phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
2.2.1.1.Kết quả đạt được
Thứ nhất, về hệ thống tổ chức hành nghề công chứng
Tính đến hết ngày 31/5/2017, toàn Thành phố có 122 tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm 10 phòng công chứng và 112 Văn phòng công chứng). Số lượng các tổ chức hành nghề công chứng nói trên được phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã. Việc phát triển rộng khắp hệ thống các phòng công chứng trên địa bàn Hà Nội đã đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ công chứng của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hầu hết các văn phòng công chứng được thành lập từ giai đoạn 2008-2017 đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về hoạt động công chứng.
công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 – 2020, thành phố Hà Nội cơ bản đã hoàn thành việc thành lập các Văn phòng công chứng. Số lượng văn phòng công chứng vượt tiêu chuẩn là 09 văn phòng công chứng. Trong đó chỉ riêng các quận trong nội thành Hà Nội, số lượng văn phòng công chứng được thành lập mới là 08 Văn phòng trước khi có Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ (tức là trước ngày 29/12/2012) bao gồm các quận: Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng.
Thứ hai, về công chứng viên
Sau khi Luật công chứng có hiệu lực và đi vào cuộc sống, thực hiện đúng theo tinh thần và chủ trương của Đảng là xã hội hóa hoạt động công chứng, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, toàn diện, sâu sắc đến hoạt động thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố. Số lượng Công chứng viên mới được bổ nhiệm qua các năm ngày càng tăng lên, chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cho công chứng viên đang được nâng cao. Hiện nay, thành phố có 416 công chứng viên đang hành nghề tại 122 tổ chức.
Thứ ba, về thủ tục và hoạt động công chứng
Từ năm 2012 đến hết tháng 10/2015, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã công chứng được hơn 800.000 giao dịch, thu gần 450 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 80 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.200 người lao động. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên trong cả nước lập Hội công chứng viên thành phố. Với khối lượng giao dịch ngày một nhiều, chất lượng giao dịch cũng ngày một nâng cao.
Bảng 2.1: Số liệu thực hiện pháp luật về công chứng tại Văn phòng Đông Đô trên địa thành phố Hà Nội từ năm 2012 – 2016
Năm Văn phòng công chứng Tổng số lượng hợp đồng giao
dịch
Tổng số phí công chứng
2012 Văn phòng công chứng Đông Đô, thành phố Hà Nội
5.123 1.224.225.000
2013 Văn phòng công chứng Đông Đô, thành phố Hà Nội
5.876 1.578.600.000
2014 Văn phòng công chứng Đông Đô, thành phố Hà Nội
8.125 2.347.286.000
2015 Văn phòng công chứng Đông Đô, thành phố Hà Nội
12.146 4.789.537.800
2016 Văn phòng công chứng Đông Đô, thành phố Hà Nội
11.446 4.643.878.000
Nguồn: Báo cáo của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội từ 2012 – 2016.
Sự phát triển về số lượng việc yêu cầu công chứng hợp đồng và các văn bản giao dịch của tổ chức và cá nhân qua các năm được thực hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng việc yêu cầu công chứng hợp đồng và các văn bản giao dịch của tổ chức và cá nhân từ 2012 – 2016
0 2 4 6 8 10 12 14
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
5.123 5.876
8.125
Nhìn vào kết quả đạt được trong biểu đồ 2.1 cho thấy: Số lượng các giao dịch các dịch vụ tăng dần đều. Riêng năm 2015 có sự tăng đột biến và đến năm 2016 lại có dấu hiệu tăng thấp hơn năm 2015. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, toàn diện và khách quan vẫn cho thấy hoạt động công chứng rất phát triển.
Hoạt động công chứng bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch bảo đảm tiền vay. Trong quá trình tác nghiệp hoạt động công chứng, với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm trong công tác, các công chứng viên luôn cố gắng thực hiện các hành vi công chứng theo đúng trình tự, thủ tục, hình thức chặt chẽ, lập ra văn bản công chứng trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận, bình đẳng thiện chí, trung thực, tự chịu trách nhiệm dân sự…thông qua hoạt động công chứng tạo cho ngân hàng, cá nhân, tổ chức ý thức thận trọng hơn, tuân thủ pháp luật tốt hơn có trách nhiệm hơn trong việc thể hiện ý chí của mình phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội và truyền thống văn hóa khi tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng giao dịch.
