Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, khác với thi hành pháp luật trong các lĩnh vực, các ngành luật khác. Vì thế, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xãcó các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động có mục đích
chung thống nhất là làm cho các quy định của pháp luật thực hiện trong cuộc sống trở thành những hành động thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Hay nói cụ thể, mục đích của thi hành pháp luật là làm cho các chủ thể pháp luật tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng và áp dụng đúng đắn pháp luật.
Thứ hai, thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động mang tính tổ
chức đưa pháp luật thực định vào cuộc sống, làm cho pháp luật sau khi ban hành có hiệu lực thi hành trong thực tế. Như vậy, thi hành pháp luật có một trong những nội dung quan trọng là tổ chức để các chủ thể thi hành các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hành động tích cực trong thực tế, góp phần xây dựng xã hội giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.
Thứ ba, bản chất thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở là mang tính chủ
động và tích cực thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở dưới hình thức “hành vi hành động”.
Thứ tư,chủ thể thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở trước hết là thôn,
bản, tổ dân phố, chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân) cấp xã, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở xã và các cơ quan Nhà
nước có liên quan đến việc thực hiện quyền dân chủ ở xã, các công dân sinh sống trong địa bàn xã.