Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH về BUÔN bán HÀNG GIẢ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 87 - 107)

giả trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

Hiện nay tuy đã ban hành nhiều văn bản, chính sách pháp luật về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhưng hiệu lực thi hành còn thấp, chưa đồng bộ, còn chồng chéo; một số văn bản sau thời gian áp dụng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập; chưa theo kịp với những diễn

biến phức tạp nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu cải cách pháp luật trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phục vụ yêu cầu hội nhập, đảm bảo sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật Quốc tế trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hàng giả và XPVPHC trong lĩnh vực hàng giả; cần tập trung một số nhiệm vụ sau:

- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả nhằm khắc phục, sửa đổi, bổ sung, thay thế những văn bản, cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực hàng giả không còn phù hợp, văn bản có sự xung đột pháp luật với các văn bản khác; từ đó xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất.

- Cần quy định chế tài xử phạt thật cao đối với hành vi vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả để nâng cao tính răn đe, kỷ luật kỷ cương, ngăn chặn vi phạm xảy ra.

- Đề nghị tăng thẩm quyền xử phạt của Kiểm soát viên thị trường vì quá trình thực thi công vụ các chức danh này có thẩm quyền xử phạt quá thấp (500.000 đồng) và để giảm áp lực xử phạt của các chức danh cao hơn, giúp cho việc XPVPHC được nhanh chóng, thuận tiện phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính hiện nay.

- Trong các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác chống hàng giả không có một định nghĩa mang tính khái quát về hàng giả gây hại đến sức khỏe, an toàn tính mạng của người tiêu dùng; trong khi đó, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP lại liệt kê nhóm hàng hóa này với phạm vi rộng hơn. Thực trạng trên cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật trong ngăn ngừa, xử lý hàng giả gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng trước hết là việc xác định những mặt hàng giả thuộc đối tượng này. Việc không thống nhất trong cách hiểu về hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng sẽ dẫn đến sự không thống nhất trong quy định chế tài, biện pháp xử

lý. Để tránh hiện tượng bỏ sót hoặc xử lý không thống nhất, cần có quy định pháp luật quy định cách hiểu thống nhất về loại hàng giả. Làm rõ khái niệm hàng giả theo quy định của pháp luật hiện nay là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng giả. Dưới góc độ pháp lý, điều này không chỉ có ý nghĩa xác định giới hạn, phạm vi của hoạt động chống hàng giả, mà còn có ý nghĩa trong việc huy động, phát huy vai trò của các chủ thể tham gia vào cuộc chiến chống hàng giả, bao gồm cả các lực lượng chống hàng giả là các cơ quan nhà nước lẫn các doanh nghiệp, các cá nhân.

- Cần có sự phân biệt rõ giữa khái niệm hàng giả với khái niệm hàng hóa khuyết tật. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không đề cập đến vấn đề hàng giả mà khái niệm trung tâm được sử dụng là hàng hóa khuyết tật, tức là hàng hóa không bảo đảm an toàn, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người tiêu dùng. Trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định sản xuất, buôn bán hàng hóa khuyết tật không bị coi là hành vi bị xử phạt hành chính mà chỉ xử phạt hành vi vi phạm trách nhiệm thu hồi hàng hóa khuyết tật.

- Cần quy định thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là hàng giả dài hơn để đảm bảo công tác giám định tang vật, định giá tài sản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Chỉ khi nào hệ thống pháp luật hoàn thiện, không bị chồng chéo, không bị bất cập thì khi đó việc tổ chức triển khai thực hiện sẽ thu được kết quả tốt, từ đó góp phần quản lý xã hội hiệu quả, làm ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

3.2.1.2. Tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của công chức thực hiện công tác chống hàng giả

Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả là bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ sức khoẻ, cũng như tính

mạng của người dân và toàn xã hội. Vì vậy, các cơ quan thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh cần thực hiện các nội dung sau:

Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức, kỷ luật, kỷ cương hành chính, có năng lực quản lý, có phẩm chất đạo đức; đội ngũ làm công tác tham mưu XPVPHC phải phát huy được hiệu quả bởi nếu tham mưu tốt, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật thì việc thực hiện nhiệm vụ quản lý lâm sản sẽ hiệu quả, tránh khiếu nại, khiếu kiện. Ngược lại nếu hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, suy thoái về đạo đức, lối sống và phẩm chất chính trị sẽ dẫn đến việc tham mưu XPVPHC không đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, làm cho quyết định XPVPHC khi ban hành thiếu tính nghiêm minh, khó thực thi. Vì thế để kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực thực thi công vụ trong XPVPHC lĩnh vực hàng giả trong thời gian tới cần phải:

Một là: Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức để nắm được kiến thức cơ bản, kiến thức luật, kiến thức quản lý nhà nước, kỹ năng hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, tổng hợp thực hiện pháp luật và nhất là nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về lĩnh vực hàng giả.

Hai là: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi tiêu cực trong hoạt động công vụ, làm trong sạch đội ngũ công chức, viên chức.

Tăng cường thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị theo Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 16/11/2012 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 31-CT/TU ngày

13/6/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi về chủ trương không dùng bia, rượu trong buổi trưa của các ngày làm việc và Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 07/5/2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định một số biện pháp chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cuơng hành chính của tỉnh Quảng Ngãi.

Ba là: Có kế hoạch rà soát, đánh giá, kiểm tra công chức, viên chức khi thi hành công vụ trong lĩnh vực hàng giả, cũng như có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó phải kiên quyết xử lý hoặc loại bỏ cán bộ, công chức, viên chức không đủ năng lực, trình độ chuyên môn, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đưa ra khỏi lực lượng những cán bộ, công chức, viên chức vi phạm đạo đức nhằm củng cố và tạo lòng tin trong nhân dân trong quá trình thi hành nhiệm vụ.

