Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi thành viên và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ (Trang 38 - 40)

5. Cấu trúc tiểu luận

3.2.4. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi thành viên và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giáo

kiện thuận lợi để cán bộ, giáo viên, công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ

Để làm tốt được điều này Hiệu trưởng cần phải phối kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn tìm biện pháp để tăng thêm thu nhập cho giáo viên như xây dựng quỹ tương trợ đoàn viên, làm thủ tục vay vốn Quỹ phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho giáo viên ở các tỉnh mua nhà xã hội

Về phía nhà trường thực hiện việc chi, trả đầy đủ các chế độ chính sách cho giáo viên, đảm bảo quyền lợi về vật chất như nâng lương đúng kỳ hạn, thanh toán tiền công tác phí, tiền dạy tăng giờ, chế độ nghỉ dưỡng sức, trợ cấp khó khăn, chế độ thai sản, tiền lương...

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần cung cấp đủ cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Ngoài ra nhà trường cần đặt mua thêm các loại báo, tạp chí cho anh chị em tham khảo, học tập, giải trí.

Ngoài ra, Hiệu trưởng cần lãnh đạo Công đoàn trường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như thể thao, văn nghệ, tham quan du lịch... để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng tham gia, tạo môi trường thân thiện, hoà đồng.

KẾT LUẬN

Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo quản lý đề ra. Nó được biểu hiện qua các tác phong làm việc dân chủ, khoa học, hiệu quả và thiết thực, đi sâu đi sát quần chúng, tôn trọng và lắng nghe quần chúng, khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị, năng động và sáng tạo, gương mẫu và tiên phong.

Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Vị trí của hiệu trưởng với một ngôi trường rất quan trọng bởi điều đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, mà còn ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của hàng chục, thậm chí hàng trăm giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường. Phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn đến phong cách, phương pháp, tác phong công tác của các thành viên trong tổ chức. Hiệu trưởng có phong cách lãnh đạo tốt sẽ tạo nên một “phong trào” mang tính xã hội cao, một “điểm tựa”, một “đầu tàu”, một tấm gương để các thành viên trong tập thể học tập và làm theo.

Bản thân người viết nhận thấy rằng, phong cách lãnh đạo, quản lý không tự nhiên mà có mà được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, kinh nghiệm của người lãnh đạo, quản lý. Qua thời gian công tác tại trường THPT Phạm Phú Thứ và một số kiến thức về phong cách lãnh đạo qua lớp bồi dưỡng lí luận chính trị, bản thân tôi đã dựa trên lí luận và cơ sở thực tiễn về phong cách lãnh đạo của nhà trường mà nơi mình đang công tác và có một số đề xuất, kiến nghị đã được đề cập trong bài nghiên cứu với mong muốn góp phần vào việc nâng cao phẩm chất, năng lực, củng cố và hoàn thiện phong cách lãnh đạo của hiệu trưởng trường THPT Phạm Phú Thứ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, “Một số kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở” (Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính), Nxb.Lý luận chính trị, Hà Nội, 2017;

2.Quốc hội, Luật Cán bộ - công chức 2008;

3.Quốc hội, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

4. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của BCHTW Đảng khoá XI về “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”;

5.Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011, t.5, t.6, t12. 6. Nguyễn Bá Dương: Tâm lý học dành cho người lãnh đạo, Nxb.Chính trị quốc gia, H.1999.

7. Lao động của người lãnh đạo, Nxb.Lao động, H.1980.

8. Ban Tuyên giáo TW, Xây dựng phong cách, tác phong công tác người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên, Tài liệu Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (2018).

Một phần của tài liệu tiểu luận cán bộ quản lý giáo dục xây DỰNG PHONG CÁCH LÃNH đạo của HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT PHẠM PHÚ THỨ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)