Thiết kế chế tạo kết cấu cơ khí

Một phần của tài liệu hệ thống điều hướng pin mặt trời (Trang 38)

a)Thiết kế:

Từ yêu cầu và nhiệm vụ đề ra, ta chỉ cần dùng hai chuyển động quay quanh hai trục Oz và Ox (hoặc Oy) trong hệ tọa độ Đề Các để điều khiển tấm pin hướng theo mặt trời. Xét trong hệ tọa độ Đề Các trong không gian gắn liền với tấm pin, tấm pin nằm trong mặt phẳng Oxy, gốc O trùng với tâm của tấm pin, giả sử tia sáng từ mặt trời chiếu tới tấm pin hợp với trục Oz một góc α, hình chiếu của tia sáng trên mặt phẳng Oxy hợp với trục Oy góc β. Để tia sáng vuông góc với tấm pin tức là tia sáng vuông góc với mặt phẳng Oxy, ta lần lượt quay hệ tọa độ quanh trục Oz góc β (khi quay quanh trục Oz góc α hợp bởi tia sáng với trục Oz không thay đổi), rồi tiếp tục quay hệ tọa độ quanh trục Ox góc α.

Hình 3.1: Chuyển động quay của hai trục tọa độ

Vẽ trên phần mền Solidwork

Hình 3.2 : Bộ động cơ xoay theo phương Ox và Oz

CHƯƠNG 3: THI T K H TH NG ĐI U HẾ Ế Ệ Ố Ề ƯỚNG T M PIN M T TR IẤ Ặ Ờ b) Chế tạo kết cấu cơ khí và chọn các bộ phận cơ khí :

 Chọn bộ truyền đai

Chuyển động quay quanh trục Oz được thực hiện thông qua truyền động cơ khí là bộ truyền đai.

Hình 3.4 : Bộ truyền đai

Kích thước bộ truyền đai:

Đai nhỏ d1 Đai lớn d2

Đường kính ngoài (mm) 21 42

Đường kính trục (mm) 4 8

Số vòng quay (v/ph) 12,5 6,25

Khoảng cách trục (mm) 60 Truyền động đai có ưu điểm sau:

- Có khả năng truyền chuyển động và cơ năng giữa các trục ở khá xa nhau. -Làm việc êm, không ồn.

-Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ. Nhược điểm của bộ truyền đai:

-Khuôn khổ kích thước lớn hơn so với bộ truyền bánh răng (khi cùng một điều kiện làm việc).

-Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.

 Chọn bộ thanh truyền

Chuyển động quay quanh trục Ox được thực hiện thông qua truyền động cơ khí thanh truyền . So với các truyền động cơ khí khác,

Truyền thanh truyền có ưu điểm nổi bật: -Kích thước nhỏ, khả năng tải lớn.

-Tỷ số truyền không thay đổi.

-Hiệu suất cao, có thể đạt 0,97 ÷ 0,99 -Tuổi thọ cao, làm việc tin cậy.

Tuy nhiên truyền động thanh truyền có các nhược điểm sau: -Chế tạo tương đối phức tạp.

-Đòi hỏi độ chính xác cao.

-Có nhiều tiếng ồn khi vận tốc lớn.

Hình 3.5 : Truyền động cơ cấu thanh truyền

 Chọn động cơ:

Động cơ dùng là loại động cơ sử dụng điện một chiều, lắp cùng hộp giảm tốc, có thể đảo chiều xoay.

CHƯƠNG 3: THI T K H TH NG ĐI U HẾ Ế Ệ Ố Ề ƯỚNG T M PIN M T TR IẤ Ặ Ờ

Hình 3.6 : Động cơ kèm hộp giảm tốc

- Động cơ DC hộp giảm tốc, có thông số như sau : + Điện áp : 5 – 7 VDC

+ Tốc độ động cơ : 5000 rpm + Tỉ số truyền : 1/400

Hình 3.7 : Mô hình cơ khí thực tế

3.1.2.2. Thiết kế mạch điều khiển: a) Mạch điều khiển cầu H:

Có thể điều khiển và đảo chiều 2 động cơ cùng lúc, thiết kế trên phần mềm proteus :

CHƯƠNG 3: THI T K H TH NG ĐI U HẾ Ế Ệ Ố Ề ƯỚNG T M PIN M T TR IẤ Ặ Ờ

Hình 3.9: Mạch cầu H thực tế

b)Mạch vi điều khiển Arduino Nano:

Mạch vi điều khiển Arduino Nano có nhiệm vụ :

+ Đọc tín hiệu từ cảm biến hướng sáng , góc xoay và điện áp của tấm pin. + Điều khiển động cơ xoay tấm pin.

+ Hiển thị trạng thái, điện áp lên màn hình text LCD.

