THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 44)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN

2.3.1 Đo lường mức độ công bố thông tin của DNNN

Các chỉ mục thông tin được lựa chọn để đánh giá là các yêu cầu chi tiết của 10 loại thông tin cần báo cáo theo trong Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về CBTT đối với DNNN. Trong đó có 9 loại thông tin công bố định kỳ và 1 loại thông tin bất thường công bố khi phát sinh tại DN. Xuất phát từ nội hàm Nghị định 81/2015/NĐ-CP, luận văn thiết lập chỉ số CBTT trong các DNNN tại Việt Nam với có 108 chỉ mục thông tin, chia thành các nhóm sau:

Bảng 2.1: Các thông tin được chọn để đánh giá mức độ CBTT

TT Nhóm thông tin Số lượng chỉ

mục thông tin

TC1 Chiến lược phát triển của DN 5

TC2 Kế hoạch SXKD và ĐTPT 5 năm của DN 18 TC3 Kế hoạch SXKD và ĐTPT hàng năm của DN 7 TC4

Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch SXKD hàng năm và 3 năm gần nhất tính đến năm

báo cáo 14

TC5 Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích

và trách nhiệm xã hội (nếu có) 7

TC6 Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới DN

hàng năm 23

TC7 Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của

DN 15

TC8 BCTC 6 tháng và BCTC năm của DN 9

TC9 Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của DN 9 TC10 Thông tin bất thường của DN (nếu có) 1

Tổng cộng 108

Nguồn: Nghị định số 81/2015/NĐ-CP về CBTT đối với DNNN

Các mục thông tin chi tiết của từng nhóm xem ở phụ lục

Việc đo lường mức độ CBTT của DNNN cũng tương tự như các loại hình DN khác. Mức độ CBTT được thể hiện thông qua chỉ số CBTT. Trong

nghiên cứu của Cooke (1989), Singhvi (1971) thì việc tính chỉ số CBTT được thực hiện theo 2 bước sau:

Bước 1: Xây dựng các chỉ mục thông tin cần công bố.

Dựa vào quy định về CBTT đối với DNNN (Nghị định số 81/2015/NĐ- CP) để xây dựng các chỉ mục thông tin. Theo đó sẽ có 108 mục thông tin cần công bố.

Bước 2: Cho điểm các mục thông tin đã thiết lập và tính chỉ số CBTT

Để cho điểm các mục thông tin, tiến hành đối chiếu 108 mục thông tin đã xây dựng với các báo cáo và kế hoạch thu thập được từ các DNNN trong mẫu nghiên cứu. Tại bước này phương pháp đo lường không có trọng số được áp dụng nhằm hạn chế tính chủ quan của người nghiên cứu. Theo đó, những chỉ mục nào được công bố thì được cho điểm là 1, những chỉ mục nào có phát sinh nhưng không được công bố thì được cho điểm là 0. Đối với những chỉ mục mà không được áp dụng tại DN thì được gán giá trị “NA”.

Sau khi cho điểm các mục thông tin, tiến hành xác định mức độ CBTT thông qua chỉ số CBTT theo công thức sau:

j nj ij j n d I   1 Công thức (2.1) Trong đó: Ij: là chỉ số CBTT của DN j; 0 < Ij < 1.

dij nhận giá trị 1 nếu mục thông tin i được công bố, 0 nếu thông tin i không được công bố.

2.3.2 Đo lường các biến độc lập

Việc đo lường các biến độc lập được thực hiện như sau:

Bảng 2.2: Bảng tóm tắt đo lường các biến độc lập

Tên biến Đo lường biến Các nghiên cứu trước

Quy mô DN Logarit cơ số 10 của tổng tài sản

Nguyễn Văn Bảo (2015), Huỳnh Thị Vân (2013), Galani (2011), Nandi (2012) Thời gian

hoạt động

Số năm hoạt động tính từ năm thành lập

Lĩnh vực (ngành) hoạt

động

Biến giả (0: không thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp; 1: thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp)

Nguyễn Công Phương (2014).

Khả năng

thanh toán Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014), Huỳnh Thị Vân (2013) và Nandi (2012). Khả năng

sinh lời

Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu

Nguyễn Thị Thủy Hưởng (2014), Huỳnh Thị Vân (2013), Galani (2011). Đòn bẩy tài chính Nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu

Phan Tôn Nữ Nguyên Hồng (2014), Nguyễn Công Phương (2014).

