Phân tích hiệu quả về mặt xã hội của dự án

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (5) (Trang 32 - 36)

Nhận dạng chi phí xã hội của dự án

* Tác động của khí thải

• Khí thải trong quá trình xử lý và các phương tiện vận chuyển

Khi nhà máy hoạt động sẽ có một số lượng xe chở rác hàng ngày ra vào bãi. Các phương tiện vận tải tiêu thụ nhiên liệu là xăng, dầu diezel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải khá lớn có chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CxHy, CO, CO2. Bụi có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Khi hít phải bụi, phổi sẽ bị kích thích và có những phản ứng gây xơ hoá phổi tạo nên các bệnh về đường hô hấp. Bụi bay vào mắt sẽ gây tổn thương mắt. Trong khi CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững tới hemoglobin thành carboxyhemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ô xy của máu đến các tổ chức tế bào.

• Khí thải phát sinh từ rác thải sinh hoạt của công nhân

Lượng rác thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình thi công nếu chưa thu gom kịp sẽ bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các bộ công nhân viên trên công trường. Vì vậy, lượng rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom trong ngày để tránh tồn đọng, gây ảnh hưởng sức khỏe và môi trường.CO2 gây rối loạn hô hấp phổi và tế bào do chiếm mất chỗ của ô xy

* Tác động của nước thải

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của lượng công nhân khoảng… trong thời gian 2 năm phát sinh từ quá trình vệ sinh, ăn uống..chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh

Nước thải xây dựng: Nước thải từ quá trình thi công xây dựng, nước rửa nguyên vật liệu, nước vệ sinh máy móc... có chứa hàm lượng chất lơ lửng và chất hữu cơ gây ô nhiễm các nguồn tiếp nhận trong khu vực. Nước thải này thường chứa vôi vữa, xi măng, là nguyên nhân làm cho pH của nước cao, có thể gây ô nhiễm nước mặt môi trường

Nước mưa tràn: Vào mùa mưa có nước mưa tràn trên bề mặt công trường. Đây là 1 trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công lắp đặt. Nước mưa tràn kéo theo một lượng các chất ô nhiễm như: đất cát, cặn dầu mỡ, các chất thải sinh hoạt.. gây tắc đường ống thoát nước và ảnh hưởng tới nguồn nước mặt và nước ngầm khu vực xung quanh

* Tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt: từ hoạt động công nhân bao gồm chất thải hữu cơ và các chất thải vô cơ. Các chất thải rắn phát sinh sẽ gây tác động lên môi trường không khí (gây mùi hôi do phân hủy các chất hữu cơ từ thức ăn thừa), tắc nghẽn cống thoát nước mưa nếu bị nước mưa cuốn trôi. SỐ công nhân thi công xây dựng …, nên chất thải vào khoảng… /ngày (1 công nhân thải ra khoảng 0,3-0,5 kg rác mỗi ngày- Số liệu từ Báo cáo “Quan trắc Môi trường Việt Nam năm 2004- phần chất thải rắn của NHTG”)

Chất thải rắn xây dựng: bê tông, gạch, đá…Đây là loại chất thải có thành phần chất rơ, không độc hại, có thể tái chế. Tuy nhiên, nguồn thải vẫn cần có biện pháp xử lý phù hợp

* Tác động của tiếng ồn

Trong quá trình xây dựng chủ yếu từ các thiết bị thi công, các thiết bị giao thông vận tải chuyên chở. Mức ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người (mất nủ, tâm lý khó chịu), giảm năng suất lao động, sức khỏe của công nhân

33

Trong quá trình thi công, các hoạt động vận chuyển đất thải, nguyên vật liệu làm gia tăng mật độ giao thông tại các tuyến đường vận chuyển, tăng nguy cơ ùn tắc giao thông. Lượng xe làm gia tăng bụi, khí thải làm giảm chất lượng quá trình giao thông, hạn chế tầm nhìn, có thể gây ra thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia giao thông

Ngoài ra làm tăng nguy cơ phát sinh tai nạn giao thông do vật liệu vận chuyển rơi vãi gây trơn trượt mặt đường

Đối với cảnh quan môi trường, trong quá trình xây dựng, hoạt động san gạt mặt bằng sẽ làm xáo trộn các tầng đất và làm mất lớp thực vật dẫn đến biến đổi cảnh quan môi trường khu vực theo chiều hướng xấu, tăng khả năng chảy tràn, rửa trôi bề mặt vào mùa mưa

Chất thải, nước thải từ hoạt động sinh hoạt, thi công nếu không được thu gom xử lý đúng quy định sẽ có tác động xấu tới môi trường đất, nước xung quanh, làm giảm chất lượng cảnh quan khu vực.