Hình 3.10 : Mạch vi điều khiển Arduino Nano

c) Hộp điều khiển :

Có chức năng bảo vệ các linh kiện điện tử và có kèm màn hình hiển thị điện áp pin, trạng thái cảm biến , trên mặt hộp có thiết kế nút nguồn, nút điều khiển tấm pin về vị trí mặt định, đèn báo sai vị trí đặt hệ thống điều hướng

Hình 3.11 : Hộp điều khiển

d)Sơ đồ đấu dây:

Hình 3.12 : Sơ đồ đấu dây với aduino nano

Chi tiết chức năng của các chân arduino nano : - Chân Analog A7 đọc giá trị quang trở thứ 4. - Chân Analog A6 đọc giá trị quang trở thứ 3. - Chân Analog A5 đọc giá trị quang trở thứ 2. - Chân Analog A4 đọc giá trị quang trở thứ 1. - Chân Analog A3 đọc biến giá trị trở trục Oz. - Chân Analog A2 đọc biến trở giá trị trục Ox.

- Chân Analog A0 đọc điện áp chân (+) của tấm pin mặt trời, chân (-) của của tấm pin mặt trời sẽ đấu chung với chân (-) của arduino.

- Các chân Digital D12, D11, D10, D9 đấu với mạch cầu H ( sừ dụng nguồn DC 6V ) điều khiển 2 động cơ DC: chân D12 và D11 điều khiển đông cơ trục Ox thuận hoặc nghịch, chân D10 và D9 điều khiển đông cơ trục Oz thuận hoặc nghịch.

- Chân D8 đấu với chân RS của text LCD: điều khiển địa chỉ ghi dữ liệu. - Chân D7 đấu với chân E của text LCD: Cho phép ghi vào text LCD.

CHƯƠNG 3: THI T K H TH NG ĐI U HẾ Ế Ệ Ố Ề ƯỚNG T M PIN M T TR IẤ Ặ Ờ - Chân D6, D5, D4, D3 đấu với chân D4, D5, D6, D7 của text LCD: chân dữ liệu. - Ngoài ra arduino nano còn cấp nguồn DC 5V cho cảm biến hướng sáng, biến trở và màn hình text LCD.

3.1.3. Điều khiển và lập trình : 3.1.3.1. Điều khiển :

Hình 3.13 : Sơ đồ hệ thống điều hướng

- Khi bật nguồn, vi điều khiền sẽ đọc giá trị góc của 2 trục ox và oz thông qua 2 biến trở 5000 ohm.

- Sau đó động cơ sẽ xoay tấm pin về vị trí mặc định ( home).

- tiếp theo vi điều khiển sẽ tiến hành đọc cảm biến hướng sáng và tiến hành điều hướng tấm pin mặt trời.

+ Đọc cảm biến hướng sáng : tại vị trí mặc định (home), trục oz sẽ xoay khi mặt trời ở các hướng tương ứng với quang trở 1,2,3,4 hoặc 1 và 2 hoặc 3 và 4. Sau khi trục oz xoay tấm pin sẽ hướng về phía mặt trời nhưng chưa vuông góc , lúc này trục ox sẽ xoay để tấm pin vuông góc với mặt trời tương ứng với mặt trời ở vị trí 3 và 4 hoặc 1 và 2.

- Khi tấm pin đã được điều hướng vuông góc với mặt trời vi điều khiển tiếp tục đọc cảm biến.

- Hệ thống hoạt động thông qua nguồn pin 7,4 V được nạp bằng tấm pin mặt trời 17V 10W thông qua mạch hạ áp LM2596 .

- Dựa vào quỹ đạo chuyển động của mặt trời, khi đặt hệ thống theo hướng Đông – Tây trục Oz chỉ cần quay một góc 180º phối hơp với góc nghiêng điều khiển bởi trục Ox thì có thể điều hướng cho tấm pin vuông góc với mặt trời tại bất kỳ vị trí nào của mặt trời.

Hình 3.14 : Hướng đặt của cảm biến

3.1.3.2 Lập trình :

- Lưu đồ giải thuật :

CHƯƠNG 3: THI T K H TH NG ĐI U HẾ Ế Ệ Ố Ề ƯỚNG T M PIN M T TR IẤ Ặ Ờ -Giải thích lưu đồ : đầu tiên sẽ xoay về vị trí home 1 lần sau đó đọc cảm biến nếu trời mát hay cân bằng sẽ giữ nguyên vị trí. Khi có lệnh điều hướng sẽ cho động cơ xoay tương ứng, sau đó đọc cảm biến nếu cân bằng rồi sẽ tắt toàn bộ động cơ. Khi trời tối sẽ quay về vị trí home.