Loại DNNN

Biến giả D1(1 - DNNN thuộc Bộ Ngành, 0 - DNNN không thuộc Bộ Ngành); D2 (1 - DNNN là Tập đoàn kinh tế, 0 - DNNN không phải là Tập đoàn kinh tế)

Chủ thể kiểm toán

Biến giả (1 - được kiểm toán bởi Big 4; 0 - không được kiểm toán bởi Big4)

Nguyễn Văn Bảo (2015), Nguyễn Công Phương (2014), Huỳnh Thị Vân (2013), Barako (2006).

2.4 CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu 2.4.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Theo báo cáo của ông Lê Mạnh Hà – Phó Trưởng ban Thường trực Ban đổi mới DNNN tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới DNNN giai đoạn 2016 – 2020 thì sau 15 năm sắp xếp, DNNN đã giảm mạnh về số lượng, đặt biệt là những DN có quy mô nhỏ, DN kém hiệu quả, DN ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Năm 2001, Nhà nước có khoảng 6000 DNNN, đến năm 2011 chỉ còn 1.369 DN, và đến hết tháng 10 năm 2016 chỉ còn 718 DN. So với thời điểm năm 2001, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực; đại đa số có quy mô vừa và lớn (Vũ Hân, 2016).

Đến cuối năm 2016, số lượng DNNN là 620 DN. Tuy nhiên tính đến ngày 30/9/2017 chỉ có 366 DN đưa thông tin trên cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (chiếm 59,03% tổng thể nghiên cứu). Tiêu chí được đưa ra để chọn mẫu nghiên cứu là DNNN phải có công bố BCTC năm 2016 đã được kiểm toán. Theo đó có 90 DNNN thỏa điều kiện trên.

Trong 90 DNNN của mẫu nghiên cứu, có 11 DNNN là Tập đoàn kinh tế (chiếm 12,22%), 19 DNNN thuộc Bộ Ngành (chiếm 21,11%) và 60 DNNN địa phương (chiếm 66,77%). Hoạt động trong lĩnh vực (ngành) sản xuất có 14 DN (chiếm 15,56%) và 76 DN còn lại kinh doanh trong các lĩnh vực khác (chiếm 84,44%), trong đó phần lớn là lĩnh vực dịch vụ. Số lượng DNNN được kiểm toán bởi Big4 khá ít với 8 DN (chiếm tỷ lệ 8,89%) và 82 DN còn lại được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán ngoài Big4, chiếm 91,11%.

Hình 2.2: Các nhóm đối tượng của DNNN

Hình 2.3: DNNN hoạt động trong ngành sản xuất công nghiệp và trong ngành khác

Hình 2.4: DNNN được kiểm toán bởi Big4 và ngoài Big4

2.4.2. Phương pháp phân tích

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kết hợp với phân tích so sánh để làm rõ thực trạng cũng như những đặc trưng về CBTT của các DNNN ở Việt Nam. Ngoài ra, phương pháp phân tích hồi quy cũng được sử dụng để xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT.

Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT đã được nhận diện, mô hình hồi quy được thiết lập như sau:

I = β0 + β1*quymoDN + β2*thoigianhoatdong + β3*nganh + β4*khanangthanhtoan + β5*khanangsinhloi + β6*donbaytaichinh + β7*D1 + β8*D2 + β9*chuthekiemtoan + e

Trong đó I: Chỉ số mức độ CBTT β0: Hệ số chặn

βj (j = 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9): Hệ số hồi quy riêng e: Sai số ngẫu nhiên

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phần đầu của chương 2 đã nêu ra các yêu cầu thực hiện CBTT của DNNN dựa vào Nghị định số 81/2015/NĐ-CP.

Trên cơ sở các lý thuyết có liên quan, đặc điểm của DNNN và các nhân tố ảnh hưởng đến CBTT trong các nghiên cứu trước đã đề cập ở chương 1, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có 8 nhân tố với 9 biến độc lập bao gồm: quy mô DN, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, chủ thể kiểm toán và loại DNNN (D1 và D2), cùng với 1 biến phụ thuộc là mức độ CBTT. Đồng thời luận văn cũng xây dựng và đưa ra các giả thuyết của nghiên cứu. Ngoài ra, chương 2 cũng đề cập đến việc chọn mẫu, đo lường các biến độc lập, cách đo lường và tính chỉ số CBTT cho DNNN. Kết thúc chương 2, tác giả đưa ra phương pháp phân tích làm cơ sở cho chương 3.

