Thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 67)

hoạt động đầu tư tự phát, manh mún, nhỏ lẻ làm phá vỡ cảnh quan môi trường và không gian tự nhiên vốn có của các khu du lịch. Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch các khu du lịch cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thành phố Hạ Long đến năm 2050 cả nội dung và bước đi cho phù hợp. Cụ thể như sau: - Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của thành phố, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế. - Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù làm trọng tâm; đặc biệt khai thác kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận tìm ra những nét riêng có ở mỗi loại hình để chủ động tạo ra sự khác biệt. Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng dân cư. - Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các vùng kinh tế trọng điểm trong tam giác phát triển kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội - Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về s c ch a theo tính toán dự báo số khách du lịch đến thành phố Hạ Long vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Về chất lượng, đáp ng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa. 70 - Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở dịch vụ đạt chuẩn, trong đó có cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Đặc biệt, cần chú trọng đầu tư chất lượng, mẫu mã các mặt hàng là đồ thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm trong các cửa hàng mua sắm. - Quy hoạch và xây dựng khu phố ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến phố hoặc tại các làng nghề truyền thống nơi thường xuyên có khách du lịch đến thăm quan. Sản phẩm được dùng trong "Phố ẩm thực" nên sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có của Hạ Long như: cua, ốc, ghẹ, mực... Việc đa dạng các sản phẩm, phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó không chỉ tăng tính hấp dẫn của du lịch Hạ Long, giảm thiểu sự cạnh tranh không cần

thiết với các khu du lịch lân cận mà còn thu hút lượng lớn các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch bền vững cả về kinh tế và xã hội. 3.3.2. Giải pháp về xúc tiến và xây dựng thương hiệu Du lịch thể hiện tính xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cư, vai trò của cộng đồng dân cư rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch vừa là đối tượng phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là các quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh; vừa nâng cao nhận th c về vai trò, ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như nhận th c về yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bền vững trong tình hình mới. Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận th c cho cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch là rất cần thiết. Thời gian tới, thành phố Hạ Long cần tập trung một số giải pháp sau: - Lồng ghép việc nâng cao nhận th c của cộng đồng về phát triển du lịch 71 vào các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố. - Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như: vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, bàn hàng lưu niệm và các dịch vụ khác... cần hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác như: lương thực thực phẩm, sản xuất hàng lưu niệm. - Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố đầu tư cho chương trình đào tạo nâng cao nhận th c của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, đào tạo và sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý (tại các Ban Quản lý Di tích, các điểm du lịch...). - Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với công tác

nâng cao nhận th c về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn rất cụ thể cho người dân cách đón tiếp, phục vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận th c cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo s c hấp dẫn riêng biệt của từng khu du lịch. Cần tập trung tuyên truyền tại những khu vực có tiềm năng du lịch về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững đến đông đảo nhân dân một cách nghiêm túc. Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình th c như: xây dựng chuyên mục trên Đài Phát thanh - Truyền hình của tỉnh, đăng tải 72 nội dung trên Báo Quảng Ninh, tạp chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ... Tổ ch c các cuộc toạ đàm, hội thảo chuyên đề, đưa vào chương trình giáo dục các bậc học về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cách ng xử thân thiện với khách du lịch... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý th c pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn, súc tích tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch. - Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập. - Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch; cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên c u thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, chú trọng vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống nhân dân, qua đó nâng cao dần nhận th c cho quần chúng nhân dân về vai trò của phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra Quảng Ninh đã ban hành Bộ quy tắc ng xử du lịch với tiêu đề: “Bộ Quy tắc ng xử Nụ cười Hạ Long”, cùng với Bộ Quy tắc ng xử Văn minh du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, thông qua các cơ quan báo chí, Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ninh, Báo Quảng Ninh (nay là Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh) các nội dung bộ quy tắc ng xử

đã được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới du khách, doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư nhằm nâng cao ý th c hành vi ng xử văn minh, tôn trọng điểm đến, nâng cao nhận th c bảo vệ di sản. Để làm tốt hơn nữa công tác quảng bá và bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long, cần các giải pháp: Vịnh Hạ Long vốn dĩ đã rất nổi tiếng và hút khách rồi. Nhưng để có thể thu hút thêm nhiều khách quốc tế hơn nữa nếu biết áp dụng các phần mềm trên điện thoại thông minh (smart phone) để quảng bá giới thiệu hình ảnh 73 du lịch. Du khách có thể cập nhật rất nhiều thông tin hữu ích từ điện thoại di động, giúp họ có nhiều sự lựa chọn nếu họ chưa biết nhiều về điểm đến mà họ định ghé thăm. Những thay đổi của thế giới truyền thông số cũng như kỳ vọng của khách du lịch đã tác động rất lớn đến người làm du lịch. Do vậy, vai trò của báo chí truyền thông vô cùng quan trọng trong việc tuyên truyền về những điểm đến, lễ hội, thời tiết của Việt Nam để thu hút khách du lịch. Đó không chỉ là sự quảng bá hình ảnh mà còn giúp nhận được sự phản hồi, tương tác với du khách một cách nhanh nhất để kịp thời có những cách điều chỉnh phát triển du lịch một cách tốt nhất. Những thông tin này càng có giá trị đối với lãnh đạo tỉnh, thành phố và các công ty du lịch để biết được khách du lịch muốn gì, cần gì? Và một khi họ đã biết được khách cần gì thì sẽ biết cách làm thế nào để du khách hài lòng. Để làm được điều này phải nhờ đến s c mạnh của công nghệ kỹ thuật truyền thông. Hiện tại, việc tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, tuy nhiên ngành Du lịch cũng phải đối mặt với những thách th c mới, đồng thời cũng là cơ hội để ch ng minh được vai trò của mình. Báo chí cần mạnh mẽ hơn nữa trong việc đưa ra những thông điệp đúng đắn sẽ có tác động lớn trong việc thu hút khách du lịch cũng như việc nâng cao ý th c giữ gìn văn hóa bản địa. 3.3.3. Giải pháp quy hoạch và kế hoạch thực thi chính sách phát triển du lịch Trong hoạt động du lịch, công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm, dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng. Đến thời điểm hiện tại, xúc tiến quảng bá không còn chỉ rao bán 'cái chúng ta có" (tiềm năng du lịch), hay quảng bá hình ảnh chung chung mà phải thực hiện đầy đủ và đảm bảo chất lượng các khâu, gồm nghiên c u thị trường, định hướng xây dựng sản phẩm và xúc tiến sản phẩm, dịch vụ du lịch và trên cơ sở đó từng bước xây dựng thương hiệu du lịch riêng cho Hạ Long. Việc chuyên nghiệp hóa, chuyên môn hóa cao đòi hỏi hoàn thiện cả về đội ngũ con người, tổ ch c bộ máy, qui trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện một cách khoa học,

