Ứng dụng các lý luận về phát triển cộng đồng

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP: “Chương trình Quyền phụ nữ: Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và thúc đẩy phụ nữ tham chính” (Trang 44 - 50)

- Tuy thời gian Vợ chồng người con trai còn rất ít tuổi, trước kia thường xảy ra mâu thuẫn trong

4.Ứng dụng các lý luận về phát triển cộng đồng

Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội, được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội. Đây là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong phạm vi một cộng đồng.

Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là phát triển cộng đồng phải xuất phát từ nhu cầu đích thực của người dân, sự tham gia và quyền tự quyết của người dân, tin vào khả năng của người dân, phát huy ý chí và nội lực của cộng đồng đó và đảm bảo công bằng xã hội. Phương pháp này luôn đánh giá cao vai trò của người dân và coi đây là nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng nghèo.

Phát triển cộng đồng phải xuất phát từ nhu cầu đích thực của người dân, vì

đây là một sự nghiệp, một tiến trình lâu dài đầy thử thách, cam go, vất vả chứ không phải là môt hoặc vài hoạt động đơn lẻ. Động cơ ban đầu của người dân khi tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng có thể rất khác nhau, có người tham gia vì động cơ thích được hội họp, kết bạn mới, người khác tham gia để tỏ ra mình là người gắn bó với cộng đồng… Nếu chỉ những động cơ đó, khi gặp khó khăn, người dân sẵn sàng bỏ cuộc giữa chừng. Người dân chỉ tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng một cách trung thành nếu như họ giác ngộ thật sự về vấn đề cộng đồng, về hoàn cảnh sống hiện tại của họ, họ không chấp nhận được, không thỏa mãn với điều kiện đó, thấy cần thiết phải thay đổi, cần phải có một môi trường sống tốt hơn, bình đẳng hơn. Nói cách khác sự giác ngộ phải chuyển thành nhu cầu, lúc đó người dân mới có động lực thực sự để tham gia vào tiến trình phát triển cộng đồng.

Xuất phát từ nguyên tắc quan trọng này, dự án đã làm việc tại cộng đồng thông qua các giai đoạn của phát triển cộng đồng để từ đó thu thập được thông tin, đánh giá nhu cầu của thân chủ để có kế hoạch thực hiện phù hợp. Đối với đối tượng là hộ nghèo có khả năng thoát nghèo Nguyễn Văn Sỹ, nhóm những người làm việc với đối tượng và gia đình đã tiếp cận hộ nghèo để đưa ra mô tả về hoàn cảnh than chủ, từ đó đánh giá nhu cầu của than chủ và gia đình. Cụ thể:

STT T

Khía cạnh Đánh giá nhu cầu

1

Đánh giá về khía cạnh kinh tế/ sản

-Lĩnh vực sản xuất

Gia đình ông Nguyễn Văn Sỹ trước kia chỉ canh tác 1,5 sào hoa. Cách đây hơn một năm, gia đình ông đã thuê

xuất thêm 5 sào đất để trồng hoa. Hiện nay, nghề sản xuất chính của gia đình ông là trồng hoa.

-Điều kiện đã có để phục vụ sản xuất

Gia đình có 6 thành viên, lao động chính là 4 người. Thân chủ đi làm phụ cho người hàng xeo ở gần nhà, gia đình làm 6,5 sào hoa trong đó con trai và con dâu là lao động chính, người con gái ở nhà chăm sóc mẹ và thỉnh thoảng phụ giúp anh chị làm hoa.

Là một hộ trồng hoa với diện tích không nhiều, do đất của chủ hộ không nhiều, phần lớn là đi thuê, gia đình cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Gia đình vẫn chưa có hai dụng cần thiết cho nghề trồng hoa là máy bơm nước và bình phun thuốc sâu, công cụ chủ yếu hiện có của gia đình chỉ là những vật dụng thô sơ như: cuốc, liềm, găng tay, kéo.