Chương 3 sẽ đánh giá mức độ CBTT của DNNN và trình bày kết quả kiểm định phân tích nhân tố nhằm xác định nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT của DNNN ở Việt Nam.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3.1.1 Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin

a. Chỉ số công bố thông tin chung

Chỉ số CBTT là một trong các cơ sở để đánh giá mức độ CBTT của các DN. Để có một bức tranh chung về công bố thông tin, các thống kê mô tả sẽ phân tích công bố chung và công bố cá biệt, có phân theo các đặc trưng của DNNN.

Kết quả thống kê ở bảng 3.1 cho thấy chỉ số CBTT trung bình của các DNNN đạt 36,94% và còn một tỷ lệ lớn (63,06%) các thông tin chưa được các DN này công bố. Trong đó, giá trị lớn nhất của chỉ số CBTT là 80,72% và giá trị nhỏ nhất là 5%. Điều này cho thấy rằng chênh lệch về mức độ CBTT của các DNNN là rất lớn. Trong 90 DNNN của mẫu điều tra thì có 13 DN CBTT ở mức từ 10% trở xuống (chiếm 14,44%) trong đó có 5 DN công bố ở mức rất khiêm tốn là 5% (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Công ty TNHH MTV viện thuốc lá, Tổng công ty công nghiệp in bao bì Liskin, Công ty TNHH MTV khai thác quản lý dịch vụ Thủy Lợi, Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 3), ở mức công bố từ trên 10% đến 30% và từ trên 50% đến 70% đều có 17 DN (chiếm 18,89%). Phần lớn các DNNN CBTT trong khoảng từ trên 30% đến 50%, cụ thể có 39 DN công bố trong mức này, chiếm tỷ lệ 43,33%. Chỉ có 3 DN công bố từ trên 70% đến 80% (chiếm 3,33%) và duy nhất chỉ có công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn công bố trên 80% lượng thông tin yêu cầu theo quy định (cụ thể là 80,72%).

Bảng 3.1: Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin chung Số DN Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị TB Độ lệch chuẩn Chỉ số CBTT chung 90 0,05 0,8072 0,3694 0,1905 Số DN Tỷ lệ phần trăm Tỷ lệ phần trăm lũy kế Chỉ số CBTT < 10% 13 14,44% 14,44% 10% < Chỉ số CBTT < 30% 17 18,89% 33,33% 30% < Chỉ số CBTT < 50% 39 43,33% 76,67% 50% < Chỉ số CBTT < 70% 17 18,89% 95,56% 70% < Chỉ số CBTT < 80% 3 3,33% 98,89% 80% < Chỉ số CBTT 1 1,11% 100% Tổng 90 100%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong 90 DNNN của mẫu nghiên cứu thì có 11 DN là Tập đoàn kinh tế, 19 DN thuộc các Bộ Ngành và 60 DN là DNNN địa phương. Đối với DNNN là Tập đoàn kinh tế thì mức độ CBTT trung bình ở 43,56%. Trong đó mức thấp nhất là 5% và cao nhất là 77,27%. Mức độ CBTT của các DN thuộc Bộ Ngành xấp xỉ mức độ công bố của các DNNN là Tập đoàn kinh tế với mức trung bình là 43,73%. Chiếm phần lớn về số lượng DNNN trong mẫu nghiên cứu, tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình về CBTT của DNNN địa phương lại ở mức thấp hơn với 33,57%. Trong đó, mức CBTT thấp nhất là 5% và cao nhất lên đến 80,72%. Mặc dù, giá trị về chỉ số CBTT cao nhất (80,72%) nằm ở DNNN địa phương, nhưng đồng thời số lượng DN công bố ở mức thấp cũng chiếm một lượng lớn, từ đó làm cho giá trị CBTT trung bình của nhóm đối tượng này thấp.

Bảng 3.2: Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin theo loại DNNN DNNN là Tập đoàn kinh tế DNNN thuộc Bộ Ngành DNNN địa phương Số lượng DN 11 19 60 Giá trị TB 0,4356 0,4373 0,3357 Giá trị nhỏ nhất 0,05 0,05 0,05 Giá trị lớn nhất 0,7727 0,7959 0,8072

Nguồn: Tính toán của tác giả

Để xác định xem liệu có sự khác biệt về mức độ CBTT giữa các nhóm đối tượng DNNN hay không, thì phân tích phương sai một yếu tố One-Way Anova được sử dụng.

