Các yếu tố về kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động marketing – mix tại công ty xăng dầu bến tre (Trang 42 - 44)

III. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty 1 Môi trường vĩ mô

1.1. Các yếu tố về kinh tế

Các yếu tố kinh tế tác động rất lớn và nhiều mặt đến môi trường kinh doanh của Công ty, chúng có thể trở thành những cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Công ty.

Xét về góc độ kinh tế, giá bán lẻ xăng dầu không chỉ ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến tình hình lạm phát, giá cả đầu vào của nhiều sản phẩm nhất là ảnh hưởng đến giá thành của dịch vụ vận tải ôtô, hàng không, vận tải thuỷ, sản xuất xi măng, đánh bắt xa bờ, kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước đạt 8,4%, tính tổng cộng thì xăng dầu lên giá gây thiệt hại tương đương khoảng 1,5 – 2 % của GDP cả nước do Chính phủ phải bù lỗ cho xăng dầu.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự báo về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2006. Theo đó sự phát triển được đánh giá là rất khả quan, với tốc độ tăng trưởng dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao. Nhiều chỉ tiêu dự báo gần đây về tình hình kinh tế Việt Nam đã được điều chỉnh tăng lên so với dự báo vào nửa đầu năm 2005, trong đó có chỉ tiêu tăng trưởng GDP. Điều này là do có tiến bộ đáng kể về cải cách và thi hành chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh được cải thiện, đầu tư, tiêu

dung và sản lượng công nghiệp tăng mạnh. Việt Nam được dự báo sẽ trở thành thành viên của WTO giữa năm 2006 và điều này sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục ấn tượng trong năm 2006 – 2007 do tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp tăng mạnh. Cùng với lòng tin của người tiêu dùng tăng cao và xu hướng phát triển của chủ nghĩa tiêu dung, sản lượng bán lẻ tăng nhanh. Tổng cầu trong nước dự báo tăng 8,4 % năm 2006 và 9,1% năm 2007.

Trong bối cảnh Việt Nam vẫn phụ thuộc 100% vào nguồn xăng dầu nhập khẩu từ nước ngoài, nếu chúng ta gia nhập WTO trong 2006, xu hướng giá xăng dầu chúng ta sẽ điều chỉnh tương đương với giá thế giới và Nhà nước sẽ giảm bớt sự bảo hộ cho mặt hàng này. Vấn đề quan trọng tránh gây sốc cho nền kinh tế, bởi xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm. Bởi lẻ nền kinh tế quốc gia không thể không một ngày thiếu xăng dầu, đây là mặt hàng chiến lược, thiết yếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng ngày.

Theo tính toán của Cục Quản lý Bộ Tài chính, trong thời gian 2006 – 2010 nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cả nước khoảng 15 – 16 triệu tấn và năm 2020 cần khoảng 26 – 28,6 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Việt nam phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm.

Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế đất nước, tình hình kinh tế Bến Tre ngày càng tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2005 ước đạt 11,24%, tăng 1,16% so với năm 2004. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển đúng hướng, công nghiệp chế biến nhất là chế biến các sản phẩm từ dừa phát triển mạnh, tình hình xuất khẩu, thu ngân sách tăng khá so với năm 2004, nhiều công trình hoàn thành và phát huy tác dụng tốt, nhiều khu công nghiệp mọc lên như khu công nghiệp Giao Long, Bình Phú, An Hiệp phát triển khi Cầu Rạch Miểu - mạch giao thông Bến Tre và Tiền Giang hoàn thành. Hệ thống giao thông, nhất là giao thông nông thôn ngày càng được đầu tư hoàn chỉnh, những tuyến xe buýt đầu tiên trên đường thị xã và một số huyện bắt đầu xuất hiện.

Nhìn chung, với điều kiện phát triển kinh tế của Đất nước và của tỉnh Bến Tre như hiện nay và trong tương lai, sẽ mở ra triển vọng rất lớn cho ngành xăng

thời gian tới. Vì đây là mặt hàng không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đặc biệt nó không thể thiếu được trong lĩnh vực vân tải trong xu thế phát triển của Đất nước.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động marketing – mix tại công ty xăng dầu bến tre (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)