Vai trò, mục tiêu, nguyên tắc của việc ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của văn phòng UBND huyện krông pắc, tỉnh đăk lăk (Trang 26)

vào hoạt động của các cơ quan nhà

nƣớc 1.2.1. Cơ qu n n à nướ và o t n ơ qu n n à nướ

Tổ chức hành chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một tổ chức hay một bộ phận của tổ chức (tập hợp con người, phương tiện, tài chính…) để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhằm đạt tới những mục tiêu nhất định. Tổ chức hành chính có những đặc điểm cơ bản là: có tính chính trị, tính xã hội, tính phục vụ, tính hệ thống, tính phù hợp và tính pháp chế.

Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, là một tế bào hợp thành bộ máy quản lý hành chính, là nơi nhà nước quan hệ trực tiếp với dân, phục vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mọi công dân.

- Bộ máy hành chính nhà nƣớc Việt Nam

Theo Hiến pháp 2013, Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện), Chủ tịch nước, các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước), các cơ quan x t xử (tòa án), các cơ quan kiểm sát.

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo

Hiến pháp 2013

(Nguồn: www. http://danluat.thuvienphapluat.vn/so-do-to- chuc-bo-may-nha-nuoc-theo-hien-phap-2013-144432.aspx)

- Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nƣớc

Thứ nhất, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạt động quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt

động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoàn thành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: chức năng lập pháp của Quốc hội, chức năng x t xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

Thứ ba, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành.

Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc.

- Quản lý hành chính nhà nước: là một hình thức hoạt động của nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp

và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.

Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất, thường xuyên nhất; chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có đầy đủ quyền năng để thực hiện tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước, bao gồm:

+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật.

+ Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý. + Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.

+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.

Trong số các hình thức trên thì những hình thức mang tính chất pháp lý như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng pháp luật và thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý có vai trò quan trọng, là những hình thức quản lý hành chính nhà nước trực tiếp. Và không phải tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đều có thể thực hiện bởi nó được pháp luật quy định rất cụ thể về chủ thể tiến hành, trình tự, thủ tục cũng như hiệu lực thi hành. Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước, với những thẩm quyền được pháp luật quy định cụ thể mới có thể tiến hành tất cả các hình thức quản lý hành chính nhà nước nêu trên đặc biệt là hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là hình thức quan trọng nhất trong hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Bởi các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản không bao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội. Chúng cần phải được cụ thể hóa trong từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước. Nhiệm vụ cụ thể hóa đó được pháp luật trao cho các cơ quan hành chính nhà nước tương ứng…

Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhà nước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền cũng như thủ tục tiến hành hoạt động của các chủ thể quản lý… Có rất nhiều văn bản như nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của UBND các cấp v.v...

Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ quan hành chính nhà nước không những tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện chức năng của mình mà còn quy định thẩm quyền của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước khác. Đồng thời vai trò điều chỉnh của hoạt động chấp hành quyền lực nhà nước qua đó được thể hiện một cách tương đối đầy đủ và sáng tạo. Như vậy có thể thấy rằng phạm vi hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nó nhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt động chấp hành - điều hành là rất lớn. Và cần phải thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, cơ quan hành chính nhà nước ban hành một số lượng khổng lồ các văn bản quy phạm pháp luật để điều chính hầu hết các lĩnh vực, các mặt khác nhau của đời sống xã hội.

1.2.2. tr n n t n t n tron o t n á ơ qu n n à nướ

CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc ứng dụng rộng rãi CNTT có ý nghĩa chiến lược đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội; tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là một trong những động lực quan trọng phát triển nền kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội

nhập quốc tế; bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của nước ta. Ứng dụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng, bảo đảm thực hiện thành công ba đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Ứng dụng, phát triển CNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm. Ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tập đoàn công nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu - phát triển.

Việc ứng dụng CNTT có vai trò quan trọng trong thực hiện cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và điều hành, rút ngắn thời gian xử lý văn bản, giúp công tác điều hành của cơ quan nhà nước được nhanh chóng, giảm sự phiền hà cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; nâng cao năng lực cạnh tranh của các địa phương; đảm bảo phát triển nhanh và bền vững trong tình hình mới, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

1.2.3. M t êu ứn n n n t n t n tron o t n ơ qu n

n à nướ

- Mục tiêu tổng quát

CNTT được ứng dụng rộng rãi và trở thành một ngành kinh tế có tác động lan tỏa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng cuộc sống, chỉ số phát triển con người Việt Nam và nâng cao khả năng phòng thủ của quốc gia. Đến năm 2030, đưa năng lực nghiên cứu, ứng dụng, phát triển sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ CNTT đạt trình độ

tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT. Mục tiêu ứng dụng CNTT được khái quát trong ba lĩnh vực sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử.

+ Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.

+ Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu lớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người, tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại, bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước.

Thứ hai, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.

+ 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử.

+ Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.

+ Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể được thực hiện trên môi trường mạng.

+ Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ, công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia. + Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước.

Thứ ba, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.

+ 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngành hoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật CNTT, cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.

+ 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp qua mạng.

+ 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quan điện tử.

+ Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu, danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia; khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sử dụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắm chính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

+ 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tác xuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử.

+ 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứng minh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minh nhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả.

+ 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy ph p xây dựng được nộp qua mạng.

- Mục tiêu cụ thể tới năm 2020

Ứng dụng CNTT góp phần quan trọng thực hiện ba đột phá chiến lược: triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ với việc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao và trong nhiều lĩnh vực. Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là các lĩnh vực liên quan tới nhân

dân như giáo dục, y tế, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị lớn và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương thức dạy và học, thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ, liên thông, bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Kết nối băng rộng, chất lượng cao đến tất cả các xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục. Mở rộng kết nối với các nước trong khu vực và trên thế giới, triển khai và sử dụng có hiệu quả mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt đông. Triển khai toàn diện, có hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản trị, sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử.

Phát triển công nghiệp, CNTT thành ngành kinh tế - kỹ thuật tăng trưởng nhanh và bền vững, có vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức. Xây dựng các công viên phần mềm, khu CNTT tập trung, hiện đại. Thu hút mạnh đầu tư của các tập đoàn CNTT đa quốc gia có uy tín để tham gia chuỗi giá trị gia tăng. Hình thành một số tập đoàn CNTT có khả năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, đồng thời phát triển mạnh doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng, có khả năng cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho khu vực và thế giới.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo về công nghệ và thông tin. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ

quyền quốc gia trên không gian mạng; sẵn sàng đánh thắng chiến tranh mạng, chiến tranh thông tin, chiến tranh điện tử, góp phần bảo vệ vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của văn phòng UBND huyện krông pắc, tỉnh đăk lăk (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)