Tự đánh giá của nhóm về bản thân trong thời gian thực hành

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 37 - 41)

1. Phân tích kỹ năng thực hành.

Trong khoảng thời gian thực hành môn theo lịch học từ ngày 18/8/2011 đến ngày 26/9/2011 , nhóm sinh viên chúng tôi đã được vận dụng lý thuyết phát triển cộng đồng và cọ xát với cuộc sống xã hội tại thôn Mao Yên – xã Phượng Mao – huyện Quế võ – tỉnh Bắc Ninh. Thông qua đợt thực hành môn học này, chúng tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, cách làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, tính độc lập trong công việc và đặc biệt là được rèn luyện, trau dồi các kỹ năng phát triển cộng đồng.

Cụ thể, chúng tôi đã áp dụng các kỹ năng và công cụ phát triển cộng đồng sau trong thời gian thực hành tại thôn Mao Yên:

- Kỹ năng thâm nhập cộng đồng - Kỹ năng điều phối

- Kỹ năng lập kế hoạch - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng vận động - Kỹ năng nhiệm vụ

- Các kỹ năng: Kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng ghi chép, tài liệu hóa, tuyên truyền,…

- Phương pháp: vãng gia, trao quyền

- Công cụ: + Bản đồ xã hội

2. Những thuận lợi và khó khăn trong tiến trình phát triển cộng đồng.

* Thuận lợi.

- Nhóm sinh viên nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác trong ban lãnh đạo Xã, thôn và ban nòng cốt

- Trong các bước thực hiện và cách thức thực hiện đều nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô hướng dẫn.

- Người dân ở trong thôn quan tâm đến hoạt động của nhóm sinh viên ở trong thôn và nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiên cho nhóm sinh viên thực hành tại địa phương

- Hầu hết các hộ gia đình đều nhiệt tình đóng góp nên công việc được tiến hành nhanh chóng.

- Các thành viên trong nhóm luôn có tình thần đoàn kết, có trách nhiệm trong công việc

* Khó khăn.

- Hơn một nửa người dân đi làm công nhân ở khu công nghiệp Quế Võ nên việc sắp xếp cuộc họp tương đối khó.

- Một số hộ còn khó khăn về kinh tế nên không có khả năng đóng góp. - Thỉnh thoảng trong nhóm có phát sinh mẫu thuẫn trong công việc nhưng chính những mẫu thuẫn này cũng giúp nhóm hiểu nhau hơn cũng như là có sự phối hợp nhịp nhàng hơn trong công việc.

3.Bài học kinh nghiệm

Bài học kinh nghiệm mà nhóm sinh viên đã rút ra được trong thời gian thực hành tại thôn Mao Yên là cần có sự kiên trì nhẫn nại và linh hoạt trong công việc.

hợp lý , tùy theo năng lực của mỗi cá nhân tránh tình trạng gây mẫu thuẫn nội bộ do phân công công việc không hợp lý.

Chúng tôi cũng nhận thấy rằng sự mềm mỏng và chân thành có tác dụng rất nhiều hơn so với tính nóng vội, bồng bột của tuổi trẻ và việc tôn trọng phong tục ở địa phương là điều rất quan trọng , đúng như câu tục ngữ: “Nhập gia tùy tục” của cha ông ta đã để lại.

Điều cuối cùng trong bài học kinh nghiệm được rút ra đó là mỗi khi hoàn thành xong một công việc cần ghi chép đầy đủ tiến trình, lượng giá những gì đã làm được, những điều chưa hoàn thành ngay sau khi làm xong việc đó,tránh tình trạng để xao nhãng việc ghi chép, gây khó khăn cho việc lên kế hoạch những công việc sau.

VIII. Kiến nghị

1. Đối với những thành viên trong nhóm :

- Vận dụng một cách khoa học các kỹ năng được học tập. - Thể hiện rõ phẩm chất của một tác viên cộng đồng. - Luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. 2. Đối với chính quyền địa phương :

- Quan tâm hơn nữa đời sống của người dân trong thôn, xóm.

- Thường xuyên cập nhập thông tin tới người dân thông qua hệ thống loa - phát thanh đồng thời có những kế hoạch cụ thể cùng dân giải quyết vấn đề - Cán bộ lãnh đạo thôn quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho việc trang bị cơ

sở vật chất cho trường mầm non trong thôn . 3. Đối với người dân trong thôn, xóm :

- Tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng ( đặc biệt là nam giới) - Thường xuyên tự trau dồi kiến thức về các lĩnh vực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Đối với nhà mẫu giáo trong thôn

- Khi nhóm sinh viên trở về trường học tập, số đồ chơi quyên góp được cũng như số đồ chơi mới mua và hai tủ đựng đồ chơi sẽ được bảo quản và sử dụng đúng mục đích, đúng ý nghĩa

KẾT LUẬN

Khoảng thời gian một tháng 15 ngày thực hành tại thôn Mao Yên – xã Phượng Mao- huyện Quế Võ -tỉnh Bắc Ninh đã đem đến cho nhóm sinh viên nhiều kiến thức mới mẻ cũng như kinh nghiệm phong phú mà trên lý thuyết không thể diễn đạt hết.

Kết quả trong thời gian thực hành là ngoài sức mong đợi của nhóm: nhóm huy động được 142 000 VNĐ cho hoạt động xây dựng tủ sách và quan trọng hơn, nhóm đã nhận được sự ủng hộ, tham gia nhiệt tình của người dân trong việc tham gia quyên góp đồ chơi cũ và đóng tủ mới, sửa tủ cũ cho trường mầm non.

Thông qua hoạt động nhóm và cộng đồng , nhóm sinh viên nói chung và bản thân mỗi cá nhân sinh viên nói riêng đã có thêm kinh nghiệm hoạt động nhóm, hoạt động cộng đồng và tìm hiểu được thực trạng chung của trường mẫu giáo trong thôn cũng như các trường mẫu giáo khác trong xã Phượng Mao, để từ đó áp dụng những kiến thức được học trong trường đại học để giải quyết vấn đề được lựa chọn, đồng thời có được những hình dung dễ hiểu nhất về hoạt động phát triển cộng đồng cũng như công việc sau này của nhân viên xã hội.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (Trang 37 - 41)