2 2 1 Công tác chuẩn bị

Một phần của tài liệu skkn sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở các trường thpt, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Trang 41 - 43)

Công tác chuẩn bị là khâu đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của một cuộc thi.

Công tác chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ dẫn đến những thuận lợi khi cuộc thi diễn ra và thu

được nhiều thành công ngoài kết quả dự kiến. Và ngược lại, nếu công tác chuẩn bị

không tốt, không chu đáo sẽ thì cuộc thi sẽ diễn ra không suôn sẻ và có thể gây nên những “tác dụng phụ”. Công tác chuẩn bị cần đảm bảo những yếu tố:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi: Kế hoạch phải thật chi tiết, xác định rõ chủ đề, mục đích – yêu cầu, quy mô thời gian, địa điểm, đối tượng, thành phần tham

gia. Cũngnhư nội dung chính, thể lệ trò chơi, ban giám khảo, giải thưởng (nếu có).

- Giáo viên bộ môn lịch sử sau khi lên kế hoạch báo cáo với Hiệu trưởng nhà

trường và Phó hiệu trưởng chuyên trách bộ môn báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo. Tranh

thủ sự trợ giúp kinh phí vật chất và các điều kiện khác của nghành, các đoàn thể, các

tổ chức kinh tế - xã hội khác.

- Trên cơ sở tổ chức chơi mà học nên giáo viên bộ môn vẫn phải xây dựng giáo

án, dựa trên giáo án bài dạy giáo viên xác định rõ phần nào giảng dạy và phần nào cho các em chơi để học .

- Giáo viên phải thiết lập hệ thống câu hỏi sao cho khoa học hợp lí mà học sinh

vẫn có thể trả lời nhanh nhất, tiếp thu dễ dàng nhất.

- Phòng học nếu có thể bài trí đơn giản nhưng có thể góp phần làm tăng thêm

không khí cho việc học và chơi.

- Giáo viên cần báo cho học sinh biết trước, hướng dẫn cho các em chuẩn bị bài học ở nhà để khi lên lớp học sinh chủ động tích cựu tham gia vào quá trình giảng dạy

hay các trò chơi mà giáo viên thiết kế.

- Hệ thống micro, màu sắc, âm thanh nếu có cần phải được chuẩn bị kĩ trước khi để phát huy tối ưu. Khi tiến hành các hoạt động, các em học sinh phải có đầy đủ chỗ

ngồi, đảm bảo các em tham gia được đầy đủ.

- Giáo viên cần phải trực tiếp đóng vai trò làm giám khảo khi tổ chức các trò

chơi. Ngoài ra cần phải chọn ra các em học sinh tham gia vào quá trình tổ chức như MC, thư kí…

- Ở mỗi bài dạy giáo viên cần đưa ra kế hoạch chi tiết, mỗi phần chơi bao nhiêu

thời gian, áp dụng trò chơi nào là hiệu quả?

- Sau khi hoàn thành kế hoạch cần báo cáo lãnh đạo, các bộ phận cũng như xin ý kiến đóng góp của động nghiệp.

- Từ sự góp ý của các bộ phận, giáo viên xem xét bổ sung và hoàn chỉnh lại toàn bộ kế hoạch.

Một phần của tài liệu skkn sưu tầm và ứng dụng các trò chơi vào dạy học lịch sử thế giới ở các trường thpt, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)