Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở VQG Xuân Sơn

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 26 - 34)

Những giải pháp cần thiết để phát triển du lịch sinh thái ở nước ta nói chung là cần có những văn bản pháp quy tạo hành lang môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái có cơ hội phát triển, có những cơ chế, chính sách ưu đãi dành riêng cho loại hình du lịch mới mẻ này. Đồng thời cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý và du lịch với các bộ, các ngành, các địa phương quản lý có hiệu quả. Việc sử dụng, khai thác tài nguyên

thiên nhiên môi trường sinh thái vào mục đích du lịch theo những mục tiêu, định hướng đã đề ra.

Cụ thể tại VQG Xuân Sơn là:

Giáo dục - đào tạo và tuyên truyền về du lịch sinh thái:

Giải pháp thiết yếu nhất chính là tuyên truyền, giáo dục về du lịch sinh thái cho một loạt các đối tượng liên quan đến du lịch sinh thái. Đối tượng giáo dục bao gồm: các nhà quản lý VQG, các hướng dẫn viên, các nhà hoạch định chính sách liên quan đến bảo tồn và du lịch, cộng đồng địa phương, khách du lịch trong và ngoài nước.

Bằng cách tuyên truyền, giáo dục các vấn đề khúc mắc khác có thể được dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn như giáo dục tuyên truyền đối với các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên có thể làm cho họ quan tâm hơn đến việc quy hoạch cho du lịch sinh thái. Đối với họ cần phải không chỉ chú trọng tới lợi ích bảo tồn của du lịch sinh thái mà nên nhấn mạnh đến tiềm lực kinh tế mà du lịch sinh thái có thể mang lại cho bảo tồn. Cũng cần phải lưu ý họ về tầm quan trọng của sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động của khu bảo tồn.

Đào tạo hướng dẫn viên du lịch nên được tiến hành chính quy trong các trường địa học, cao đẳng và trung cấp du lịch. Nên ưu tiên đào tạo các hướng dẫn viên địa phương. Tuy nhiên trước mắt nếu người dân địa phương chưa có điều kiện tham dự khoá đào tạo chính quy thì các điểm du lịch sinh thái nên tổ chức đào tạo ngắn hạn cho họ tại địa phương.

Khách thăm quan là một đối tượng giáo dục hiển nhiên. Bản thân giáo dục tại hiện trường cho du khách cũng nằm trong dịnh nghĩa của du lịch sinh thái. Hay nói cách khác giáo dục về thiên nhiên là một phần tạo nên du lịch sinh thái. Những nội dung giáo dục phải phù hợp, giúp du khách liên hệ trực tiếp những điều họ đã từng nghe, từng đọc với những điều mắt thấy

tai nghe khi họ đến thăm khu bảo tồn thiên nhiên. Nếu làm được việc này du khách sẽ ý thức hơn trong khi tiếp xúc với động vật hoang dã, và họ sẽ thấy chuyến đi của mình bổ ích hơn và sẽ mong muốn trở lại hoặc đến một khu thiên nhiên khác để học được những điều tương tự.

Đối với cộng đồng địa phương, chương trình giáo dục phải dựa trên nhiều hình thức, không thể tập trung họ lại, dạy cho họ một mớ lý thuyết về bảo tồn và sự cần thiết của bảo tồn. Nên sử dụng những hình thức dễ hiểu, dễ nhớ chẳng hạn như băng hình, slide, tranh, ảnh, các chương trình biểu diễn văn nghệ,… Giáo dục cộng đồng địa phương trước hết tập trung vào đối tượng chủ chốt là những nhà lãnh đạo địa phương (huyện, xã), những người có uy tín trong cộng đồng chẳng hạn như những người lớn tuổi, những người có trình độ học vấn như thầy giáo, những người đứng đầu các tổ chức đoàn thể quần chúng như đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân…