đúng qui trình, kế hoạch, tiến độ. Triển khai mục 74 tiêu đưa Hạ Long trở thành "điểm đến trọn niềm vui" có nhiều thách th c, đòi hỏi một cách tiếp cận và hành động chiến lược và trong mối gắn kết chặt chẽ với công tác nghiên c u thị trường, phát triển và quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ và phát triển thương hiệu. UBND thành phố Hạ Long cần có đánh giá đúng và đầy đủ về vai trò của công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh để từ đó có sự đầu tư nguồn lực phù hợp. Trước mắt cần bố trí từ 2 - 5% trong tổng thu từ hoạt động du lịch cho công tác xúc tiến, quảng bá. Bên cạnh đó cần tuyển dụng và đào tạo cán bộ chuyên sâu về xúc tiến, quảng bá du lịch, marketing du lịch và thành lập một bộ phận chuyên trách cho công tác này. Trường hợp chưa bố trí ngay được đội ngũ và tổ ch c, UBND có cơ chế thuê đơn vị làm truyền thông chuyên nghiệp để tiến hành công tác xúc tiến, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho du lịch Hạ Long. Tiếp tục thực hiện xúc tiến tại chỗ thông qua khách du lịch đến Hạ Long bằng cách mang lại cho khách du lịch những trải nghiệm thực tế trọn vẹn, chân thực đúng như những thông tin, thông điệp về điểm đến, sản phẩm dịch vụ được thông tin qua các hoạt động xúc tiến trước đó nhằm thúc đẩy lượng khách quay lại hoặc truyền miệng cho người thân, bạn bè... Tổ ch c bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ bằng nhiều hình th c cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến. Cử cán bộ tham gia các lớp hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng và cách th c triển khai thực hiện kế hoạch xúc tiến quảng bá chuyên nghiệp. Trong đó cần ưu tiên nguồn lực nhằm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ng dụng để khai thác hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận th c và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ ch c chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng đối với sự phát triển du lịch của Hạ Long. Trong đó cần kịp thời tuyên dương, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách nhà nước trong kinh doanh và bảo vệ môi trường du lịch Hạ Long. Xây dựng giải pháp thu hút khách ở các thị trường quốc tế: cần xác định 75 thị trường khách quốc tế chính của Hạ Long là Trung Quốc qua cửa khẩu Hà Khẩu trong khuôn khổ hợp tác giữa nước. Ngoài ra, thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu với mục đích tham quan vịnh Hạ Long cũng cần phải có những biện pháp quảng bá hình ảnh. Giải pháp cho công tác quảng bá, xúc tiến đến các thị trường khách quốc tế gồm: chọn lựa tham gia các hội

chợ du lịch (Hội chợ Năm du lịch quốc gia Lào, ITE Hong Kong, CITM Thượng Hải, JATA Nhật Bản, KOTFA Hàn Quốc...) trên cơ sở nghiên c u kỹ đặc điểm, tâm lý, sở thích của từng thị trường để xây dựng sản phẩm xúc tiến phù hợp; xây dựng các công cụ, tài liệu quảng bá hình ảnh Hạ Long bằng ngôn ngữ của thị trường khách; mời các đoàn famtrip, presstrip từ các thị trường nguồn đến khảo sát, tham quan; tích cực cùng Sở VHTTDL Quảng Ninh, Tổng cục Du lịch tổ ch c thực hiện Chiến lược Marketing Du lịch Việt Nam đến năm 2020; triển khai ng dụng marketing điện tử (E - marketing) để thực hiện xúc tiến, quảng bá... Phối hợp với các bên liên quan nghiên c u ban hành quy chế phối hợp giữa UBND thành phố Hạ Long và ngành Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Quảng Ninh trong tổ ch c các hoạt động xúc tiến quảng bá nói chung và Hạ Long nói riêng. Trong đó cần đặc biệt quan tâm đến quảng bá thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư vào các dự án du lịch tại Hạ Long. Tăng cường công tác nghiên c u thị trường để xác định các thị trường tiềm năng, thị trường trọng điểm và thị trường mục tiêu làm cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đối tượng khách và xây dựng các chương trình xúc tiến phù hợp với từng thị trường. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến thị trường khách ở khu kinh tế Vân Đồn với hai loại sản phẩm chính là nghỉ dưỡng và hội nghị, hội thảo. Đa dạng và nâng cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển du lịch tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)