Việc tăng đều các giao dịch cũng như các công việc liên quan đến hoạt động công chứng cho thấy ý thức tuân theo pháp luật của người dân ngày càng cao hơn. Người dân đã đặt niềm tin ngày càng nhiều vào các tổ chức hành nghề công chứng khi thực hiện các hợp đồng, giao dịch. Để có được kết quả này không thể phủ nhận được vai trò của hoạt động công chứng, đặc biệt là vai trò của đội ngũ công chứng viên. Việc thông qua hoạt động công chứng và việc thực hiện các hợp đồng giao dịch sẽ được bảo đảm an toàn hơn nhờ hoạt động công chứng. Từ kết quả này chúng ta lại một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động công chứng nói chung và hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.Việc phát triển hoạt động công chứng, tăng các giao dich của thực hiện pháp luật công chứng đã cho thấy vai trò quan trọng của công tác này. Các giao dịch công chứng đã góp phần bảo đảm đảm an toàn cho các giao dịch khi được thực hiện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch.
2.2.1.2. Nguyên nhân
Việc thực hiện pháp luật về công chứng của các Văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm qua đạt được những kết quả kể trên là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nguyên nhân khách quan
Có thể thấy rằng, trong thời gian qua thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành luật công chứng cho người dân và các tổ chức sinh sống và hoạt động trên địa bàn thành phố. Việc thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, các tổ chức, cơ quan đã làm cho người dân và tổ chức hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện hoạt động công chứng. Để thực hiện tốt các hoạt động đó, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện và cấp xã tổ chức tuyên truyền Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công chứng rộng rãi đến cán bộ, công nhân, viên chức, nhân dân trên địa bàn thành phố. Việc tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn và phát hành sách hỏi – đáp về công chứng, chứng thực, cấp phát miễn phí cho tủ sách các cơ quan, đoàn thể, trường học và cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn để cán bộ, công chức, nhân dân tham khảo và thực hiện; biên soạn, phát hành tờ gấp tìm hiểu pháp luật công chứng để phổ biến đến nhân dân bằng nhiều hình thức cho phù hợp với trình độ nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sở tư pháp Hà Nội cũng đã phối hợp với các tổ chức tín dụng, trung tâm phát triển quỹ đất và Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức Hội nghị mời lãnh đạo và các chuyên viên của Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp giảng dạy, tập huấn cho các cán, bộ, chuyên viên về công chứng các hợp đồng và giao dịch bảo đảm. Đồng thời triển khai thực hiện tốt Luật Công chứng và văn bản hướng dẫn thi hành.Chính vì vậy, công tác công chứng hợp đồng giao
dịch từng bước được thực hiện tốt hơn và đáp ứng kịp thời các yêu cầu công chứng, chứng thực của tổ chức, công dân.
Nhìn chung các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tuân thủ pháp luật về công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đặc biệt, có nhiều tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện đầy đủ các quy trình thủ tục về hành nghề công chứng và thực hiện đúng các quy định về pháp luật công chứng cho hầu hết các giao dịch tại văn phòng. Kết quả đánh giá này có được qua quá trình thu thập số liệu và khảo sát thực tiễn tại các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật quy định đến lĩnh vực công chứng được nhà nước ta ban hành đầy đủ và điều chỉnh kịp thời những bất cập về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực công chứng. Chính điều này đã tạo những thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Song song với đó, sự ý thức đầy đủ của người dân về vai trò và ý nghĩa của hoạt động công chứng đối với toàn thể người dân đang công tác và sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội đã góp phần không nhỏ vào những kết quả đạt được đó. Việc người dân luôn hiểu rõ được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật công chứng đối với sự an toàn cho các hợp đồng, giao dịch đã làm tăng dần đều các giao dịch công chứng trong các năm.
Từ việc ý thức được vai trò của các giao dịch công chứng, người dân đã hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công chứng để bảo vệ an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại với mong muốn và yên tâm rằng việc công chứng các loại văn bản, giấy tờ trong các giao dịch về pháp luật công chứng sẽ là chứng cứ pháp luật quan trọng nếu chẳng may có những tranh chấp xảy ra.
Kết quả của hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua cũng cho thấy công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội đã luôn quan tâm sát sao nhằm thúc đẩy sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu của hoạt động này.
