Biến động trong doanh thu bán vé

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (3) (Trang 30 - 31)

Đối với một dự án tàu điện ngầm, để dự báo tương đối chính xác số lượng hành khách là rất khó khăn, khả năng con số dự đoán này thay đổi là rất lớn, kéo theo doanh thu từ bán vé cũng biến động theo. Hơn nữa, đây lại là một nguồn thu tài chính rất đáng kể, việc doanh thu từ hạng mục này thay đổi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Do đó, ta đưa vào xem xét biến động của hạng mục doanh thu này với giả định lưu lượng hành khách suy giảm so với dự báo dẫn đến doanh thu giảm lần lượt 10%, 20% và 30%.

Bảng 4. 2: Kết quả phân tích độ nhạy khi giảm doanh thu bán vé

Chỉ số Cơ sở Giảm doanh thu so với dự báo

0% -10% -20% -30%

NPV 208,262.04 202,942.90 197,623.76 192,304.63

IRR 44.93% 44.72% 44.50% 44.27%

Độ nhạy e 2.55% 5.11% 7.66%

Đơn vị: triệu USD Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả cho thấy, độ nhạy lớn nhất trong 3 trường hợp là 7,66%, chứng tỏ quan hệ cùng chiều của doanh thu từ bán vé và NPV kinh tế của dự án. Cụ thể, khi doanh thu

30

từ bán vé giảm 1% thì NPV sẽ giảm 7,66%. Kể cả khi doanh thu giảm 30% thì giá trị hiện tại ròng vẫn lớn hơn 0 với 192.304,63 triệu USD. Tương tự, khi độ nhạy là 2,55% và 5,11%, NPV của dự án trong hai trường hợp doanh thu bán vẻ giảm 10% và 20% cũng rất khả quan, lần lượt là 202.942,90 và 197.623,76 triệu USD. IRR của dự án trong cả ba trường hợp đều không thay đổi quá nhiều, đều giữ giá trị trên 44%.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn phân tích chi phí lợi ích dự án, đại học ngoại thương (3) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)