Phòng
Các con sông nhỏ bao gồm sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ là những nguồn nước mặt chính phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp, và công nghiệp của thành phố Hải Phòng. Tổng trữ lượng nước 3 con sông trên khai thác khoảng 34 triệu m3.
- Nước mặt sông Rế đang đối mặt với nhiều thách thức, đáng kể nhất là tình trạng ô nhiễm trên diện rộng. Nguồn nước sông Rế đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn: Nước thải sinh hoạt, sản xuất của Thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái, An Đồng thoát theo tuyến kênh An Kim Hải từ cống Hà Liên theo đường 208 và 220 về phía đập Cái Tắt ra sông Lạch Tray, tuy nhiên hiện nay tuyến kênh này đang bị lấn chiếm gây ứ tắc, đặc biệt là tại khu vực chợ An Đồng dẫn đến tình trạng nước thải chảy ngược về phía sông Rế. Nước thải sinh hoạt của xã Nam Sơn, Bắc Sơn huyện An Dương, phường Hùng Vương quận Hồng Bàng và các doanh nghiệp phía bắc đường 5, bệnh viện Giao thông vận tải, trung đoàn tên lửa 285 đang được xả vào kênh Bắc Nam Hùng và đưa vào sông Rế qua cống Tây Hà (xã Bắc Sơn) và cống An Trì (phường Hùng Vương). Tình trạng các hộ dân, các cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi, các nghĩa trang, bãi rác nằm ngay sát sông Rế xả nước thải, rác thải trực tiếp xuống lòng sông gây ô nhiễm nguồn nước; đặc biệt khu vực Thị trấn An Dương có tình trạng người dân xây dựng nhà kiên cố, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Hiện nay trên toàn hệ thống An Kim Hải có 58 điểm xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, 312 trường hợp lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó đã giải tỏa 22 trường hợp.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm ở Sông Đa Độ là do dọc hai bên bờ kênh trục chính Đa Độ, tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi với nhiều hình thức: Tập thể, hộ cá nhân khoanh ao, đầm nuôi trồng thủy sản; Trông cây lâu năm, cây ăn quả trên bờ kênh, san bờ kênh cấy lúa, trồng rau; hiện tượng cấp đất làm nhà tạm, kể cả nhà kiên cố trong phạm vi bảo vệ CTTL; mai
59 táng sát bờ kênh, bờ sông (nghĩa trang phường Tràng Minh-quận Kiến An). Trên hệ thống sông có khoảng 11 bệnh viện lớn, nhỏ (bệnh viện Kiến An, bệnh viện Lao, bệnh viện ch nh hình Nauy, bệnh viện Ruồn…), 60 trạm xá xã/phường, khoảng 120 cơ sở sản xuất công nghiệp, 50 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, chế biến lương thưc, thực phẩm hầu hết đều không có công trình xử lý, xả nước thải trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ.
- Sông Giá hiện nay đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn: nước thải, rác thải sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của tổ chức cá nhân chưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước, nước thải từ làng nghề M Đồng, các khu công nghiệp: đóng tàu, sản xuất thép, khai thác và chế biến khoáng sản…trên địa bàn huyện. Hiện nay trên hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên có 35 trường hợp xả thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, từ tháng 9/2011 đến nay có 17 trường hợp lấn chiếm đất công trình do công ty quản lý.
- Sông Chanh Dương là sông nhân tạo phục vụ mục đích tưới tiêu chính của toàn huyện Vĩnh Bảo.
Sản xuất nông nghiệp phát triển, thời tiết luôn diễn biến phức tạp, phát sinh nguồn sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng từ nguồn thuốc bảo vệ thực vật ở trên đồng ruộng tiêu thoát ra các hệ thống kênh và qua sông Chanh Dương làm ảnh hưởng đến môi trườngcủa hệ thống.