Không chỉ giáo dục đối với cộng đồng địa phương nơi có khu bảo tồn thiên nhiên, mà nên có những chương trình giáo dục đối với cộng đồng người Việt Nam nói chung, vì họ là những du khách tương lai của các điểm du lịch sinh thái. Chương trình giáo dục phải khuyến khích họ và làm cho họ có mong muốn được đi du lịch theo hình thức du lịch sinh thái. Đối tượng chủ yếu của Việt Nam có lẽ là học sinh, sinh viên trong các nhà trường. Họ là những người thường xuyên tổ chức các chuyến đi thăm quan thiên nhiên, nhưng nhiều khi chưa ý thức hết được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Hậu quả những chuyến đi dã ngoại của họ trong các khu thiên nhiên thường là những bãi rác sau khi họ ăn trưa và nhiều tác động tiêu cực khác. Tuy nhiên, thay đổi hành vi, thói quen của họ cũng không phải là việc dễ dàng làm trong ngày một ngày hai.

Kết hợp sự tham gia của cộng đồng địa phương:

Tại khu vực VQG Xuân Sơn hiện có đồng bào của 2 dân tộc chính là Dao và Mường. Họ sống trong những thôn bản nằm rải rác trong cả vùng đệm và vùng lõi của VQG. Đồng bào ở đây có tập quán sống dựa vào tự nhiên, canh tác trên đất dốc bằng cách phát, đốt cây cỏ, chọc lỗ gieo hạt, thả rông gia súc, vào rừng. Đời sống của bà con nhân dân ở VQG Xuân Sơn còn ở diện đặc biệt khó khăn. Phát triển du lịch bền vững là phương thức xóa đói giảm nghèo hiệu quả, bảo tồn được hệ sinh thái của VQG Xuân Sơn. Mô hình này đã được áp dụng thành công ở nhiều vườn quốc gia, địa phương trong cả nước. Chuyến khảo sát VQG do UBND tỉnh Phú Thọ và Tổng cục Du lịch tổ chức vừa qua đã cho thấy những hướng phát triển du lịch cho VQG Xuân Sơn. Tận dụng thế mạnh sinh thái của mình cùng với quy hoạch cụ thể theo hướng phát triển bền vững để bảo đảm cả về mặt kinh tế và giữ được sự hoang sơ vốn có của hệ sinh thái nơi đây, Xuân Sơn hoàn toàn có thể là điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước. Dựa vào đặc điểm của VQG Xuân Sơn, có thể tập trung khai thác một số loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, khám phá rừng, núi, hang động, các loài động thực vật, du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu...; du lịch cộng đồng tìm hiểu nét độc đáo trong đời sống sinh hoạt của cư dân bản địa, du khách có thể cùng sinh hoạt với người dân địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống, các khâu sản xuất trong làng nghề...

Hiện tại các dự án phát triển du lịch đang được triển khai ở VQG Xuân Sơn nhưng hiệu quả của các hoạt động du lịch tới đời sống cư dân và bảo tồn chưa được nhiều. Người ta cho rằng du lịch sinh thái thường là phương tiện để đạt được hai mục tiêu là phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên. Nhưng thực tế công đồng địa phương thường bị đứng ngoài các dự án du lịch. Trong lĩnh vực du lịch nếu thiếu sự tham gia của công đồng địa

phương thì du lịch đồng nghĩa với tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội. Một thực tế đang diễn ra hàng ngày là những người dân sống ở vùng đệm và trong vườn quốc gia vẫn đang khai thác các tài nguyên, lâm sản. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn thiếu thốn .

Để thu hút cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái, Ban quản lý VQG Xuân Sơn cần phải phối hợp với các bên liên quan triển khai các công việc sau:

- Nghiên cứu phát triển các ngành nghề sản xuất nông lâm nghiệp, nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội và nâng cao trình độ dân trí của địa phương.

- Tổ chức giáo dục cho nhân dân địa phương để nâng cao nhận thức bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường bằng các phương tiện thông tin đại chúng, tài liệu, tờ rơi, hay mở các lớp tập huấn, câu lạc bộ.

- Mở các lớp tập huấn về du lịch sinh thái, nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho địa phương.

