Tổng hợp các kết quả nghiên, ứng dụng DFIG trong hệ thống phát điện

Một phần của tài liệu Báo cáo luận án nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy (Trang 30 - 31)

Ngày nay, máy điện dị bộ nguồn kép được ứng dụng rất rộng rãi trong các hệ thống phát điện, đặc biệt là trong các hệ thống phát điện với tốc độ thay đổi như hệ thống phát điện sức gió, hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy. Hiện tại cấu trúc phát điện sử dụng DFIG chiếm gần 50% thị trường phát điện sức gió [48], với dải công suất từ 1.5MW đến 3MW, gồm 93 model của các hãng sản xuất khác nhau trên thế giới [71].

Ngoài ra, nhà sản xuất năng lượng tái tạo của Đức (The German company Repower) đã có 2 model với công suất trên 3 MW là: model 6M với tổng công suất phát ra 6.150 kW; model 5M với tổng công suất phát ra 5MW [85].

Một trong những lý do chính để DFIG được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống phát điện là bộ biến đổi công suất nhỏ so với công suất phát lên lưới vì bộ biến đổi công suất được đặt ở phía rotor. Trong dải tốc độ giới hạn thì công suất của bộ biến đổi chỉ bằng 30% công suất phát lên lưới [58][62].

Vì DFIG trong hệ thống phát điện có nhiều ưu điểm và được ứng dụng rộng rãi trong thực tế nên có rất nhiều công trình trong nước và quốc tế nghiên cứu về điều khiển DFIG, sau đây là một số cấu trúc điều khiển DFIG điển hình.

1.4.1 Cấu trúc điều khiển tĩnh Scherbius

Cấu trúc Scherbius được đề xuất bởi kỹ sư người đức Arthur Scherbius vào những năm đầu của thế kỷ 20. Bộ biến đổi nằm ở rotor cho phép công suất đi theo 2 chiều nên hệ thống có thể hoạt động ở chế độ dưới đồng bộ và trên đồng bộ. Hai hệ thống đầu tiên sử dụng cấu trúc Scherbius là: 1. Hệ thống tĩnh Kramer [44] với mạch cầu diot ở phía rotor được thay thế bởi bộ biến đổi nguồn dòng với mạch trung gian một chiều (current-fed dc-link converter) [23][46][85][91]; 2. Hệ thống với bộ biến biến tần trực tiếp (cycloconverter) được nối giữa rotor và stator. Tuy nhiên 2 hệ thống này tạo ra sóng hài bậc cao ở dòng điện rotor và cảm ứng sang stator. Hạn chế này được khắc phục bằng cách sử dụng 2 bộ biến đổi 2 chiều (back to back inverter), điều chỉnh dòng điện bằng phương pháp băm xung điện áp (PWM)[13][33][47][58][62][90][94][96]. Một giải pháp khác là áp dụng các bộ biến tần ma trận trực tiếp (matrix converters-MCs) hoặc gián tiếp (indirect matrix converters -IMCs) [29][67], tuy nhiên hạn chế của các giải pháp này là hiệu suất không cao.

Một phần của tài liệu Báo cáo luận án nâng cao hiệu quả sử dụng máy điện dị bộ nguồn kép cho hệ thống phát điện đồng trục trên tầu thủy (Trang 30 - 31)