Bảng 3.3: Kết quả phân tích phương sai một yếu tố One-Way Anova của biến loại DNNN Chỉ số CBTT Số DN Giá trị TB Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn DNNN là tập đoàn kinh tế 11 0,4356 0,2138 0,0644 DNNN thuộc Bộ Ngành 19 0,4373 0,1984 0,0455 DNNN địa phương 60 0,3357 0,1777 0,0229 Tổng 90 0,3694 0,1905 0,0201

Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa Sig.

0,083 2 87 0,921 ANOVA Tổng các bình phương Df Bình phương giá trị TB F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm 0,204 2 0,102 2,929 0,059 Trong các nhóm 3,027 87 0,035 Tổng 3,231 89

Kết quả kiểm định phương sai cho thấy rằng giá trị Sig. của thống kê Levene bằng 0,921 lớn hơn 0,05 nên phương sai của mức độ CBTT giữa 3 nhóm đối tượng DNNN không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Sử dụng kết quả phân tích Anova, Giá trị Sig. = 0,059, nếu độ tin cậy của phép kiểm định là 95% thì có thể kết luận rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ CBTT giữa các DNNN là Tập đoàn kinh tế, DNNN thuộc Bộ Ngành và DNNN địa phương. Còn nếu độ tin cậy của phép kiểm định là 90% thì sự khác biệt về mức độ CBTT trên có ý nghĩa thống kê. Khi đó, phân tích sâu Anova một yếu tố (Post-Hoc One-Way Anova) theo phương pháp LSD được sử dụng tiếp để kiểm tra chi tiết sự khác biệt về CBTT trong từng cặp đối tượng DNNN. Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy giá trị Sig. giữa DNNN thuộc Bộ ngành và DNNN địa phương bằng 0,042 nhỏ hơn 5% nên có sự khác biệt về CBTT giữa hai đối tượng này. Vậy nếu chỉ xem xét sự khác biệt về CBTT của riêng yếu tố Loại DNNN thì mức độ CBTT của DNNN thuộc Bộ Ngành cao hơn mức độ CBTT của DNNN địa phương.

Bảng 3.4: Phân tích Post-Hoc One-Way Anova

Loại DNNN Chênh lệch giá trị TB Sai số chuẩn Mức ý nghĩa Sig. DNNN là Tập đoàn kinh tế DNNN thuộc Bộ Ngành -0,0017 0,0707 0,981 DNNN địa phương 0,0999 0,0612 0,106 DNNN thuộc Bộ Ngành DNNN là Tập đoàn kinh tế 0,0017 0,0707 0,981 DNNN địa phương 0,1016* 0,0491 0,042 DNNN địa phương DNNN là Tập đoàn kinh tế -0,0999 0,0612 0,106 DNNN thuộc Bộ Ngành -0,1016* 0,0491 0,042 * khác biệt về giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê ở mức 5%

b. Chỉ số công bố thông tin của các nhóm thông tin riêng

Chỉ số CBTT riêng được thể hiện qua 10 nhóm thông tin phải công bố theo quy định hiện hành. Nhìn chung đa số các nhóm thông tin bắt buộc công bố được DN công bố ở mức rất thấp, có thông tin được công bố chưa tới 10%.

Bảng 3.5: Tổng hợp mức độ công bố của các nhóm thông tin

Nhóm thông tin Số DN Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị TB Độ lệch chuẩn

Chiến lược phát triển DN 90 0 0,8 0,0756 0,2153 Kế hoạch SXKD và ĐTPT 5 năm 90 0 1 0,2749 0,3708 Kế hoạch SXKD và ĐTPT hàng

năm 90 0 1 0,3476 0,3577

Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch SXKD hàng năm và 3 năm gần nhất

90 0 1 0,2764 0,3219

Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có)

90 0 1 0,6457 0,3688

Báo cáo tình hình thực hiện sắp

xếp, đổi mới DN hàng năm 90 0 1 0,3 0,3613 Báo cáo thực trạng quản trị và cơ

cấu tổ chức 90 0 1 0,4324 0,4246

BCTC 6 tháng và BCTC năm 90 0,4444 1 0,7988 0,2086 Báo cáo chế độ tiền lương, tiền

thưởng 90 0 1 0,4803 0,3742

Không áp dụng Có áp dụng

Nhóm thông tin về chiến lược phát triển của DN có giá trị CBTT trung bình thấp nhất với mức độ là 7,56%. Kết quả thống kê cho thấy có 79 DN không cung cấp loại thông tin này, chiếm 87,78%, 1 DN công bố trong khoảng từ lớn hơn 0% đến 10% (chiếm 1,11%), 2 DN cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước ở việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)