- Chuyển giao các kỹ thuật thích hợp về nông lâm ngư nghiệp, làm VAC…

- Xây dựng quy hoạch du lịch với sự tham gia của cộng đồng ngay từ đầu. Hình thành các phân khu cung cấp dịch vụ, các tuyến thăm quan với các sản phẩm văn hoá địa phương.

Quy hoạch tổng thể các điểm, khu du lich sinh thái:

Theo chức năng được nêu ở phần trên thì các vườn quốc gia có nhiệm vụ tổ chức những họat động du lịch tham quan, thăm quan, nghiên cứu khoa học. Đối với các khu dự trữ thiên nhiên thì những hoạt động tham quan, du lịch không được khuyến khích, nơi đây chủ yếu dành cho nghiên cứu khoa học .

Các khu bảo tồn thiên nhiên nên có những quy hoạch, chỉ rõ phân vùng cho du lịch sinh thái nếu có. Để có được quy hoạch tốt cần phải tính đến nghiên cứu, điều tra tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn của khu bảo tồn và các khu lân cận liên quan . Cần có sự kết hợp nỗ lực của nhiều ngành, nhiều thành phần.

Cần phải có bản đồ du lịch sinh thái của VQG. Bản đồ du lịch sinh thái vừa là phương tiện hướng dẫn khách du lịch vừa là một công cụ bảo tồn đảm bảo du khách đi đúng chỗ đúng hướng và cung cấp cho họ những thông tin thú vị về VQG.

Nên có hệ thống thu lệ phí vào cổng và các lệ phí khác như lệ phí thuê dụng cụ, lệ phí sử dụng bến bãi. Việc quy định mức lệ phí cũng cần phải cân nhắc kỹ càng. Nên đặt mục tiêu rõ ràng cho việc thu lệ phí: cần thu lệ phí để bù đắp cho chi phí du lịch của địa điểm, để tăng tối đa lợi nhuận, hay một mục đích nào khác. Mức lệ phí phải được xác định dựa vào mục tiêu của việc thu lệ phí, có thể dược xác định theo nhiều cách khác nhau như đánh giá thị trường, điều tra nhu cầu du khách, phân tích đường cầu, hoặc quản lý là đấu giá dựa trên cơ sở thị trường.

Tiếp thị du lịch sinh thái cho VQG Xuân Sơn:

Mặc dù với những sản phẩm tốt nhất mà không được đối tượng nó phục vụ biết đến thì không thể bán được sản phẩm đó. Điều này cũng đúng với sản phẩm du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tiềm năng là vây nhưng nếu không tiếp thị quảng cáo du lịch sinh thái thì không ai có thể biết được rằng Việt Nam có những địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng. Đó là đối với người nước ngoài, còn đối với du lịch trong nước những người đã biết quá rõ hoặc dã được nghe kể về các điểm thiên nhiên nổi tiếng của nước mình, thì nên chú trọng hơn vào việc tiếp thị, quảng cáo mang tính giáo dục.

Các nguyên tắc chỉ đạo:

VQG nên có những nguyên tắc chỉ đạo đối với các hoạt động du lịch sinh thái vừa có thể quảng cáo cho du lịch sinh thái, vừa phổ biến những diều nên hay không nên làm ở khu thiên nhiên cũng như trong quá trình tổ chức du lịch sinh thái. Nên có những nguyên tắc chỉ đạo cho các đối tượng khác nhau: chẳng hạn như du khách, cộng đồng địa phương, các tổ chức điều hành du lịch, các lãnh đạo địa phương, các công ty du lịch .

Nguyên tắc lãnh đạo còn được coi là một trong những công cụ đánh giá, giám sát và quản lý điểm du lịch sinh thái. Nguyên tắc chỉ đạo không tốn thời gian và nguồn lực như những công cụ có hiệu lực tương tự khác như: đánh giá tác động môi trường, quản lý tác động du khách, giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận, và khả năng tải. Vì vậy trong khi cố gắng thiết lập hệ thống để sử dụng các công cụ khác, phương pháp quản lý du khách hữu hiệu nhất là sử dụng nguyên tắc chỉ đạo .