Các ao hồ trong khu dân cư nông thôn bị thu hẹp, hành lang bảo vệ sông bị lấn chiếm, lượng nước thải sinh hoạt và chăn nuôi trong khu dân cư nông thôn phần lớn được thải qua các kênh nhánh tưới tiêu và kênh trục ra hệ thống sông Chanh Dương và một phần tiêu thoát trực tiếp qua các kênh và cống qua đê khác. Nước thải chưa qua xử lý của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các chợ, bệnh viện và làng nghề trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo xả thải ra các hệ thống kênh mương thủy lợi và dồn về hệ thống thủy nông cũng là những tác nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước.
- Kênh Hòn Ngọc là con kênh chịu sự xả thải của tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh, nước thải dân sinh của 16 xã mà kênh chảy qua. Điều này đã ảnh hưởng đến môi trườngcủa kênh Hòn Ngọc, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cung cấp cho các hoạt động sản xuất, dân sinh trên địa bàn. Thực trạng khai
60 thác, sử dụng nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước kênh Hòn Ngọc cho thấy một số nguyên nhân hoặc nguy cơ làm suy thoái môi trườngkênh Hòn Ngọc.
- Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng: Ảnh hưởng do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, thủy triều hoạt động mạnh, nước mặn dâng cao (từ 13km đến 15km), nguồn nước ngọt bị thu hẹp, bão lũ và mưa lớn xảy ra gây khó khăn cho công tác tiêu úng vào mùa mưa và cung cấp nước ngọt vào mùa khô. Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất kinh doanh phát triển, nguồn nước thải chưa được xử lý khi xả thải ra hệ thống kênh tưới tiêu gây ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Hiện nay toàn bộ nước thải tại các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt của 23 thị xã, thị trấn đều xả vào hệ thống kênh trung thủy nông Tiên Lãng. Huyện Tiên Lãng gồm 23 xã, thị trấn, dân số đông, nhiều lĩnh vực có hoạt động liên quan đến việc xả nước thải vào hệ thống như: Khu vực suối khoáng thuộc xã Bạch Đằng, khu vực da giày thị trấn Tiên Lãng, bệnh viện đa khoa huyện Tiên Lãng, các chợ (chợ Vòm xã Hùng Thắng, chợ Đông Quy xã Toàn Thắng), khu vực nuôi trồng thủy sản (xã Tiên Hưng, Tây Hưng, Hùng Thắng, Vinh Quang, Đông Hưng); các trại lợn, trại gà trên toàn huyện; các khu vực nghĩa trang và bãi rác của xã trong toàn huyện.
- Hệ thống hồ điều hòa: Các hồ điều hoà được đề cập trong đề tài nghiên cứu này có chức năng chủ yếu để điều hoà lượng nước mưa tràn mặt. Các hồ này có các cửa cống để tháo nước ra/vào với các kênh mương hoặc sông gần đó, khả năng điều hoà và tự làm sạch trong mỗi hồ phụ thuộc vào diện tích và độ sâu của hồ.
Hiện nay, hầu hết các hồ đã được nạo vét và xây dựng bờ kè xung quanh, chặn các đường nước thải thải trực tiếp ra hồ, tăng cường việc điều tiết nước trong hồ thông qua các cửa cống ngăn triều nên môi trườngtại các hồ đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hồ hiện đang bị ô nhiễm do nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không được tách riêng, chảy lẫn với nguồn nước mưa tràn mặt.
- Nước mặt kênh, hồ, cửa xả khu vực nội thành Hải Phòng bị gây ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
61
(1) Nước thải sinh hoạt
Quá trình gia tăng dân số, cùng với các hoạt động phát triển như đô thị hóa, công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và dịch vụ phát triển không ngừng là nguyên nhân gia tăng sức ép đối với môi trường nước mặt thông qua lượng nước thải ngày càng gia tăng cả về lưu lượng thải và phức tạp về thành phần chất thải.
Nội thành Hải Phòng hiện có 05 hồ điều hòa giúp tạo cảnh quan kiến trúc, cũng như điều hòa lượng nước mưa tràn mặt, làm sạch đẹp môi trường thành phố và 3 hệ thống kênh dẫn nước chính, đó là kênh Đông Bắc, kênh Tây Nam, kênh An Kim Hải, chảy qua các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An.
