và người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực nghiên cứu thiết kế bảng câu hỏi.

- Triển khai thử một vài người để kiểm tra về từ ngữ sử dụng, ý nghĩa, chiều dài, hình thức trình bày và các hướng trả lời chưa lường trước được ( Pilot test). Sau đó chỉnh sửa, rà soát lại toàn bộ câu hỏi về sự phù hợp so với mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu.

- Kiểm tra về thang đo, cách dùng từ ngữ, câu văn, kiểm tra thứ tự sắp xếp các câu hỏi cũng như hình thức trình bày bảng câu hỏi.

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi.

Hoc viên : Nguyễn Trường Giang MSHV : 10080275 Trang 48 Mục tiêu nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu.

Tham khảo các nghiên cứu trước.

Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi, thảo luận sơ bộ với các chuyên gia, những nhà quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng có kinh nghiệm.

Khảo sát thử, thảo luận với các chuyên gia, chỉnh sửa và hoàn thiện bảng câu hỏi.

Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu tìm kiếm câu trả lời cho mục tiêu nghiên cứu.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

1.7. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng cách phân phát bảng khảo sát đến các kỹ sư của đơn vị thi công trực tiếp thực hiện dự án, của chủ đầu tư và tư vấn với trọng số bảng câu hỏi cho kỹ sư của nhà thầu chiếm cao hơn. Các bảng khảo sát này gồm các loại : bản in (hardcopy), gửi qua email, khảo sát trực tiếp từ trang web và có thể cả phỏng vấn trực tiếp. Trước khi lấy số liệu chính thức là bước khảo sát thử (pilot test).

Phương pháp lấy mẫu sử dụng ở đây là phương pháp lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling ). Ưu điểm là thuận lợi cho người nghiên cứu khi khảo sát. Tuy nhiên kết quả lại ít đảm bảo tính ngẫu nhiên. Vì vậy cần số lượng mẫu lớn hơn, thông

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

thường gấp khoảng 5 lần so với số nhân tố quan sát. Trong nghiên cứu này với 23 nhân tố, ta cần lấy tối thiểu 23 x 5 = 115 mẫu.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

1.8. Các công cụ nghiên cứu

NỘI DUNG CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà thầu phụ trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

Tìm kiếm, tham khảo các nghiên cứu trước để lựa chọn yếu tố.

Tham khảo ý kiến chuyên gia.

Thiết kế bảng câu hỏi Lý thuyết xây dựng bảng câu hỏi. Lý thuyết thang đo LIKERT. Xây dựng quy trình khảo sát, thu

thập, phân tích dữ liệu.

Lý thuyết khảo sát định lượng. Phần mềm thống kê SPSS.

Sắp hạng các nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự lựa chọn thầu phụ

Kiểm nghiệm T-Test. Kiểm định χ2.

Thử nghiệm xếp hạng Spearman. Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha Phân tích thành tố chính PCA.

So sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong nghiên cứu này với

Tham khảo ý kiến chuyên gia.

Luận văn Thạc sĩ GVHD: TS. ĐINH CÔNG TỊNH

các nhân tố trong các nghiên cứu trước.

Xây dựng mô hình lựa chọn nhà thầu phụ

Phần mềm thống kê SPSS. Hồi qui đa bội MR

1.9. Phân tích dữ liệu

NỘI DUNG PHÂN TÍCH CÁCH THỨC

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ XÂY DỰNG ĐÁNH GIÁ NHỮNG NHÂN TỐ QUAN TRỌNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN THẦU PHỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỒI QUI ĐA BỘI (Trang 40 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w