Lập trình trên Arduino : - Đọc cảm biến : sử đụng hàm analogRead(); qt1 = analogRead(A4); // Đọc quang trở thứ nhất qt2 = analogRead(A5); //2 qt3 = analogRead(A6); //3 qt4 = analogRead(A7); //4

duoi = qt1 + qt2; // hướng Tây tren = qt3 + qt4; // hướng Đông trai = qt2 + qt3; // hướng Bắc phai = qt1 + qt4; // hướng Nam

Tương ứng với các buổi trong ngày thì mặt trời chỉ ở các hướng : Đông, Nam, Tây trường hợp mặt trời ở hướng Bắc sẽ báo lỗi đặt sai vị trí.

3.2 Tiến hành chạy thực nghiệm:

Bằng thực nghiệm đo lường, so sánh hiệu suất của cùng một viên pin năng lượng mặt trời Mono 17v 10W khi đặt trên hệ thống giá đỡ pin cố định và khi đặt trên hệ thống tự động điều hướng pin mặt trời trong khoảng thời gian 8 giờ (khoảng 9h sang đến 5h chiều) cho ra kết quả sau:

Số liệu này được lấy từ kết quả của mỗi lần đo trong từng thời điểm khác nhau. Hiệu suất được tính bằng kết quả đo trung bình trong khoảng thời gian đó chia cho kết quả đo lớn nhất, không phải hiệu suất chuyển từ quang năng sang điện năng của viên pin năng lượng mặt trời.

Theo thực tế hệ thống đã đủ đáp ứng cho quá trình sạc 2 pin 18650 dung lượng 4000 mA qua mạch hạ áp sạc đầy trong 4 tiếng.

Bảng thống kê hiệu suất của viên pin Mono 17v 10W khi đặt trên hệ thống giá đỡ pin cố định và hệ thống tự động điều hướng trong cùng một khoảng

thời gian.

Như vậy, dựa vào bảng thống kê hiệu suất của một viên pin trong hai trường hợp ta thấy tuy cùng một viên pin nhưng hiệu suất có sự chênh lệch đáng kể. Đối với pin khi đặt trên hệ thống giá đỡ cố định thì thời gian pin cho hiệu suất tốt nhất sẽ rơi vào khoảng từ 11h đến 13h. Ngoài khoảng thời gian này, hiệu suất sẽ giảm dần (từ 11h trở về trước và từ 13h trở về sau).

Còn đối với pin mặt trời khi được đặt trên hệ thống giá đỡ pin tự động điều hướng thì hiệu suất luôn luôn được giữ ổn định trong khoảng từ 80% đến 90%.Điều này giúp chúng ta có thể khai thác được nguồn năng lượng từ Mặt trời một cách lớn nhất có thể, giảm tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị phân phối điện đồng thời giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường. Đối với hệ thống lớn, còn có thể sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời để bán ngược lại cho các hệ thống phân phối, do đó tiết kiệm được đáng kể tiền điện.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 4.1. Kết quả đạt được:

Sau khoảng thời gian nghiên cứu và thi công, dưới sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, chúng em đã hoàn thành mô hình đề tài được giao.

-Về lý thuyết, đã khái quát được tiềm năng rất lớn của nguồn năng lượng được cho là vô tận – năng lượng mặt trời; các phương án để khai thác loại năng lượng này một cách hiệu quả nhất

-Về khảo sát, đã tìm hiểu các phương pháp thiết kế hệ thống truyền động cho hệ thống giá đỡ pin, qua đó chọn lọc được phương án tối ưu nhất, hoạt động bền bỉ nhất, dễ dàng lắp đặt và điều khiển nhất và rẻ nhất.

-Về thực tế, hoàn thành mô hình tự động điều hướng pin mặt trời hoạt động ổn định với công suất nhỏ. Từ đó làm tiền đề để chế tạo các mô hình cỡ lớn, các trạm điện mặt trời công nghệ cao, giúp phần giảm gánh nặng cho hệ thống lưới điện quốc gia vốn sử dụng những nhiên liệu có hạn cũ kỹ.

- Hiểu về hoạt động của động cơ, cách đọc dữ liệu từ các loại cảm biến hướng sáng và cảm biến góc.

Hệ thống tự động điều hướng pin mặt trời do chúng em thiết kế, thi công là loại cỡ nhỏ, có ưu điểm là kết cấu tạo gọn nhẹ, dễ chế tạo, dễ thi công lắp đặt, giá thành đầu tư thấp, dải thu nhận ánh sáng rất tốt không chỉ ở tại một địa điểm khảo sát mà ở nhiều địa điểm khác nhau, trong các môi trường địa lý khác nhau. Vì vậy loại mô hình này hoàn toàn có thể ứng dụng đại trà, chế tạo hàng loạt để người dân có thể dễ tiếp cận hơn.

