Kinh nghiệm tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại tỉnh quảng nam (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.4 Kinh nghiệm tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công

công lập tự chủ tài chính cấp tỉnh của một số tỉnh:

1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định:

Qua nhiều năm triển khai cơ chế tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều kết quả như sau:

Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập khối tỉnh: 170 đơn vị, Trong đó:

- Số đơn vị sự nghiệp y tế: 38 đơn vị

- Số đơn vị sựu nghiệp văn hóa thông tin: 8 đơn vị - Số đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao: 2 đơn vị - Số đơn vị sự nghiệp kinh tế: 38 đơn vị

- Số đơn vị sự nghiệp khác: 9 đơn vị

Tổng số đơn vị đã giao dự toán theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP: - Phân loại:

+ Đơn vị loại I tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động: 26 đơn vị + Đơn vị loại II tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động: 90 đơn vị + Đơn vị loại III do Ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí: 45 đơn vị

+ Đơn vị chưa giao tự chủ: 9 đơn vị

Tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sự nghiệp công lập chủ động trong việc sử dụng biên chế, tài sản và kinh phí nhà nước một cách hợp lý, tăng cường khai thác nguồn thu, thu đúng, thu đủ để đảm bảo yêu cầu hoạt động của đơn vị, phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ, đầu tư thêm được cơ sở hạ tầng và phương tiện vận tải để phục vụ nhu cầu đào tạo chuẩn hóa bằng cấp lái xe ô tô cho người tham gia giao thông, liên kết đào tạo với các trường đại học, dạy nghề trong và ngoài tỉnh,…

Dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của cơ quan hành chính Nhà nước cấp tỉnh, tại Bình Định tất cả các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Nghị định 43 đều thực hiện xây dựng phương án chi và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, định mức chi tiết chi khoán cho một số nội dung chi cụ thể như: văn phòng phẩm, vật tư, công cụ, dụng cụ, điện thoại, công tác phí, nhiên liệu,…; thực hiện công khai tài chính; triển khai thực hiện Phương án chi đã xác lập; đăng ký thực hành tiết kiệm, chống

lãng phí, tham ô tham nhũng; sấp xếp, bố trí lại lao động hợp lý, phân công phân nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với người lao động. Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và khả năng, nhu cầu thực tế, các đơn vị đã chủ động điều chỉnh, bổ sung kịp thời Phương án và Quy chế chi để đáp ứng được nhu cầu phát sinh trong từng thời điểm; định kỳ thanh tra, kiểm tra chéo nội bộ đối với việc chấp hành quy chế chi tiêu nội bộ, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô tham nhũng tại các phòng, ban trong đơn vị. Một số cơ quan, đơn vị đã xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức và người lao động, tiến hành đánh giá, xếp loại dựa vào hiệu quả công việc, lấy kết quả bình bầu xếp loại làm căn cứ phân phối thu nhập tăng thêm. Qua đó góp phần nâng cao được hiệu suất lao động, trang thiết bị, máy móc, hiệu quả sử dụng kinh phí, nhằm đem lại khoản tăng thu nhập cho cán bộ công chức tuy không lớn song cũng đã phần nào động viên được người lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính dân chủ, sự gắn kết trong hoạt động của người lãnh đạo và người lao động trong đơn vị.

Về tình hình thực hành tiết kiệm chi đến năm 2013:

- Số đơn vị tiết kiệm là: 145 đơn vị / 161 đơn vị giao tự chủ (đạt tỷ lệ: 9,32%)

- Số kinh phí tiết kiệm được là: 102.150.470.437 đồng, tỷ lệ kinh phí tiết kiệm được so với dự toạn được giao là: 9,88%. Trong đó chi tăng thu nhập cho cán bộ viên chức và người lao động là: 70.221.658.806đồng.

