Chính sách của Thành Phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 92 - 94)

Hà Nội với vị trí địa lý, chính trị đặc biệt quan trọng, là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sự phát triển của Hà Nội trên các mặt: Kinh tế, văn hóa, xã hội có tác động lớn đến sự phát triển chung của đất nước. Để thực hiện những mục tiêu đề ra Hà Nội cần một khối lượng diện tích không nhỏ để có thể xây dựng các công trình, phục vụ các dự án phát triển kinh tế - Xã hội, nâng cao cơ sở hạ tầng, làm tiền đề góp phần tăng trưởng GDP hàng năm. Thành ủy Nội đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 15/9/2016 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, BTHT& TĐC khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó mục tiêu cơ bản của Nghị quyết phấn đấu trong giai đoạn tới: Hà Nội hoàn thành công tác GPMB khoảng 2.700 dự án, trong đó có 52 dự án trọng điểm, với diện tích thu hồi gần 6.000 ha, liên quan tới trên 80.000 hộ dân, số tiền BTHT khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí TĐC cho khoảng 19.000 hộ dân. Với một khối lượng công việc không nhỏ các dự án đã đặt ra cho Hà Nội vấn đề lớn trong công tác thực hiện chính sách GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, Đảng ủy và UBND Thành phố Hà Nội cần có sự chuẩn bị đồng bộ về cơ chế chính sách hợp lý, xây dựng phương án BTHT& TĐC thích hợp nhằm giải quyết thấu đáo, tránh vướng mắc, gây kiện các vấn đề liên quan đến BTHT khi Nhà nước thu hồi đất, hạn chế tình trạng mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thành ủy Hà Nội yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp đảng ủy và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị với chính sách GPMB. Ban cán sự đảng UBND thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn diện công tác GPMB,

tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, quy trình và phương pháp tổ chức thực hiện theo hướng quan tâm quyền lợi hợp pháp chính đáng của người bị thu hồi đất, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Đẩy nhanh tiến độ GPMB các công trình trọng điểm của Thành phố, các dự án theo quy hoạch của Trung ương và Thành phố, thống nhất thực hiện trên địa bàn, góp phần xây dựng thủ đô theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại, đảm bảo ổn định và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống diện di dời.

- Xây dựng đồng bộ kế hoạch dài hạn, trung hạn về GPMB trên toàn Thành phố để chủ động triển khai chuẩn bị quỹ đất, quỹ nhà phục vụ công tác tái định cư, giải phóng mặt bằng để giúp người dân thuộc dạng di dời tái tạo việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề và hỗ trợ sản xuất kinh doanh ổn định đời sống. Bố trí nguồn lực cho công tác GPMB, tập trung giải quyết vốn, lập quỹ nhà, quỹ đất đất phục vụ công tác tái định cư theo phương châm: Chủ động, tích cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình phát triển thủ đô.

- Đẩy mạnh công tác đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn xây dựng cơ sở hạ tầng và bổ sung vào quỹ đất giải phóng mặt bằng của Thành phố. Thực hiện đầy đủ chính sách bồi thường, tái định cư và trình tự thủ tục GPMB, coi trọng biện pháp vận động thuyết phục đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng. Xử lý kịp thời, kiên quyết và có biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

- Quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm và quan tâm đời sống cho người dân khi phải di dời. Công tác quy hoạch luôn phải đi trước một bước, cơ chế chính sách đền bù phù hợp lý hơn, xây dựng quỹ đất nhà tái định cư phải đáp ứng kịp thời giải phóng mặt bằng.

- Kiện toàn bộ máy làm công tác GPMB ở cấp đảm bảo năng lực đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh, chính xác, dân chủ, công khai công bằng các phương án GPMB. Phải kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực khi giải phóng mặt bằng. Khi giải phóng mặt bằng xong phải xây dựng ngay không để lấn chiếm và chuyển đổi sai mục đích.

- Giải phóng mặt bằng là một nhiệm vụ quan trọng nhưng rất khó khăn, phức tạp và nhạy cảm. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể phải coi đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài;có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Trung ương để vận động, thuyết phục cán bộ, đảng viên gương mẫu và nhân dân dân tự giác thực hiện.

- Huy động nguồn vốn (bao gồm vốn dự án, vốn ngân sách, vốn dân tự đăng ký…) trước hết sử dụng ngân sách để phát triển hạ tầng để đầu tư tạo quỹ nhà, quỹ đất xây dựng khu định cư mới phục vụ GPMB. Bảo đảm tạo lập chỗ ở mới cho người phải di chuyển có diện tích và điều kiện hạ tầng tương đương nơi ở cũ. Có hình thức BTHT khác nhau để nhân dân lựa chọn như: bằng tiền, bán nhà, giao đất.

Hiện nay việc thực hiện chính sách GPMB trên địa bàn Thành Phố Hà Nội được quy định cụ thể trong: Quyết định 23/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân thành Phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và Các Nghị định chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội; Quyết định số: 21/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân Thành Phố do Luật đất đai năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục địch sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định 96/2014/ QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn Thành Phố Hà Nội áp dụng từ ngày 1/1/2015 đến 31/12/2019. Ngoài ra hằng năm Sở tài chính ra các thông báo về đơn giá bồi thường, hỗ trợ các loại cây, hoa màu vật nuôi trên đất có mặt nước phục vụ công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận nam từ liêm (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)