-Điều kiện còn thiếu để phục vụ sản xuất?

Gia đình còn thiếu máy bơm nước và bình phun thuốc sâu để phục vụ nghề hoa, bên cạnh sự thiếu thốn về công cụ dụng cụ này, gia đình cũng rất cần một nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế

-Thuận lợi

+ Gia đình có 4 lao động chính, các con siêng năng, chịu khó, có sức khỏe tốt

+ Các con luôn có ý chí vươn lên thoát nghèo, do người mẹ bị bệnh nặng con cái thương mẹ và cố gắng lao động + Gia đình bên họ ngoại của người con dâu có điều kiện kinh tế hơn nên hỗ trợ gia đình khi gặp khó khăn; cho

mượn máy bơm nước và bình phun thuốc sâu. Anh em họ hàng và bà con hàng xóm cũng hỗ trợ gia đình thân chủ về ngày công, động viên, an ủi tinh thần khi người vợ mắc phải bệnh hiểm nghèo.

-Khó khăn

+ Gia đình thiếu Công cụ quan trọng nhất phục vụ cho việc trồng hoa của gia đình là chiếc máy bơm nước và bình phun thuốc sâu. Đây là hai công cụ cần có, sử dụng thường xuyên để chăm sóc hoa .Mỗi khi sử dụng, gia đình phải đi mượn của hàng xóm, có khi mượn bên họ ngoại của người con dâu. Vì vậy, việc chăm sóc hoa của gia đình không được chủ động, khi dụng phải đợi cho hàng xóm sử dụng xong mới được mượn, ảnh hưởng tới sự phát triển của hoa.

+ Người vợ bị bệnh sỏi thận, sỏi mật, không thể lao động, gia đình mất đi một lao động, do măc phải bệnh hiểm nghèo nên chi phí để chạy chữa và thuốc thang rất tốn kém. Một ngày chi phí để điều trị bệnh cho người vợ khoảng 65.000, chi cho: 1 đôi găng tay ccao su để vệ sinh ổ bụng, 1 xi-lanh để bơm nước muối vào ổ bụng, 3 liều thuốc mỗi ngày.

+ Do ảnh hưởng của thiên nhiên nên nghề trồng hoa phụ thuộc vào thiên nhiên, thu nhập từ trồng hoa của gia đình không cao, giá bán bấp bênh, không ổn định.

2 Đánh giá về các vấn đề xã hội trong gia đình

-Những vấn đề xã hội mà gia đình đang phải đối mặt + Người vợ bị bệnh nặng, gia đình mất một lao động + Người con trai còn rất ít tuổi đã lấy vợ, cả hai vợ chồng đều thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống

Khi kinh tế trong gia đình gặp khó khăn, những vấn đề xã hội không có điều kiện giải quyết càng làm gia cho nền kinh tế gia đình đi xuống, nảy sinh ra nhiều vấn đề xã hội trong gia đình, nếu những vấn đề khó khăn về kinh tế không được giải quyết.

Người vợ bị bệnh sỏi thận, phải điều trị quanh năm, chi phí cho chữa trị bệnh rất tốn kém, thu nhập của gia đình đều dồn vào cho bà đi chữa bệnh, gia đình đã nghèo lại mất đi một người lao động làm cho gia đình càng khó khăn hơn.

Để sản xuất, phát triển kinh tế hiệu quả, bên cạnh nguồn lao động cần phải có kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt ở đây, nghề trồng hoa lại càng cần rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức để sản xuất có hiệu quả. Với những thông tin thu thập được qua quá trình khảo sát, có thể cùng thân chủ đánh giá nhu cầu ưu tiên của thân chủ và gia đình để từ đó có kế hoạch hỗ trợ hiệu quả.