Về thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công nhân viên chức năm 2016:

- Tổng kinh phí chi tăng thu nhập: 70.221.658.806đồng - Số đơn vị không chi thu nhập tăng thêm: 20 đơn vị - Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập dưới 1 lần: 134 đơn vị - Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ 1 đến 2 lần: 6 đơn vị - Số đơn vị có hệ số tăng thu nhập từ 2 đến 3 lần: 1 đơn vị

Như vậy, tỉnh Bình Định đã thực hiện tốt công tác tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính trong toàn tỉnh, UBND tỉnh Bình Định đã có các van bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan hành chính Nhà nước trong toàn tỉnh thực hiện sự quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Tuy nhiên, việc không có văn bản pháp luật quy định khống chế tối đa mức chi tiền lương tăng thêm đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ trên địa bàn tỉnh đã dẫn đến mức thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức giữa các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn có khoảng cách khá xa, các đơn vị có số thu lớn, nguồn thu lớn chủ yếu là do cơ chế, chính sách mang lại hoặc do nhu cầu của cộng đồng xã hội lớn thì đơn vị đó có mức chi tiền lương tăng thêm khá lớn. Chẳng hạn, Trung tâm Đăng kiểm phương tiện thủy bộ, nguồn thu là phí kiểm định có số thu khá lớn, đơn vị chi trả thu nhập tăng bình quân hàng năm trên 1,5 lần lương, Phòng công chứng số tuy số thu để lại không lớn song chi trả thu nhập tăng thêm là 2 lần. Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ giao thông, nguồn thu của đơn vị này là học phí đào tạo lái xe có số thu khá lớn, đơn vị thực hiện chi trả thu nhập tiền lương tăng thêm bình quân hàng năm trên 1,7 lần lương; Trong khi đó, mức thu nhập tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp công lập khác trên địa bàn, đa số bình quân nằm trong khoảng dưới 0,2 lần lương.

1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ:

Ngay sau khi Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ và các thông tư hướng dẫn có hiệu lực thi hành đầu năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp nghành liên quan triển khai thực hiện. Theo đó, trong tổng số 147 đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định có 136 đơn vị được giao quyền tự chủ đạt 93%; còn lại 11 đơn vị chưa có phương án, chưa có quyết định được giao quyền tự chủ, chiếm 11% ở các lĩnh vực.

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã trao quyền cho các cơ quan hành chính Nhà nước trong tỉnh tổ chức cơ chế tự chủ tài chính, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính. Theo báo cáo của các nghành và đơn vị, sau khi thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho thấy đại bộ phận các đơn vị được giao quyền tự chủ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngoài khối lượng công việc được giao tương ứng với phần kinh phí ngân sách cấp, một số đơn vị còn triển khai các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ để khai thác năng lực thiết bị, cơ sở vật chất hiện có, nhằm cung cấp thêm sản phẩm cho xã hội và tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công nhân viên. Các đơn vị thuộc nghành y tế, nhờ được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí nên đã mở ra khả năng tăng cường liên kết đầu tư, bổ sung đổi mới trang thiết bị, nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình khám chữa bệnh theo yêu cầu, một mặt giúp người bệnh yên tâm điều trị không phải lên tuyến trên, mặt khác vẫn phục vụ tốt đối tượng có bảo hiểm y tế. Về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, hầu hết các cơ sở giáo dục đều thực hiện đúng và đủ các chương trình môn học theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo. Đối với các nghành và các lĩnh vực khác, về mặt số lượng so với các đơn vị sự nghiệp công lập trong nghành giáo dục – Đào tạo và nghành y tế không nhiều (bao gồm các đơn vị thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường, thương mại, giao thông, nông nghiệp, truyền hình, công nghệ thông tin). Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao thực hiện quyền tự chủ, dưới sự tổ chức của cơ quan hành chính, các đơn vị đã phát huy tiềm năng thế mạnh về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên nghành để phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Từ khi thực hiện quyền tự chủ, khối lượng và chất lượng công việc đều tăng, sản phẩm làm ra đáp ứng yêu cầu, thu nhập của cán bộ viên chức trong đơn vị đều được nâng lên so với trước.

