Chăm sóc lợn con mới sinh

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm ruột do parvovirus ở chó và xây dựng phác đồ điều trị tại phòng khám thú y thái nguyên (Trang 46 - 47)

Lợn con mới sinh cần lau sạch nhờn trong miệng, mũi để tránh dịch nhờn chảy ngược vào khí quản gậy ngạt thở, sau đó mới lau toàn thân.

Lợn đẻ bọc phải tiến hành xé bọc ngay tránh ngạt. Nếu lợn con mới sinh ra có hiện tượng ngạt, thở yếu thì cần vỗ nhẹ vào lưng hoặc gập bụng 1 vài lần đến khi nào thấy lợn con thở đều thì dừng lại.

Sau khi lau sạch nhờn toàn thân lợn con thì tiến hành buộc dây rốn để cầm máu và sát trùng tránh nhiễm khuẩn từ sàn chuồng chuyển qua dây rốn.

Nên buộc cách xa rốn 2 - 3 cm.

Chỉ buộc rốn và các loại dụng cụ như: kéo, dây rốn phải được khử trùng trước khi dùng, sau khi buộc và cắt rốn xong thì bôi cồn iodine để sát trùng.

Sau khi buộc dây rốn xong thì xoa bột mistral lên cơ thể lợn con để làm ấm cơ thể và nhanh khô cho lợn con. Vì lợn con mới sinh 20 phút đầu thân nhiệt hạ rất nhanh, có thể giảm 2 - 3℃, nhất là lợn có khối lượng dưới 0,5 kg. Do ảnh hưởng của nhiệt độ, không khí, tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ lợn con từ 39,5℃ hạ xuống 37,5℃.

Sau đó cho lợn con vào ô úm đã chuẩn bị sẵn, có bóng đèn hồng ngoại và lót thảm.

Cho lợn con bú sữa lợn mẹ càng sớm càng tốt trong vòng 24 giờ đầu (vì sữa đầu có kháng thể giúp cho lợn con có sức đề kháng phòng chống ngay được mọt số bệnh sau khi mới đẻ ra), để hàm lượng kháng thể từ sữa lợn mẹ truyền sang lợn con nhiều nhất. Sau khoảng thời gian đó hàm lượng kháng thể trong sữa mẹ từ từ giảm xuống đến khi chỉ là sữa bình thường. Do đó không nên bắt

lợn con nhốt chung chờ lợn mẹ đẻ xong mới cho bú sữa đầu, như vậy sẽ làm lợn con mất đi cơ hội nhận lượng kháng thể từ sữa đầu lợn mẹ.

Trong những ngày đầu lợn bú từ 15 - 20 lần

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm bệnh viêm ruột do parvovirus ở chó và xây dựng phác đồ điều trị tại phòng khám thú y thái nguyên (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w