Nhận dạng lợi ích xã hội của dự án

*Lợi ích từ việc cải thiện chất lượng đất và môi trường xung quanh

Theo Bộ Công Thương, tại Việt Nam bình quân mỗi ngày khoảng 35.000 tấn rác thải sinh hoạt đô thị và 34.000 tấn rác thải sinh hoạt nông thôn được thải ra. Hiện nay, trên 70% lượng rác thải tại Việt Nam đang được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, trong đó 80% là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, gây hại cho môi trường. Chôn lấp rác là công nghệ lạc hậu, tốn đất và gây ra nhiều tác hại, tạo ra nguy cơ cháy; ô nhiễm nước ngầm; phát tán khí mê-tan; gây bệnh cho người lao động và người sống xung quanh; thu hút các loài động vật (chó, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng)...

Vì vậy, việc xây dựng nhà máy đốt điện phát rác giúp hạn chế những tác động tiêu cực từ phương pháp chôn lấp hiện nay, giúp giảm được 90-95% thể tích và khối lượng chất thải; bảo vệ chất lượng đất đai, giảm phát thải khí nhà kính so với biện pháp chôn lấp; giảm thiểu ô nhiễm nước, mùi hôi.

*Lợi ích từ việc giảm thiểu phát thải khí nhà kính, tác động tích cực đến khí hậu

Mặc dù các nhà máy đốt rác phát điện cũng xả ra môi trường một lượng lớn khí CO2, tuy nhiên hiệu ứng nhà kính tạo ra bởi phương pháp chôn lấp gây hại nhiều hơn

đáng kể. Khí được tạo ra trong một bãi chôn lấp chủ yếu bao gồm khí metan; một khí nhà kính mạnh với khả năng nóng lên gấp 21 lần so với khí CO2. Bên cạnh đó, một tấn chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt thay vì phương pháp chôn lấp sẽ làm giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống 1,2 tấn CO2. Chính vì vậy, phương pháp đốt rác phát điện được cho là có tác động tích cực trong việc giảm biến đổi khí hậu.

*Lợi ích từ việc cải thiện sức khỏe của người dân địa phương

Sự cải thiện chất lượng môi trường và khí hậu nêu trên chắc chắn sẽ giúp cải thiện sức khỏe người dân địa phương. Bãi chôn lấp là nơi thích hợp cho các loài chuột bọ, ruồi nhặng, các loại sinh vật gây bệnh phát triển và cư trú. Với chu kỳ sinh trưởng rất ngắn, các loại sinh vật này sẽ là nguồn lan truyền bệnh tật đối với khu vực dân cư xung quanh nếu không được quản lý hợp lý. Các loài vi sinh vật gây bệnh và vi sinh vật hoại sinh là căn nguyên chủ yếu gây các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh đường hô hấp khác như hen phế quản, viêm đường hô hấp, dị ứng, ung thư phổi. Quá trình vận hành bãi chôn lấp cũng dẫn đến sự thay đổi thành phần vi sinh vật trong không khí theo chiều hướng xấu bao gồm: tăng số lượng các vi khuẩn gây bệnh (chủ yếu là các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, vi khuẩn tan máu…); tăng nhanh các dị ứng nguyên trong không khí, các dị ứng này là yếu tố gây dị ứng tại chỗ (đường hô hấp, mũi họng) và dị ứng ngoài da; Gặp điều kiện thuận lợi như xe vận tải chở rác, máy xúc, máy ủi làm việc…; ruồi nhặng, chuột, gián… phát triển nhiều, sẽ tạo điều kiện cuốn các vi khuẩn, nấm gây bệnh và các dị ứng nguyên vào không khí, theo chiều gió phát tán ra ngoài khu vực bãi chôn lấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh về hô hấp, mũi họng và bệnh ngoài da. Tại các bãi chôn lấp, các khí gây mùi phát tán trong không khí dưới điều kiện khí hậu thay đổi (gió, nhiệt độ và độ ẩm) sẽ ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh và cả những khu vực cách xa bãi chôn lấp. Các khí gây mùi có thể gây ra một số bệnh về đường hô hấp, hen suyễn và stress.

Chính vì vậy, xây dựng nhà máy đốt rác phát điện sẽ giúp giảm thiểu số lượng các bãi chôn lấp, từ đó giúp cải thiện sức khỏe của người dân địa phương và chất lượng môi trường sống.

35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc chuyển hóa rác thải thành điện không chỉ đem lại lợi ích về mặt tài chính cho chủ đầu tư mà còn tạo ra những ngoại ứng tích cực cho xã hội thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm. Bản thân việc tạo ra năng lượng điện không phải là ngoại ứng do chủ đầu tư đã trực tiếp thu lợi nhuận từ việc bán điện. Tuy nhiên, lượng điện tạo ra bởi quá trình đốt rác sẽ giúp thay thế cho lượng điện sản xuất bởi những quá trình khác gây ô nhiễm. Ví dụ, lượng điện từ quá trình đốt rác thay thế cho lượng điện từ các nguồn năng lượng thông thường như nhiên liệu hóa thạch sẽ giúp giảm phát thải các loại khí CO2, CO, SO2, NOx, các hạt (PM10)…

Qua đó ta thấy dự án đem lại nguồn lợi ích khá lớn và lớn hơn các chi phí mà dự án này gây ra nên ta có thể kết luận đây là một dự án đáng để đầu tư

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (5) (Trang 32 - 36)