Việc nước thải dân sinh thải trực tiếp ra các kênh mương của các hộ dân và các phòng trọ sống dọc hai bên các tuyến kênh là nguyên nhân làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Bên cạnh đó, ý thức của một bộ phận người dân địa phương chưa cao, tình trạng xả rác bừa bãi ra hệ thống kênh mương gây tắc nghẽn dòng chảy còn phổ biến, khiến mức độ ô nhiễm tại các tuyến kênh trục chính đáng lo ngại.
Hiện nay, hầu hết các hồ đã được nạo vét và xây dựng bờ kè xung quanh, chặn các đường nước thải thải trực tiếp ra hồ, tăng cường việc điều tiết nước trong hồ thông qua các cửa cống ngăn triều nên môi trườngtại các hồ đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hồ hiện đang bị ô nhiễm do nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp không được tách riêng, chảy lẫn với nguồn nước mưa tràn mặt.
Nước thải sinh hoạt trong khu vực nội đô một phần đã được thu gom riêng, phần thải trực tiếp ra hệ thống kênh xả hiện vẫn còn nhưng đã được giảm bớt.
(2) Nước thải công nghiệp
Nước thải từ các cở sở sản xuất chưa xử lý đạt yêu cầu xen lẫn trong khu dân cư thải ra các kênh dẫn nước tuy không nhiều nhưng cũng là nguồn gây ô nhiễm.
62
KẾT LUẬN
Các sông trên địa bàn thành phố Hải Phòng là nguồn cung cấp nước mặt đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và là nguồn sống của người dân trong việc cung cấp nước phát triển kinh tế, sản xuất hàng ngày vì vậy việc bảo vệ môi trường nước sông không thể không thực hiện.
Từ thực tế công việc và qua quá trình học tập, nghiên cứu làm luận văn đã rút ra được những kết luận sau:
Môi trườngcác khu vực cửa sông Hải Phòng có chất lượng xấu, ngoài các ch tiêu như: DO, TSS, PO43-, hầu hết các ch tiêu khác đều không đạt tiêu chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn K thuật quốc gia về môi trườngmặt - cột B1.
Theo đánh giá WQI môi trườngsông Hải Phòng ở mức trung bình phần lớn ch sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Một số sông như sông Chanh, các hồ điều hòa, kênh một số vị trí ch được sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương. Ch số WQI tính toán được đã phần nào cảnh báo nguồn nước tại đây kém về chất lượng. Các yếu tố gây ô nhiễm chính trên các con sông là: COD, BOD5, NH4+, DO và Coliform.
Để quản lý tốt chất lượng môi trường nước các lưu vực sông Hải Phòng cần: Tăng cường giám sát, quản lý, tổng hợp, khuyến cáo các khu vực có thể gây ô nhiễm tới các lưu vực sông. Lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý môi trường nước mặt.
Đề xuất các biện pháp cụ thể cho từng lưu vực sông như: xây dựng các chương trình quản lý, kiểm soát nguồn thải từ các KCN, CCN, khu vực xử lý chất thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt các khu vực trên địa bàn thành phố, thường xuyên nạo vét, khơi thông dòng chảy trên lưu vực các sông, quản lý và giám sát các nguồn thải khác.
63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Võ Châu Ngân, Giáo trình tài nguyên nước lục địa, NXB Cần Thơ, 2003.
2. Cục thống kê Hải Phòng, (2020, ngày 13 tháng 3). Tình hình kinh tế - xã hội Hải Phòng năm 2019. Lấy từ https://thongkehaiphong.gov.vn/thong-tin-kinh- te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thanh-pho-hai-phong-nam-2019-51.html 3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Quyết định số 1460/QĐ-TCMT ngày 12 tháng
11 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Hà Nội, 2019. 4. Lê Trình, Nguyễn Thế Lộc, Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các
ch số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng áp dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
5. Mai Tuấn Anh, Ch số chất lượng nước WQI và ứng dụng, Hà Nội, 2010. 6. Nasirian. M., “A new water quality index for environmental contamination
contributed by mineral processing: A case study of Amang (tin tailing) processing activity”, J. Appli. Sci., 7(20). 2977-2987. 2007.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường Quốc gia giai đoạn 2011- 2015 - Môi trường nước mặt;
