Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với hệ THỐNG CHỢ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 54 - 60)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” đã đưa ra những lý luận cơ bản về hệ thống chợ và quản lý hệ thống chợ. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã tập trung phân tích thực trạng Quản lý nhà nước dối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng của nước ta.

Tuy nhiên, đề tài cũng mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi. Việc đầu tư xây dựng, khai thác, phát triển và quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng một cách hiệu quả còn là một quá trình sâu rộng và toàn diện, đòi hỏi nhiều nỗ lực cùng giải pháp đồng bộ trên nhiều mặt, và còn phụ thuộc vào việc tổ chức thực hiện, ban hành các chính sách hướng dẫn, hỗi trợ của các cơ quan Chính phủ và trách nhiệm thực thi, hỗ trợ, quản lý của các bên liên quan.

Chính vì vậy, để việc quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đạt hiệu quả trong thời gian tới cần tiếp tục thảo luận, nghiên cứu thêm về các chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống chợ, nghiên cứu chi tiết về phương thức đầu tư, cách thức hoạt động và cách tổ chức bộ mày quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý hệ thống chợ… nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp về nhiều mặt giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn bao quát hơn để đưa ra các cơ chế chính sách và sự quản lý đối với hệ thống chợ, nâng cao hiệu quả quản lý và khiến hệ thống chợ có thể tiếp tục duy trì và phát huy những giá trị kinh tế, văn hóa truyền thống… đóng góp vào đời sống người dân.

48

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, hệ thống chợ đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển KT – XH của đất nước nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng. Để đạt những kết quả trong công tác phát triển và quản lý chợ cần có sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước các cấp và sự nỗ lực, cố gắng của các doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý, BQL, Tổ quản lý các chợ trên địa bàn thành phố. Mục tiêu của đề tài khóa luận tốt nghiệp “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Khóa luận đã hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về quản lý nhà nước và làm rõ vai trò, nội dung của quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh/thành phố. Bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê khóa luận đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trên các khía cạnh: ban hành văn bản pháp luật về quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; xây dựng quy hoạch , chiến lược phát triển hệ thống chợ; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm. Căn cứ trên quan điểm và định hướng chỉ đạo của địa phương cũng như xuất phát từ tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, khóa luận đề xuất một số giải pháp tăng cường trong quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ tại địa phương.

49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thái Anh (2020), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Hồng Duyên (2014), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thị xã Sơn Tây, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

3. Trần Thị Thu Hiền (2008), “Phát triển tổ chức và quy hoạch chợ của khẩu tại tỉnh Lạng Sơn thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

4. Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020”. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hồng (2011), “Chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên đại bàn các tỉnh phía Bắc nước ta giai đoạn hiện nay (Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Bắc Ninh)”.

Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

6. Nghị định số 210/NĐ – CP quy định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2013.

7. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Hoàng Phê (2019), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. 9. Đỗ Thị Phương (2013), “Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các hợp tác xã chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

10. Quyết định số 3098/QĐ-BCT về việc phê duyệt Dự án nghiên cứu: “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030" do Viện nghiên cứu thương mại chủ trì thực hiện năm 2010, Bộ Công thương ban hành ngày 24 tháng 06 năm 2011.

11. Quyết định số 012/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020", Bộ Công thương ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2007.

12. Quyết định số 6481/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030", Bộ Công thương ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2015.

50

13. Quyết định số 12151/QĐ-BCT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 7 về chợ trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Công thương ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2014.

14. Quyết định số 362/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211:2012 Chợ - tiêu chuẩn thiết kế, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2012.

15. Quyết định số 2367/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án bổ sung, điều chỉnh quy hoạch phát triển thương mại Thành phố Hải Phòng đến năm 2020, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2009.

16. Quyết định số 1272/QĐ-UBND về việc Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 13 tháng 08 năm 2012.

17. Quyết định số 110/KH-UBND về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ- HĐND ngày 08/12/2017 của HĐND thành phố khóa XV về phát triển công nghiệp và thương mại thành phố Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 17 tháng 04 năm 2020.

18. Quyết định số 934/2010/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế chuyển đổi mô hình tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2010.

19. Quyết định số 2043/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2012.

20. Quyết định số 3434/2016/QĐ-UBND về việc phê duyệt giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, UBND thành phố Hải Phòng ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016.

21. Nguyễn Thu Quỳnh (2014), “Hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố”. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

22. Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

23. Nguyễn Phú Thế (2011), “Quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Hà Nội nhằm bảo vệ người tiêu dùng”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

24. Thông tư 77/2014 /TT - BTC về việc Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46 2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Bộ Tài Chính (2014) ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2014.

51

25. Nguyễn Thị Diệu Thúy (2013), “Quản lý kinh doanh thương mại tại các chợ trên địa bàn thành phố Thái Bình”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

26. Nguyễn Giáng Vân (2017), “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.

52

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Xin chào Ông/Bà.

Tôi tên là Lê Thị Hường. Hiện nay tôi đang hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp “Quản lý nhà nước đối với hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” chuyên ngành quản lý kinh tế của Trường Đại học Thương Mại, vì vậy tôi muốn ông (bà) giúp đỡ trả lời các câu hỏi dưới đây. Tôi xin cam đoan những phiếu trả lời chỉ phục vụ cho việc làm khóa luận mà không sử dụng làm bất kỳ việc khác.

Phần 1: Thông tin chung

1. Họ và tên:……… 3. Số điện thoại:……….. Phần 2: Thông tin cụ thể. STT Nội dung Đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Công tác quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn

thành phố Hải Phòng

2 Sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ toàn quốc

3 Sự phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH thành phố Hải Phòng

4 Chất lượng phương án phát triển số lượng, quy mô, bố trí không gian vị trí của chợ trong quy hoạch 5 Công bố thông tin quy hoạch

6 Công tác đầu tư xây dựng chợ

7 Công tác xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ từ nguồn NSNN

53

8 Công tác xây dựng, nâng cấp, cải tạo chợ từ nguồn vốn xã hội hóa

9 Công tác giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chợ

10 Công tác giải quyết tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chợ

11 Công tác kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm về hoạt động chợ

12

Việc ban hành nội quy và kiểm tra, xử lý vi phạm nội quy chợ của BQL/Tổ quản lý/ doanh nghiệp/ Hợp tác xã quản lý chợ

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước đối với hệ THỐNG CHỢ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hải PHÒNG (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)