Bốn là: Phải thực hiện tốt chế độ khen thưởng những công chức, viên chức và cá nhân có thành tích đấu tranh chống VPHC trong lĩnh vực hàng giả và kỷ luật kịp thời những công chức, viên chức lạm dụng quyền hạn được giao để răn đe, giáo dục và ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh vì vụ lợi của bản thân mà bỏ lọt vi phạm trong quá trình XPVPHC theo đúng quy định pháp luật.

3.2.1.3. Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ xử phạt vi phạm hành chính về buôn bán hàng giả

Pháp luật được tuân thủ và thực thi hiệu quả chính là công cụ hỗ trợ hữu hiệu nhất trong quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng giả nhưng để đạt được kết quả đó cần sự hỗ trợ về kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất từ các cơ quan chức năng. Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm nhưng do đặc thù ngành và sự quan tâm chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng yêu cầu về

kinh phí để: đầu tư cho các dự án, chương trình kế hoạch nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, kinh phí hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra xử lý VPHC, thi hành quyết định XPVPHC, cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về chống hàng giả, đầu tư trang thiết bị nghiệp vụ chuyên ngành như thông tin liên lạc cho hoạt động ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hàng giả. Vì thế để đảm bảo việc thực thi pháp luật trên địa bàn cần nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi công vụ, đầu tư cơ sở vật chất, cần xem xét hỗ trợ kinh phí cho công tác chống hàng giả, cải thiện kho bãi thu giữ, tiêu hủy hàng vi phạm, các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; công cụ hỗ trợ đảm bảo an toàn tính mạng cho các lực lượng chuyên trách trong thi hành công vụ cho cơ quan nhà nước tránh được những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn phục vụ cho việc thực thi pháp luật, thực thi công vụ XPVPHC trong lĩnh vực hàng giả ngày càng hiệu quả hơn.

3.2.1.4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; vận động quần chúng nhân dân đấu tranh chống hàng giả; nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cộng đồng, doanh nghiệp

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cộng đồng, doanh nghiệp là một lĩnh vực mới và phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc cấp thiết và đồng bộ của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và mỗi người dân trong việc nâng cao nhận thức và có những hành động cụ thể, thiết thực nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước trong xu hướng hội nhập hiện nay.

Để đảm bảo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hạn chế thấp nhất VPHC trong lĩnh vực buôn bán hàng giả yêu cầu mỗi người dân cần phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật, để đạt được yêu cầu này thì các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng có liên quan cần phải:

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định pháp luật về phòng chống hàng giả trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình hình thức, đa dạng về phương thức và cách thức thực hiện; nội dung tuyên truyền phong phú, dễ hiểu như: trên phương tiện thông tin đại chúng, tại các buổi họp dân, tổ chức các cuộc thi, buổi nói chuyện chuyên đề, tăng cường trao đổi đối thoại, giải đáp những thắc mắc cũng như in ấn tờ rơi, xây dựng các bản trực quan tuyên truyền ở cộng đồng dân cư, … tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân, nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng giả của các cấp, các ngành, nâng cao ý thức cho người dân. Vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại trên thị trường tham gia công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực hiện cam kết không kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng giả.

Việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực phòng chống hàng giả là nền tảng để nhân dân thực sự nắm bắt được các quy định của pháp luật và tự giác thực hiện, đồng thời nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống hàng giả, làm tốt công tác XPVPHC trong lĩnh vực phòng chống hàng giả ngày càng tốt hơn.

Thứ hai, công tác đấu tranh chống hàng giả không thể đạt hiệu quả cao nếu không có sự tham gia, phối hợp của doanh nghiệp và sự chung tay của toàn xã hội. Để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, cộng đồng, doanh nghiệp một cách toàn diện cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên với nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng để tự bảo vệ chính mình.

* Đối với doanh nghiệp

Nội dung tuyên truyền cần làm cho doanh nghiệp nhận thức rõ về việc bảo vệ quyền sở hữu không chỉ là quyền của chủ sở hữu mà còn là

trách nhiệm đối với người tiêu dùng cũng như xã hội, khắc phục tư tưởng cho rằng việc chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các cơ quan chức năng.

Bản chất quyền sở hữu trí tuệ là quyền dân sự. Vì vậy, việc bảo vệ các tài sản trí tuệ trước tiên thuộc về trách nhiệm của chủ thể quyền mà không nên chỉ trông chờ vào việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền. Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền tự bảo vệ, Chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền và các biện pháp khác chống lại hành vi xâm phạm như: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Như vậy, trước khi thực hiện việc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, chủ thể quyền cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn ngừa các hành vi xâm phạm hay thực hiện quyền tự bảo vệ.

Các doanh nghiệp cần tăng cường quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa và chủ động khiếu nại khi bị xâm phạm nhãn hiệu. Sự liên kết giữa các nhà sản xuất trong công tác đấu tranh chống hàng giả cần tích cực hơn nữa. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm song song với việc hướng dẫn, chỉ rõ cho người tiêu dùng các thủ đoạn làm hàng giả cũng như có kênh phân phối sản phẩm chất lượng tốt tới tận tay người tiêu dùng, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất…; tuyên truyền cho các doanh nghiệp thực hiện tốt một số nội dung sau:

tin các vụ việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả, tài liệu liên quan đến việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp.

- Cung cấp mẫu hàng giả nhằm giúp các cơ quan thực thi trong việc nhận biết, phân biệt hàng thật, hàng giả.

- Xây dựng bộ phận chuyên trách về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc có đại diện sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp mình;

- Cung cấp cho lực lượng thực thi các thông tin về: đầu mối về sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH về BUÔN bán HÀNG GIẢ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 87 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)