Sự tham gia và quyền tự quyết của người dân, nhu cầu muốn thay đổi khi đã

được đông đảo người dân nhận thức, được giác ngộ một cách rộng rãi thì nó sẽ trở thành một động lực để người dân đoàn kết lại, tổ chức lại, cùng chung lưng đấu cật, cùng hành động, trong quá trình tổ chức lại, thành lập các nhóm, các tổ chức đại diện của mình sẽ là một nhu cầu thực tế. Mỗi tổ chức, nhóm phải khuyến khích người dân tham gia đầy đủ vào các hoạt động. Người lãnh đạo, người tác viên cộng

đồng chỉ hành động trên cơ sở ý kiến của người dân. Giống như khi làm việc với cá nhân và nhóm, ở đây tác viên cộng đồng luôn khích lệ và tạo điều kiện để người dân tham gia vào các hoạt động, người dân phải được tham gia cùng làm, kết hợp với các tổ chức nguồn lực bên ngoài để giải quyết vấn đề của chính họ.

Cụ thể, dự án đã thành lập ban nòng cốt là những người dân trong hộ nghèo, những người được người dân tin tưởng tín nhiệm, có sự nhiệt tình, có sức khỏe tốt để cùng ban dự án và các hộ nghèo giám sát, thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của dự án. Nhóm nòng cốt có từ 5-6 người gồm lãnh đạo địa phương và một số chủ hộ nghèo, sau đó tổ chức các buổi tập huấn cho nhóm nòng cốt biết được một số phương pháp và kỹ năng CTXH cơ bản cũng như trách nhiệm và nhiệm vụ của nhóm

Tin vào khả năng của dân, khi người dân đã có động lực, khi người dân đã

được huy động, họ sẽ tìm thấy sức mạn tinh thần và sức mạnh vật chất cần thiết để hành động. Khả năng của người dân ở đây là khả năng suy tính cho phù hợp với hoàn cảnh, khả năng đóng kinh nghiệm, cả khả năng nguồn lực. Khả năng ở đây không phải là khả năng của một hai cá nhân, cá thể mà là của cả một tập thể, một cộng đồng, dó là sức mạnh rất lớn.

Mục đích cuối cùng không phải là giải quyết những khó khăn, những vấn đề trước mắt mà tăng năng lực cho cộng đồng để cộng đồng có thể giải quyết những khó khăn có thể nảy sinh bằng chính nội lực, tài nguyên của bản thân.

Phát huy ý chí và nội lực của cộng đồng đó, phát triển cộng đồng chỉ có thể là

nội sinh, nghĩa là xuất phát từ ý chí và nội lực bên trong. Hỗ trợ bên ngoài là rất cần thiết nhưng chỉ là chất xúc tác. Nội lực của cộng đồng mới là quan trọng. Nội lực ở đây không phải và không bao giờ chỉ là nguồn lực tài chính. Trong phát triển cộng đồng, nội lực bao gồm: nguồn lực của cộng đồng, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực tài chính, nguồn cơ sợ hạ tầng hiện có của cộng đồng. Ví dụ: tại xã Tây Tựu, các chính sách đầu tư phát triển kinh tế địa phương; chính sách xóa đói giảm nghèo… là những nguồn lực to lớn mà cộng đồng có thể phát huy, sử dụng như những nguồn lực hết sức quan trọng

Đảm bảo công bằng xã hội, công bằng xã hội không chỉ là một khẩu hiệu mà

phải dẫn tới sự tái phân phối tài nguyên một cách hợp lý (bao gồm tiền của, tiện nghi, kiến thức, quyền lực ở cấp vi mô cũng như vĩ mô). Nguyên tắc này ngụ ý rằng khi xác định vấn đề để có dự án can thiệp, chúng ta phải xác định chính xác vấn đề nào nổi cộm nhất và vấn đề ưu tiên giải quyết luôn là người nghèo, những đối tượng thiệt thòi, dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP: “Chương trình Quyền phụ nữ: Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và thúc đẩy phụ nữ tham chính” (Trang 44 - 50)