4.2. Mặt hạn chế và hướng khắc phục:

+Mặt hạn chế: Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, tuy nhiên với khoảng thời gian này chưa phải là đủ dài để nghiên cứu tường tận mọi vấn đề của đề tài này và những kiến thức nên mô hình tự động điều hướng pin mặt trời (tracking solar) không thể tránh khỏi những sai sót, vẫn còn tổn tại một số nhược điểm sau:

-Hoạt động mất ổn định với nguồn ánh sáng quá mạnh từ nhiều phía. -Chưa có khả năng chống nước.

-Khả năng chịu nhiệt độ cao thấp nên dễ gây ra tình trạng hỏng hóc linh kiện, cần có biện pháp bảo vệ.

+Hướng khắc phục:

-Cải tiến hệ thống cảm biến để có thể hoạt động được cả trong điều kiện ánh sáng quá mạnh từ nhiều phía.

-Đổ keo Epoxy lên toàn bộ bề mặt hệ thống đảm bảo chống nước tuyệt đối.

-Sử dụng những linh kiện có khả năng chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài để đảm bảo tuổi thọ của hệ thống được cải thiện.

-Cơ cấu chuyển động phải được bôi trơn định kỳ. -Vị trí các tiếp điểm phải được cơ cấu chắc chắn.

4.3. Hướng phát triển của đề tài:

Từ những ưu điểm và cách khắc phục những nhược điểm của nó, ta có thể phát triển đề tài này lên một tầm cao mới:

-Thiết kế một hệ thống lớn hơn, đủ đáp ứng cho một hộ gia đình có thể tách biệt với hệ thống điện quốc gia mà vẫn đảm bảo được sự ổn định khi hoạt động và giá thành không được quá cao.

-Sử dụng thêm thời gian thực để hỗ trợ cho hệ thống cảm biến.

-Sử dụng thêm các module kiểm soát công suất có khả năng kết nối vạn vật IOT (Internet Of Things) để giúp con người có thể kiểm soát được tình trạng hoạt động ngay cả khi không có nhà

- Áp dụng thêm một số giải thuật điều khiền khác như PID, điều khiển mờ… nhằm tăng độ chính xác cho hệ thống

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đăng Đức, Mô hình tự động diều hướng pin mặt trời , ĐHSPKT [2]. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, NXB Giáo duc, 2006

[3]. Phạm Quang Huy, SolidWorks dành cho người bắt đầu, NXB Thanh niên, 2019 [4]. Trần Hữu Quế, Vẽ kỹ thuật cơ khí, tập 1, NXB Giáo dục, 2000

[5]. Lý Ngọc Thắng, Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động thích ứng với vị trí mặt trời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị dùng năng lượng mặt trời, Viện Năng lượng, Bộ Công Thương

[6]. Đà Nẵng Startup Runway, Hệ thống điều hướng pin mặt trời TobSolar và ứng dụng thực tế

[7]. Youtube Vũ Đức Toàn :

https://www.youtube.com/watch?v=I152G3J4hVo [8] Instructables circuts:

https://www.instructables.com/id/Arduino-Solar-Tracker/

[9]. Bách khoa toàn thư mở Wikimedia : https://vi.wikipedia.org/wiki/Pin_m %E1%BA%B7t_tr%E1%BB%9Di

[10] . Cộng đồng Arduino Việt Nam :

http://arduino.vn/bai-viet/531-dieu-khien-lcd-bang-arduino-uno

[11]. Giva Solar:

PHỤ LỤC CODE #include <LiquidCrystal.h> LiquidCrystal lcd(8,7,6,5,4,3); int gocxoayh; int goclath; int i=1; void setup() { lcd.begin(16, 2);

pinMode(9,OUTPUT); // xoay nguoc

pinMode(10,OUTPUT); // xoay thuan

pinMode(11,OUTPUT); // lat trai

pinMode(12,OUTPUT); // lat phai

vthome(); }

void goc(){

gocxoayh = analogRead(A3);// doc goc xoay

goclath = analogRead(A2);} void vthome(){ lcd.print("HOME..."); while(i==1){goc(); digitalWrite(9,LOW); digitalWrite(10,LOW); digitalWrite(11,LOW); digitalWrite(12,LOW);

if(goclath>430){ // goc lat duoi max = 138, goc lat tren max = 52 digitalWrite(12,HIGH); delay(150); digitalWrite(12,LOW); } else if(goclath<380){ digitalWrite(11,HIGH); delay(150); digitalWrite(11,LOW); } else if(gocxoayh<600){ digitalWrite(10,HIGH); delay(150); digitalWrite(10,LOW); } else if(gocxoayh>650){ digitalWrite(9,HIGH); delay(150); digitalWrite(9,LOW); } else{

PHỤ LỤC lcd.clear(); break;}} i=2;} //--- void loop(){ int qt1 = analogRead(A4); //1

Một phần của tài liệu hệ thống điều hướng pin mặt trời (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w