Nguyên tắc chỉ đạo có thể do các tổ chức/nhóm khác nhau soạn thảo: các nhà quản lý, nghành du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhóm hướng dẫn viên, cộng đồng dịa phương. Các tổ chức/nhóm có thể kết hợp với nhau để làm việc này.

Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên và xây dựng chương trình giáo dục môi trường:

Chúng ta thường nhắc đến sự phong phú về tài nguyên hay sự đa dạng sinh học cao của nhiều vườn quốc gia, nhưng khi cần sưu tầm các tài liệu, báo cáo khoa học thì quả là khó khăn. Các kết quả điều tra nghiên cứu tài nguyên ngoài việc phuc vụ cho công tác quản lý bảo tồn cồn được sử dụng để soạn thảo các văn bản thuyết minh du lịch. Hiện nay các chương trình giáo dục, diễn giải môi trường còn ngèo nàn vì còn thiếu nhiều thông tin khoa học chính xác của các khu bảo tồn thiên nhiên. Cần phải có chính sách

khuyến khích, huy động sự tham gia của các viên nghiên cứu, các trường đại học vào công tác nghiên cứu diều tra tài nguyên khu bảo tồn thiên nhiên.

Phát triển cơ sở hạ tầng:

Trước hết, trung tâm huyện lỵ Tân Sơn đang được quy hoạch và xây dựng với quy mô hiện đại kết hợp với truyền thống bản sắc dân tộc riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và các thiết chế đang được quy hoạch xây dựng mở rộng có khả năng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hệ thống đường giao thông của huyện được hình thành ngày càng được mở rộng và nâng cấp, đảm bảo các yếu tố giao thông đối nội và đối ngoại. Hệ thống dịch vụ về thông tin liên lạc trên địa bàn như: Vinaphone, Viettel, Mobiphone, trạm BTS, điện lưới quốc gia đang đến tới các khu dân cư. Hệ thống ngân hàng thương mại làm nhiệm vụ dịch vụ tài chính, chợ trung tâm đầu mối ở xã Tân Phú đã được quy hoạch, hệ thống chợ, trung tâm các xã ngày càng phát triển mở rộng.

Các ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng bao gồm :

- Thiết kế và xây dựng nơi ăn nghỉ cho khách theo kiểu nhà nghỉ sinh thái.

- Xây dựng các tuyến đường nội bộ, đường mòn thiên nhiên với hệ thống chỉ dẫn/chỉ báo đầy đủ cả về số lượng và nội dung .

- Xây dựng trung tâm đón khách, trung tâm giáo dục môi trường.

Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư:

Nhà nước và UBND tỉnh Phú Thọ nên có một chính sách khuyến khích đầu tư vào VQG. Nếu đầu tư tốt du lịch sinh thái có thể đem lại nguồn lợi lớn bổ sung cho ngân sách quốc gia và cộng đồng địa phương. Giá trị kinh tế của du lịch sinh thái theo ước tính của nhiều chuyên gia là rất đáng kể mặc dù họ cho rằng việc xác định nó là không đơn giản . Tuy nhiên du lịch sinh thái không cần đầu tư nhiều trên phương diện tiền vốn, vì

đa số khách du lịch sinh thái đều có xu hướng muốn sống hoà đồng với thiên nhiên hơn là sống trong những khách sạn đắt tiền. Tuy nhiên việc thiết kế cho du lịch sinh thái lại cần đầu tư nhiều về thời gian và nỗ lực của nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Vì thế nếu muốn phát triển được du lịch sinh thái Nhà nước cần phải có đầu tư thích đáng.

Cần có chính sách khuyến khích cho việc đầu tư vào cộng đồng địa phương để họ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, bằng cách này du lịch sinh thái sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương. Tuy nhiên cũng nên huy động nguồn vốn địa phương nếu có thể.

Một phần của tài liệu Du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Sơn (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w