Hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nền công nghiệp sản xuất ô tô, tuy nhiên cũng đã có một số hãng nước ngoài liên doanh chế tạo ô tô tại Việt Nam như Mercedes- BenZ, Toyota, Ford… nhưng các nhà máy này mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp cụm có sẵn, được sản xuất từ nước ngoài.
Những năm 19851986, để bước đầu đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực an toàn giao thông, Nhà nước đã có chương trình “nghiên cứu hiệu quả phanh của các phương tiện giao thông”. Để hưởng ứng chương trình này, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Hữu Cẩn đã chủ trì đề tài mã số 34-06-02-06, “Nghiên cứu xác định hiệu quả phanh ô tô Việt Nam “. Đề tài đã đề xuất các chỉ tiêu cụ thể, các phương pháp xác định hiệu quả phanh cho các xe ô tô đang sử dụng ở nước ta. Năm 1999 Phạm Hữu Nam cũng đã báo cáo luận án PTS khoa học–kỹ thuật về đề tài: “Nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả phanh ô tô”.
Vấn đề bám của bánh xe với mặt đường trong các điều kiện sử dụng khác nhau ở địa hình nước ta (cơ cấu phanh ở trạng thái khô và trạng thái ướt) cũng đã được trình bày trong một số công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm. Các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào giải quyết các vấn đề về cơ cấu phanh.
Về vấn đề dẫn động phanh và sự ảnh hưởng của nó đến hiệu quả phanh cũng đã được đề cập trong công trình nghiên cứu “ nâng cao hiệu quả dẫn động phanh khí
38
nén trên ô tô”. Nội dung công trình đề cập đến việc xác lập vị trí tối ưu cho các cơ cấu tuỳ động trong hệ thống, kích thước hợp lý của đường ống nguồn, đường ống điều khiển, đường ống cung cấp.
Ngoài ra hàng năm cũng có nhiều luận văn thạc sĩ, kỹ sư, các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước đề cập đến việc nâng cao hiệu quả phanh theo các góc độ khác nhau. Đặc biệt hiện nay vấn đề an toàn giao thông đang là vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm, thì việc nghiên cứu về chất lượng hệ thống phanh nhằm cũng cố, phát triển những cơ sở lý luận cần thiết trong thiết kế, tính toán và kiểm định hệ thống phanh cũng như tìm các giải pháp cải tạo, hoàn thiện hệ thống phanh theo các tiêu chuẩn quốc tế là một việc làm thường xuyên cần thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông và khả năng nâng cao tốc độ chuyển động trung bình của ô tô.
39
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ THEO TIÊU CHUẨN ECE R13