tra nhà nước
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước quy định ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội phổ biến giữa các chủ thể trong xã hội với nhau, thiết lập trật tự, kỉ cương, bảo đảm cho sự phát triển ổn định của xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật giữ vị trí tối thượng, bắt buộc mọi chủ thể trong xã hội đều phải tuân theo. Trong đó, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Nhà nước là chủ thể ban hành pháp luật, tuy nhiên mọi cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong đó đều phải tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Hoạt động của các cơ quan thanh tra bộ bắt buộc phải tuân thủ theo pháp luật, dựa theo pháp luật mà thi hành. Chính vì vậy, nếu pháp luật về thanh tra thiếu hoàn thiện, thống nhất, chính xác so với thực tiễn thì sẽ gây cản trở cho hoạt động của cơ quan thanh tra bộ, ảnh hưởng tới sự phát triển khách quan của các chủ thể trong xã hội. Hoạt động của cơ quan thanh tra bộ không được thực hiện một cách chính xác, thông suốt, thường xuyên, liên tục thì tất yếu sẽ
dẫn đến việc kém hiệu quả trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phó. Đồng thời, những kẽ hở trong hành lang pháp lý quy định về cơ quan thanh tra bộ nói riêng, thanh tra nhà nước nói chung sẽ là yếu điểm để những đối tượng có động cơ bất chính thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có hành vi tham nhũng vì mục đích vụ lợi cá nhân.