Xy lanh điện chuyển động lên, xuống bằng cách đảo chiều dòng điện. Xy lanh điện sử dụng có 2 dây: dây đỏ (điện áp dương + 12V), dây đen (0V – GND). Nếu kết nối đúng chiều dòng điện xy lanh điện sẽ chạy xuống. kết nối ngược lại thì xi lanh điện chạy lên. Xi lanh điện có công tắc hành trình được tích hợp ở cả hai đầu nhờ đó xi lanh sẽ tự động dừng khi hết hành trình.
43 Xi lanh điện chuyển động là nhờ động cơ được tích hợp, điều khiển động có đó sẽ có một số cách thường hay sử dụng như là: mạch dùng mosfet, mạch dùng relay, mạch cầu hoặc mạch sử dụng L298…
Trong đề này để thuận tiện cho việc thiết kế cũng như đáp ứng công suất hoạt động liên tục của máy, khối điều khiển xy lanh điện sử dụng rơ-le 5 Voltage 5 chân, khối điều khiển được minh họa trong hình 4.14, rơ-le là loại linh kiện đóng ngắt điện cơ đơn gian. Nó gồm 2 phần chính là cuộn hút và các tiếp điểm. Cấu tạo rơ-le được thể hiện trọng hình 4.13
Chân 1 và chân 2 được nối vào cuộn hút, khi có điện vào cuộn hút sẽ hút tiếp điểm chuyển từ vị trí 4 xuống tiếp điểm 5
Chân 3 là chân đặt điện áp, trong thiết bị này sử dụng điện điện áp 5VDC Chân 4, chân 5 là tiếp điểm
Công dụng của Relay là “dùng một năng lượng nhỏ để đóng ngắt nguồn năng lượng lớn hơn”. Relay được dùng khá thông dụng trong các ứng dụng điểu khiển động cơ và chiếu sáng.
Hình 4. 15 Relay 5V 5 chân
44
• Điện áp điều khiển: 5V
• Dòng điện cực đại: 10A
• Thời gian tác động: 10ms
• Thời gian nhả hãm: 5ms
• Nhiệt độ hoạt động -45oC - 75 oC
• Tuổi thọ: Lên đến 10.000 lần nhảy
Hình 4. 16 Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển xy lanh điện
Trong khối điều khiển xi lanh điện, diode 1N4007 có chức năng chống dòng ngược chỉ cho phép dòng điện đi theo một chiều duy nhất nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho mạch điện.