Việc quan tâm đó thể hiện ở việc lãnh đạo UBND thành phố đã chỉ đạo kịp thời việc bố trí biên chế cho phòng công chứng với mục đích ổn định về mặt
nhân sự đồng thời còn tạo điều kiện để các công chứng viên được đi đào tạo lại, đào tạo nâng cao một số kỹ năng mềm nhằm trang bị và phục vụ cho hoạt động công chứng. Ngài ra, lãnh đạo thành phố cũng tạo điều kiện thuận lợi để các phòng công chứng được đặt trụ sở làm việc ở vị trí thuận nhằm giúp các giao dịch được diễn ra thuận lợi dễ dàng
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan
Một là, kết quả của hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội thời
gian vừa qua cũng có công sức đóng góp không nhỏ của đội ngũ công chứng viên và chuyên viên các tổ chức hành nghề công chứng. Những cán bộ này đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hoạt động công chứng là thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch bắt đầu từ khâu tư vấn, giải thích, thực hiện tốt việc tuyên truyền pháp luật công chứng đến người dân tham gia giao dịch và người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, đội ngũ này cũng làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích các quy định, thủ tục của hoạt động công chứng đến các tổ chức trong quá trình thực hiện hợp đồng giao dịch công chứng.
Hai là, các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chú
trọng việc triển khai thực hiện quy tắc đạo đức hành nghề công chứng nhằm nâng cao việc chấp hành ý thức pháp luật và tăng cường đạo đức hành nghề cho các công chứng viên khi thực hiện nhiệm vụ công tác của mình.
Ba là, công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn thành phố Hà
Nội đã được quan tâm chú trọng đặc biệt.Hoạt động thực hiện pháp luật công chứng đã được nhiều cơ quan, đoàn thể và các ngành chức năng quan tâm. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã chủ động tham mưu cho UBND thành phố các văn bản liên quan đến lĩnh vực công chứng nhằm thực hiện một cách thống nhất và có hiệu quả hoạt động công chứng các hợp đồng giao dịch theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Hạn chế
Cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước, thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện pháp luật công chứng và các văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực công chứng, tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng cũng có những hạn chế, bất cập dẫn đến những yếu kém trong thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các hoạt động giao dịch về công chứng, việc xử lý nhiều trường hợp cụ thể còn khá lúng túng .Có thể chỉ ra hàng loạt những bất cập, những vướng mắc sau đây:
Thứ nhất, về hệ thống tổ chức hành nghề công chứng
Ngoài những kết quả đạt được của cáctổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm vừa qua, sự phát triển quá nóng của các tổ chức hành nghề công chứng cũng làm nảy sinh những hạn chế nhất định trong việc thực hiện quy hoạch của thành phố. Việc sắp xếp lại các tổ chức hành nghề công chứng tại các địa bàn vừa được quy hoạch gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của một số tổ chức hành nghề công chứng thiếu tính chuyên nghiệp, Sự thiếu chuyên nghiệp thể hiện rõ nhất ở đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc mở ra ồ ạt rất nhiều văn phòng công chứng đã làm phát sinh rất nhiều các vấn đề khác như, nhân lực, cơ sở vật chất.Các phòng công chứng cũng khó duy trì được sự ổn định từ trụ sở giao dịch cho đến số lượng nhân viên.
Sự thay đổi về địa giới hành chính cũng kéo theo những điều chỉnh về số lượng Văn phòng công chứng sao cho phù hợp. Huyện Từ Liêm được tách thành 2 quận mới là Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Do đó 02 quận này được bổ sung thêm 3 văn phòng công chứng vào quy hoạch phát triển các tổ chức hành nghề công chứng giai đoạn 2016 - 2020 (ngoài số lượng đã được duyệt cho huyện Từ Liêm) để đảm bảo số lượng các tổ chức hành nghề công chứng được Quy hoạch tại quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm mỗi quận là 4 văn phòng.
Thứ hai, về công chứng viên
số 416 công chứng viên vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của người dân. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn đang thiếu công chứng viên, thiếu những người được đào tạo về chuyên môn một cách bài bản. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung cấp dịch vụ công chứng cho người dân. Số lượng giao dịch nhiều, Văn phòng công chứng cũng vì thế mà được thành lập nhiều nhưng do đội ngũ những công chứng viên đạt yêu cầu còn rất mỏng mà khối lượng công việc tại mỗi Văn phòng lại nhiều, đòi hỏi phải người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công chứng mới có thể đảm bảo hoàn thành.
Đội ngũ chuyên viên pháp lý giúp việc cho công chứng viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động công chứng. Những chuyên viên