Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện hòa thành, tỉnh tây ninh (Trang 39 - 40)

2.1. Tổng quan về huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh Thành, tỉnh Tây Ninh

Huyện Hoà Thành nằm ở trung tâm của tỉnh Tây Ninh, có địa giới hành chính phía đông giáp huyện Gò Dầu và huyện Dương Minh Châu; phía bắc giáp Thành phố Tây Ninh và huyện Dương Minh Châu; phía nam giáp huyện Gò Dầu; phía tây giáp huyện Châu Thành. Trung tâm huyện lị Hòa Thành cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km, cách biên giới Việt Nam- Campuchia khoảng 25 km về phía tây và 40 km về phía bắc. Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thông cấp quốc gia đi qua (về đường bộ có tuyến Quốc lộ 22B; về đường thủy có tuyến sông Vàm Cỏ Đông) tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác. Diện tích tự nhiên: 82,92 km2, dân số: 145.809 người, mật độ dân số: 1.758 người/km2. Huyện gồm Thị trấn Hòa Thành và 7 xã: Hiệp Tân, Long Thành Bắc, Long Thành Nam, Long Thành Trung, Trường Đông, Trường Hòa, Trường Tây. Dân số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 99,46%), kế đến là dân tộc Hoa

(0,29%) và dân tộc Khmer (0,25%). Về tôn giáo, trên địa bàn huyện có 05 tôn giáo là Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Ban Chỉnh đạo Bến Tre, Phật giáo, Công giáo và Tin lành (hệ phái nhân chứng Giêhôva), trong đó đông nhất là tín đồ đạo Cao Đài Tây Ninh.

Hòa Thành có tiềm năng lớn để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Với các địa điểm như: Tòa Thánh Tây Ninh; Trung tâm Thương mại Long Hoa; các di tích lịch sử-văn hóa; cảnh quan thiên nhiên dọc theo bờ sông Vàm Cỏ Đông; các làng nghề,…tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch của tỉnh Tây Ninh, vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước.

Trung tâm Thương mại Long Hoa nằm trên cửa ngõ giao lưu giữa Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh; Tòa Thánh Cao Đài thuộc huyện Hòa Thành là một địa điểm du lịch, hành hương khá nổi tiếng với lễ, tết diễn ra hàng năm thu hút trên 100.000 lượt du khách tham quan. Địa hình Hoà Thành tương đối bằng phẳng, có xu hướng nghiêng dần từ bắc xuống nam; đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nhanh, đa dạng và phong phú các chủng loại cây rừng và các loài sinh vật khác; rừng Hoà Thành có nhiều gỗ quý, thú rừng, do đường giao thông thuận lợi nên việc khai thác rất dễ dàng.

Hoà Thành có mạng lưới giao thông khá dày đặc. Phía nam huyện có sông Vàm Cỏ Đông chảy qua dài 11 km với cảng Bến Kéo. Đường bộ, ngoài các trục lộ chính như quốc lộ 22B đoạn qua huyện dài 12,8 km, đường tỉnh có các tuyến như: Tỉnh lộ 781, 785, 790, 793, 797, 798, 799, còn có mạng lưới đường nông thôn chằng chịt từ thị trấn toả đi các xã trong huyện. Hệ thống giao thông này rất thuận lợi cho việc đi lại giữa các vùng và các khu vực sản xuất, góp phần mở rộng giao lưu về kinh tế - văn hoá xã hội giữa huyện với các huyện khác trong tỉnh, với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế cấp xã trên địa bàn huyện hòa thành, tỉnh tây ninh (Trang 39 - 40)