8. Nhóm SMILES, Ch số chất lượng nước của Tổ chức vệ sinh Quốc gia M (NSF - WQI), 2010.
9. Horton, R.K., “An index number system for rating water quality”, J. Water Pollu. Cont. Fed., 37(3). 300-305. 1965.
10.Brown, R.M., McClelland, N.I., Deininger, R.A. and Tozer, R.G., “Water quality index-do we dare ”, Water Sewage Works, 117(10). 339-343. 1970. 11.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về
nước 2018. Chuyên đề: Môi trường nước lưu vực sông, 2008
12.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2012 - Báo cáo môi trường nước mặt, 2012
13.Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2016-2020. 14.Nguyen Thi Anh Tuyet, Huynh Trung Hai, Saori Ushimi, The ways to improve the water environmental information management in Vietnam. Journal of Science and Technology, No 93, 2013.
15.Huynh Trung Hai, Nguyen Thi Anh Tuyet and Tran Tran Chi, Current status of water environmental information management, Workshop Proceeding, Expert workshop for output 5: Water environmental information management system in Vietnam, JICA and MONRE, Hanoi, 2012.
64 16.Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Trần Thanh Chi, Lý Bích Thủy, Báo cáo “Ch số
hoạt động môi trường cấp t nh của Việt Nam 2020”, UNDP, 2020.
17.Saori Ushirni and S. Obayashi, Suggestion of the water environmental information management in Workshop Proceeding, Expert workshop for output 5: Water environmental information management in Vietnarn, JICA and MONRE, Hanoi (February 1st 2012).
18.Phạm Hữu Tâm, Diễn biến môi trườngtại trạm quan trắc môi trường biển quốc gia, vịnh Nha Trang. Kỷ yếu hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 5 về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội (2013).
19.Phạm Hữu Tâm, Diễn biến chất lượng nước tại trạm quan trắc môi trường biển Quốc gia, vịnh Nha Trang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 5 về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hà Nội (2013) 296
20.Trung tâm Quan trắc Môi trường miền Bắc, Báo cáo kết quả quan trắc diễn biến nước các lưu vực sông Cầu, Hồng - Thái Bình, Nhuệ - Đáy năm 2017, 2018
21.Cao Trường Sơn, Nguyễn Thế Bình, Tống Thị Kim Anh, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Trung Đức, “Đánh giá chất lượng nước hồ Cấm Sơn trên địa bàn huyện Lục Ngạn, t nh Bắc Giang”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2018, tr. 22 - 27, 2018.
22.Ho Thi Lam Tra, Cao Truong Son, Nguyen Hai Nui, Bui Phung Khanh Hoa, “Comparision of two pig-farming systems in impact on the quality of surface and groundwater in Ha Noi, Vietnam”, International Journal of Agriculture Innovations and Research, Volume 5, Issue 1, pp. 11-19, 2016.
23.Nguyễn Văn Khánh, Phạm Thị Hồng Hà, Đàm Minh Anh, Đánh giá chất lượng nước sông Cầu Đỏ - Túy Loan ở thành phố Đà N ng bằng hệ thống BMWPVIET, tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà N ng - số 5(40). 2010.
24.Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thành phố Hải Phòng cho tới năm 2020 25.Báo cáo của Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố Hải Phòng “Kết quả quan
trắc môi trường thường xuyên tại các con sông chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng” giai đoạn 2014-2019.
26.Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2016
27.HĐND thành phố Hải Phòng, Nghị quyết số 23/2013/NQ - về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013 – 2020.
65 28.Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng, Báo cáo hiện trạng môi
trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016-2020, 2021.
29.DONREs of Hanoi, Hai Phong, Hue, Ho Chi Minh City and Ba Ria - Vung