Cùng với việc bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ đều nghiêm túc chấp hành quy

định về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, chế độ, đảm bảo sử dụng các nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, chế độ, tiết kiệm và hiệu quả. Định mức chi tiêu cho từng khâu, từng nhiệm vụ đều được các đơn vị xây dựng và đưa ra thảo luận, lấy ý kiến rộng rãi của tập thể cán bộ, công nhân, viên chức trong đơn vị và có nghị quyết thông qua. Đối với những khoản chi có thể thực hiện phương thức khoán như: Tiền điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí, xăng xe…thì xây dựng định mức khoán. Những khoản có định mức kinh tế, kỹ thuật chuyên nghành thì khuyến khích cán bộ, nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giảm định mức tiêu hao, có chế độ thưởng đối với những người có sáng kiến tiết kiệm vật tư nhiên liệu. Cách làm này đã được đại bộ phận cán bộ, viên chức của các đơn vị hưởng ứng tích cực và cùng tham gia giám sát quá trình thực hiện. Kết quả, nhiều đơn vị, cá nhân đã tiết kiệm chi phí vật tư, nguyên, nhiên liệu, nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt công việc được giao. Bên cạnh việc tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết, dịch vụ chất lượng cao để thu hút nhiều đối tượng tham gia của các đơn vị y tế, giáo dục và Đào tạo, các đơn vị sự nghiệp thuộc các nghành , lĩnh vực khác cũng đã tích cực, chủ động khai thác thế mạnh trong việc tăng thu, nên hầu hết các đơn vị đều thực hiện thu vượt dự toán được giao. Kết quả thu tài chính năm 2013, sự nghiệp y tế vượt trên 313%; sự nghiệp giáo dục vượt 41%; sự nghiệp đào tạo tập trung ở các đơn vị có thể mạnh trong liên kết đào tạo như Đại học Hùng Vương vượt trên 107%, Trung tâm giáo dục Thường xuyên tỉnh vượt 296%, Trường cao đẳng nghề vượt 61%...

Nhìn chung, kể từ khi được giao thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, vai trò trách nhiệm, tính sáng tạo của các đơn vị sự nghiệp công lập đã được nâng lên; nhiều đơn vị đã đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo nguồn thu tăng thu nhập cho cán bộ viên chức…Tuy nhiên, công tác tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn

vị sự nghiệp tự chủ tài chính trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có bước chuyển mạnh mẽ, việc triển khai thực hiện Nghị định 43 còn chậm và chưa đồng bộ.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Nam:

Cả hai địa phương đều đã thực hiện sự tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Tại tất cả các đơn vị nhận tự chủ đều thể hiện sự chuẩn bị tốt cho việc áp dụng Nghị định này.

Trong thời gian thực hiện cả hai địa phương đã chủ động ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể tại địa phương, đồng thời làm cơ sở để các cơ quan Nhà nước thực hiện sự quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Qua việc thực hiện tự chủ tài chính và tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở hai địa phương trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Quảng Nam như sau:

- Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công phải được ban hành đầy đủ, đồng bộ, thống nhất tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Thứ hai, tất cả các cơ quan tổ chức cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công tự chủ tài chính để có thể tính toán được cụ thể số lượng biên chế cần thiết cho đơn vị thì phải xác định được rõ nhiệm vụ của mình về tổng thể, cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận cụ thể trong đơn vị. Việc xác định này sẽ là căn cứ để tính toán, xác định số lượng biên chế cần thiết cho đơn vị trong một khoảng thời gian nhất định

- Thứ ba, chính quyền cấp tỉnh khi xây dựng định mức kinh phí giao tự chủ cho các đơn vị ngoài việc tính theo số lượng biên chế, quy mô của đơn vị thì nên xem xét đến đặc thù cụ thể của từng đơn vị để tránh tình trạng có những đơn vị sử dụng nhiều khoản chi không mang tính chất lương gặp khó khăn trong thực hiện tự chủ tài chính.

Tóm lại: Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, Nhà nước sử dụng tài chính như một công cụ sắc bén cần nắm lấy để quản lý các đơn vị sự nghiệp, thông qua đó quản lý đất nước, hướng tới những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Điều này khẳng định tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp là một hoạt động tất yếu và quan trọng để đất nước phát triển.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TRÊN LĨNH VỰC Y TẾ TẠI TỈNH QUẢNG NAM

2.1 Các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh trên lĩnh vực y tế tại Quảng Nam: 2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Nam: 2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Nam:

Tinh Quảng Nam nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, đất rộng, người đông. Với diện tích 16.490,25km2, lớn nhất cả nước; dân số hơn 3,1 triệu người (tính đến năm 2016), đứng thứ tám cả nước; hội tụ đầy đủ các tuyến đường giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa; điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng như một Việt Nam thu nhỏ…Quảng Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư và ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại tỉnh.

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp tại tỉnh quảng nam (Trang 29)