Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp xây dựng mã sửa sai có ma trận kiểm tra (Trang 49 - 52)

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng của mã kênh

1.4. Kết luận chương 1

Hình 1.13: Lược đồ giải mã lặp của bộ mã LDPC

1.4. Kết luận chương 1

Trong chương 1 đã tiến hành nghiên cứu, phân tích khả năng sửa lỗi cũng như độ phức tạp của các bộ mã hóa đang được sử dụng phổ biến trên thế giới như mã: chập, mã RSC, mã Turbo, mã LDPC.

Để có công cụ đánh giá khả năng sửa lỗi của các loại mã, trong chương này đã tiến hành xây dựng chương trình mô phỏng bằng ngôn ngữ C++. Các kết quả mô phỏng đánh giá khả năng sửa lỗi của mã LDPC và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sửa lỗi của mã LDPC được trình bày trong phụ lục A của Luận án.

1.4. Kết luận chương 1 50

Qua phân tích, đánh giá các kết quả thu được ta nhận thấy mã LDPC có khả năng sửa lỗi tốt, sàn lỗi hầu như không có và độ phức tạp tương đối nhỏ so với mã Turbo khi sử dụng từ mã ngắn, vì vậy có thể đưa ra khẳng định rằng mã LDPC hoàn toàn phù hợp với thiết kế chip, RAM của các thiết bị mã hóa và giải mã trong truyền hình. Tuy nhiên, mã LDPC cũng tồn tại một số nhược điểm như có độ tính toán giải mã phức tạp, phụ thuộc vào độ dài từ mã. Việc xây dựng ma trận kiểm tra H và tính toán ma trận sinh G từ ma trận kiểm tra H là rất phức tạp.

Ma trận kiểm tra quyết định khả năng sửa lỗi của mã LDPC. Việc xây dựng quan hệ và cấu trúc ma trận sinh, ma trận kiểm tra để tăng khả năng sửa lỗi và giảm độ phức tạp tính toán tái tạo ma trận sinh từ ma trận kiểm tra là yếu tố quan trọng trong thiết kế mã LDPC.

Mã LDPC đã và đang được phổ biến rộng rãi trong hệ thống tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB - T2, DVC-2 và truyền hình số qua vệ tinh DVB-S2. Vì vậy, trong các chương tiếp theo, luận án sẽ đề xuất phát triển một mô hình mới, thiết kế và mô phỏng mô hình mã LDPC mới, phân tích, đánh giá so sánh, với các mô hình lai ghép H-ARQ với mã LDPC, V-BLAST sử dụng mã LDPC nhằm cải thiện khả năng sửa lỗi của mã LDPC và giảm độ phức tạp của hệ thống lai ghép với mã LDPC, giúp đưa hệ thống lai ghép mã LDPC có khả năng áp dụng vào thực tế trong các hệ thống thu phát truyền hình số, nhất là các bộ máy phát, đầu thu settopbox.

Chương 2

THIẾT KẾ MA TRẬN SINH VÀ MA TRẬN KIỂM TRA CỦA MÃ LDPC

Mở đầu

Hàm phân bố rời rạc cho các hàm trọng cột của ma trận kiểm tra hay các hàng tương ứng của ma trận sinh quyết định tính độc lập tuyến tính của các cột trong ma trận kiểm tra. Điều này quyết định độ dài những vòng lặp trao đổi thông tin giữa bít mã và bít thông tin, tính cân đối mức ưu tiên giữa các bít thông tin trong từ mã. Đây cũng chính là yếu tố quyết định khả năng sửa lỗi của mã LDPC và độ phức tạp của mã LDPC như phân tích trong [9, 115]. Nội dung của chương này là xây dựng hàm phân bố rời rạc cho các cột của ma trận sinh thành phần và các bậc của bít thông tin cho mã LDPC để tạo ra một loại mã LDPC với những thông số vượt trội. Các kết quả mô phỏng sẽ cho phép đánh giá tính ưu việt của phương pháp đề xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp xây dựng mã sửa sai có ma trận kiểm tra (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)