Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

nay, bởi vậy, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, khác với một số nước đa đảng trên thế giới, mục đích lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với công tác tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử là để thực hiện quyền của công dânViệt Nam, để bầu ra cơ quan đại diện cho nhân dân từ trung ương đến địa phương, chứ không phải để phân chia quyền lực giữa các đảng phái như các nước khác.

Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta là hoạt động nhằm đảm bảo hai quyền cơ bản của công dân đã được hiến định là quyền bầu cử và quyền ứng cử.

Thứ ba, tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta huy động toàn

bộ hệ thống chính trị vào cuộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của các

cơ quan nhà nước còn có sự tham gia của các đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức có liên quan trong toàn bộ quá trình đưa pháp luật bầu cử vào cuộc sống từ khi tổ chức quán triệt, học tập đến khi triển khai luật trên thực tế.

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật bầu cử ở nước ta nước ta

Mức độ hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào chất lượng của hoạt động lập pháp (ban hành luật) và giám sát thực hiện luật của Quốc hội, của hoạt động tư pháp trong bảo vệ pháp luậtvà sử dụng cưỡng chế nhà nước. Ngoài ra, còn bị ảnh hưởng bởi các chủ thể khác như tổ chức kinh tế, xã hội, công dân khi các chủ thể này tổ chức thực hiện phản biện và giám sát xã hội, thực hiện quyền kiến nghị, phát hiện, tố cáo, khiếu nại,… cũng như mức độ tuân thủ và chấp hành pháp luật khi thực hiện các quyền và

nghĩa vụ của chủ thể trong đời sống. Một số yếu tố khác như trình độ dân trí, ý thức và truyền thống pháp luật, xu thế vận động xã hội, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập… cũng có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến quá trình tổ chức thực hiện pháp luật trong cuộc sống. [25,Tr1]. Tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử ở nước ta chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chính sau:

Yếu tố chính trị, tính ổn định, vững chắc của hệ thống chính trị cho phép lãnh đạo, định hướng có hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử. Ở nước ta, Đảng là nhân tố quyết định trong việc định hướng các thiết chế của quyền lực nhà nước cũng như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia tác động, bảo đảm sự vận hành của chế độ bầu cử phù hợp với lợi ích đông đảo của nhân dân và của toàn thể dân tộc.

Yếu tố pháp lý, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, ghi

nhận và trình tự hóa việc tổ chức bầu cử. Yếu tố pháp lý là yếu tố trực tiếp tác động đến hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử,sự hoàn thiện hay chưa hoàn thiện của pháp luật về bầu cử ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình tổ chức đưa pháp luật bầu cử vào thực tiễn.

Yếu tố kinh tế - kỹ thuật, bao gồm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật

chất (hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, không gian,…).Mức độ đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất quyết định rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử. Ở nước ta hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghệ còn khá lạc hậu so với các nước trong khu vực, thực trạng nàylàm hạn chế rất lớn đến hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử nước ta.

Yếu tố trình độ văn hóa - xã hội, bao gồm trình độ ý thức pháp luật chung của công dân trong xã hội, xu hướng dư luận trong xã hội nói chung ở mỗi thời kỳ và các đặc thù về văn hóa - xã hội của đất nước, trình độ phát

triển giữa các vùng miền, địa phương, cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo,…cần được tính đến trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về bầu cử tại huyện hoài đức thành phố hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)